Theo Phó cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Thanh Dương, từ đầu năm 2011 đến nay, cả nước đã ghi nhận 32.588 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 52 địa phương, trong đó đã có 81 trường hợp tử vong.
Ông Dương cho hay, so với cùng kỳ năm 2010, số trường hợp mắc của cả nước tăng 5,2 lần.
Các trường hợp tử vong rải rác tại 17 tỉnh, thành phố, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh có số người tử vong nhiều nhất (22 trường hợp), tiếp đó là Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Ngãi…
Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, chiếm 96%.
Theo báo cáo giám sát của các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur trong tuần qua cả nước ghi nhận 2.297 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 38 địa phương, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại Bình Dương. So với tuần trước, số mắc tăng 0,7%, tử vong giảm 2 trường hợp.
Một số tỉnh có số ca mắc và tử vong do tay chân miệng cao trong tuần như Đồng Nai (272), Thành phố Hồ Chí Minh (243), Quảng Ngãi (237), Đồng Tháp (206), Tiền Giang (118), Bình Dương (115)…
Theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng, dịch tay chân miệng bắt đầu gia tăng từ giữa tháng Năm, cao nhất là tuần đầu tháng Bảy, hiện nay dịch vẫn đang duy trì ở mức cao. Các trường hợp mắc và tử vong do tay chân miệng tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam chiếm 80% số mắc và 90% số tử vong của cả nước.
Cục Y tế Dự phòng dự báo trong những tháng tới, dịch bệnh tay chân miệng tiếp tục diễn biến phức tạp với số người mắc gia tăng và dịch bệnh có thể lây lan ra nhiều tỉnh thành phố hơn.
Nguyên nhân là do bệnh tay chân miệng lây truyền do virus đường ruột, chưa có vắc-xin phòng bệnh, không có thuốc đặc hiệu. Bệnh lây theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt tỷ lệ người lành mang trùng cao nên dịch bệnh lây lan rất phức tạp.
Các trường hợp mắc và tử vong hiện tập trung chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi, đây là lứa tuổi đang đi nhà trẻ, mẫu giáo nên số mắc có thể gia tăng trong tháng tới khi các trường đã đồng loạt khai giảng.
Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng, Bộ Y tế đề xuất triển khai một số hoạt động trọng tâm trong thời gian tới như tăng cường trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra, xử lý ổ dịch tay chân miệng; tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng...
Bộ sẽ tiếp tục cử các Đoàn công tác triển khai kế hoạch đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại 25 địa phương trong tháng 8/2011.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục chủ động thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại các trường mầm non, nhà trẻ mẫu giáo, trong thời gian có dịch đặc biệt trước, trong dịp khai giảng năm học mới vào tháng 8-9/2011./.
Ông Dương cho hay, so với cùng kỳ năm 2010, số trường hợp mắc của cả nước tăng 5,2 lần.
Các trường hợp tử vong rải rác tại 17 tỉnh, thành phố, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh có số người tử vong nhiều nhất (22 trường hợp), tiếp đó là Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Ngãi…
Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, chiếm 96%.
Theo báo cáo giám sát của các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur trong tuần qua cả nước ghi nhận 2.297 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 38 địa phương, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại Bình Dương. So với tuần trước, số mắc tăng 0,7%, tử vong giảm 2 trường hợp.
Một số tỉnh có số ca mắc và tử vong do tay chân miệng cao trong tuần như Đồng Nai (272), Thành phố Hồ Chí Minh (243), Quảng Ngãi (237), Đồng Tháp (206), Tiền Giang (118), Bình Dương (115)…
Theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng, dịch tay chân miệng bắt đầu gia tăng từ giữa tháng Năm, cao nhất là tuần đầu tháng Bảy, hiện nay dịch vẫn đang duy trì ở mức cao. Các trường hợp mắc và tử vong do tay chân miệng tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam chiếm 80% số mắc và 90% số tử vong của cả nước.
Cục Y tế Dự phòng dự báo trong những tháng tới, dịch bệnh tay chân miệng tiếp tục diễn biến phức tạp với số người mắc gia tăng và dịch bệnh có thể lây lan ra nhiều tỉnh thành phố hơn.
Nguyên nhân là do bệnh tay chân miệng lây truyền do virus đường ruột, chưa có vắc-xin phòng bệnh, không có thuốc đặc hiệu. Bệnh lây theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt tỷ lệ người lành mang trùng cao nên dịch bệnh lây lan rất phức tạp.
Các trường hợp mắc và tử vong hiện tập trung chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi, đây là lứa tuổi đang đi nhà trẻ, mẫu giáo nên số mắc có thể gia tăng trong tháng tới khi các trường đã đồng loạt khai giảng.
Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng, Bộ Y tế đề xuất triển khai một số hoạt động trọng tâm trong thời gian tới như tăng cường trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra, xử lý ổ dịch tay chân miệng; tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng...
Bộ sẽ tiếp tục cử các Đoàn công tác triển khai kế hoạch đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại 25 địa phương trong tháng 8/2011.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục chủ động thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại các trường mầm non, nhà trẻ mẫu giáo, trong thời gian có dịch đặc biệt trước, trong dịp khai giảng năm học mới vào tháng 8-9/2011./.
Thùy Giang (Vietnam+)