Ở thị trấn DRan (thuộc huyện Đơn Dương) - vùng trồng hồng lớn nhất ở Lâm Đồng, không khí mua bán trái cây đặc sản này đã không còn nhộn nhịp như trước đây.
Bà Đặng Thị Thu Hường ở xã Xuân Thọ (Đà Lạt) người có thâm niên với đặc sản hồng Đà Lạt 26 năm nay cho biết, hiện giá hồng đang ở mức thấp và vẫn liên tục giảm giá.
Ông Văn Tiến Thành ở thôn Hòa Bình, thị trấn Dran, huyện Đơn Dương, có vườn hồng gần 30 năm tuổi, cho biết cách đây khoảng 10 năm, nhiều thương lái ở Hà Nội vào tìm mua hồng với mức giá cao, từ 15.000 -18.000 đồng/kg. Song năm nay, giá hồng xuống thấp tới mức chỉ còn 2.500 đồng/kg.
Trong khi đó, chi phí công thu hái, công vận chuyển, phân bón ngày càng tăng nên nhiều gia đình phải chặt bỏ cây hồng để trồng càphê.
Theo số liệu thống kê, năm 2006, hai xã Xuân Trường và Trạm Hành (thành phố Đà Lạt) có khoảng 600ha cây hồng nhưng đến năm 2011 diện tích vườn hồng nơi đây giảm xuống còn khoảng 100ha.
Giá hồng không ổn định nên nhiều nhà vườn đã chuyển sang trồng cây càphê, hoa màu khác cho thu nhập cao hơn./.
Bà Đặng Thị Thu Hường ở xã Xuân Thọ (Đà Lạt) người có thâm niên với đặc sản hồng Đà Lạt 26 năm nay cho biết, hiện giá hồng đang ở mức thấp và vẫn liên tục giảm giá.
Ông Văn Tiến Thành ở thôn Hòa Bình, thị trấn Dran, huyện Đơn Dương, có vườn hồng gần 30 năm tuổi, cho biết cách đây khoảng 10 năm, nhiều thương lái ở Hà Nội vào tìm mua hồng với mức giá cao, từ 15.000 -18.000 đồng/kg. Song năm nay, giá hồng xuống thấp tới mức chỉ còn 2.500 đồng/kg.
Trong khi đó, chi phí công thu hái, công vận chuyển, phân bón ngày càng tăng nên nhiều gia đình phải chặt bỏ cây hồng để trồng càphê.
Theo số liệu thống kê, năm 2006, hai xã Xuân Trường và Trạm Hành (thành phố Đà Lạt) có khoảng 600ha cây hồng nhưng đến năm 2011 diện tích vườn hồng nơi đây giảm xuống còn khoảng 100ha.
Giá hồng không ổn định nên nhiều nhà vườn đã chuyển sang trồng cây càphê, hoa màu khác cho thu nhập cao hơn./.
Đặng Tuấn (TTXVN/Vietnam+)