Sau khi đồng loạt lên điểm mạnh mẽ vào hôm trước, chứng khoán Mỹ đã chững lại và biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày 20/11.
Diễn biến trên xảy ra do sự “lao dốc” của cổ phiếu của hãng máy tính danh tiếng Hewlett-Packard (HP), cũng như sự thất vọng của giới đầu tư trước bài phát biểu của Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) về khả năng ngăn chặn “vách đá tài chính” của Mỹ.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm không đáng kể 7,45 điểm (0,06%), xuống 12.788,51 điểm. Tuy nhiên, chỉ số S&P 500 lại “nhích” nhẹ 0,93 điểm, tương đương 0,07%, lên 1.387,82 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng chỉ ghi thêm 0,61 điểm (0,02%), đóng cửa ở mức 2.916,68 điểm.
Phố Wall đã bật tăng tới hơn 2% trong phiên giao dịch đầu tuần (19/11), song đà tăng này đã bị chặn lại ngay trong phiên này, khi mà tâm lý hứng khởi trước các số liệu tích cực về thị trường nhà ở tại Mỹ đã bị “lu mờ” bởi những lo ngại về tình hình kinh tế toàn cầu, các báo cáo lợi nhuận yếu kém của một số doanh nghiệp lớn và nỗi ám ảnh mang tên “vách đá tài chính” của Mỹ.
Ngay từ đầu phiên, các chỉ số chứng khoán Mỹ đã mở cửa với “sắc đỏ”, và xu hướng mất điểm còn tiếp tục lún sâu hơn nữa khi mà Chủ tịch FED Ben Bernanke có bài phát biểu tại Câu lạc bộ kinh tế New York (Economic Club of New York) rằng FED hiện không có công cụ nào giúp nền kinh tế Mỹ ngăn chặn những thiệt hại do "vách đá tài chính" gây ra nếu các nghị sỹ hai chính đảng của Mỹ không đạt được thỏa thuận về ngăn chặn các biện pháp tăng thu giảm chi tự động vào đầu năm tới.
Cảnh báo của ông Bernanke được coi là một “gáo nước lạnh” dội xuống Phố Wall, dập tắt niềm hy vọng vừa nhen nhóm trong phiên đầu tuần về khả năng Mỹ có thể đạt được thỏa thuận về giải quyết vách đá tài chính.
Đáng chú ý là trong ngày 20/11 này, cổ phiếu của HP đã giảm mạnh 12%, xuống còn 11,71 USD/cổ phiếu, sau khi hãng này công bố khoản thua lỗ lên tới 6,9 tỷ USD và doanh số bán hàng đáng thất vọng trong quý 3/2012. Bên cạnh đó, HP cho biết vừa phải nộp phạt 8,8 tỷ USD do những sai phạm về kế toán liên quan tới thương vụ mua lại công ty phần mềm Autonomy Corp hồi tháng 8/2011 với giá hơn 10 tỷ USD.
Tuy nhiên, việc Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố báo cáo tốt hơn dự kiến về thị trường nhà ở của nước này trong tháng 10/2012 đã giúp hãm lại đà giảm điểm của thị trường cổ phiếu. Theo Bộ Thương mại Mỹ, số nhà mới xây của Mỹ trong tháng 10 vừa qua đã vọt lên mức cao nhất trong vòng 4 năm qua.
Cũng trong phiên giao dịch 20/11, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Âu lại tiếp tục duy trì “sắc xanh,” bất chấp việc hãng xếp hạng tín dụng Moody’s vừa hạ mức đánh giá tín nhiệm của Pháp- nền kinh tế lớn thứ hai Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone)- từ mức AAA xuống Aa1, với nhận định triển vọng tiêu cực.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 0,18%, lên 5.748,1 điểm; chỉ số CAC 40 của Pháp cũng ghi thêm 0,65%, đóng cửa ở mức 3.462,06 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX tăng 0,69%, lên 7.172,99 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 21/11 tại thị trường châu Á, các sàn giao dịch chứng khoán cũng đồng loạt khởi sắc, nhờ xu hướng săn lùng cổ phiếu giá hời diễn ra mạnh mẽ. Mở cửa phiên, chỉ số Nikkei 225 đảo chiều tăng 71,09 điểm (0,78%), lên 9.213,73 điểm.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đua nhau lên điểm, chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt 6,04 điểm (0,3%) và 143,29 điểm (0,67%), lên 2.014,96 điểm và 21.371,57 điểm./.
Diễn biến trên xảy ra do sự “lao dốc” của cổ phiếu của hãng máy tính danh tiếng Hewlett-Packard (HP), cũng như sự thất vọng của giới đầu tư trước bài phát biểu của Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) về khả năng ngăn chặn “vách đá tài chính” của Mỹ.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm không đáng kể 7,45 điểm (0,06%), xuống 12.788,51 điểm. Tuy nhiên, chỉ số S&P 500 lại “nhích” nhẹ 0,93 điểm, tương đương 0,07%, lên 1.387,82 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng chỉ ghi thêm 0,61 điểm (0,02%), đóng cửa ở mức 2.916,68 điểm.
Phố Wall đã bật tăng tới hơn 2% trong phiên giao dịch đầu tuần (19/11), song đà tăng này đã bị chặn lại ngay trong phiên này, khi mà tâm lý hứng khởi trước các số liệu tích cực về thị trường nhà ở tại Mỹ đã bị “lu mờ” bởi những lo ngại về tình hình kinh tế toàn cầu, các báo cáo lợi nhuận yếu kém của một số doanh nghiệp lớn và nỗi ám ảnh mang tên “vách đá tài chính” của Mỹ.
Ngay từ đầu phiên, các chỉ số chứng khoán Mỹ đã mở cửa với “sắc đỏ”, và xu hướng mất điểm còn tiếp tục lún sâu hơn nữa khi mà Chủ tịch FED Ben Bernanke có bài phát biểu tại Câu lạc bộ kinh tế New York (Economic Club of New York) rằng FED hiện không có công cụ nào giúp nền kinh tế Mỹ ngăn chặn những thiệt hại do "vách đá tài chính" gây ra nếu các nghị sỹ hai chính đảng của Mỹ không đạt được thỏa thuận về ngăn chặn các biện pháp tăng thu giảm chi tự động vào đầu năm tới.
Cảnh báo của ông Bernanke được coi là một “gáo nước lạnh” dội xuống Phố Wall, dập tắt niềm hy vọng vừa nhen nhóm trong phiên đầu tuần về khả năng Mỹ có thể đạt được thỏa thuận về giải quyết vách đá tài chính.
Đáng chú ý là trong ngày 20/11 này, cổ phiếu của HP đã giảm mạnh 12%, xuống còn 11,71 USD/cổ phiếu, sau khi hãng này công bố khoản thua lỗ lên tới 6,9 tỷ USD và doanh số bán hàng đáng thất vọng trong quý 3/2012. Bên cạnh đó, HP cho biết vừa phải nộp phạt 8,8 tỷ USD do những sai phạm về kế toán liên quan tới thương vụ mua lại công ty phần mềm Autonomy Corp hồi tháng 8/2011 với giá hơn 10 tỷ USD.
Tuy nhiên, việc Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố báo cáo tốt hơn dự kiến về thị trường nhà ở của nước này trong tháng 10/2012 đã giúp hãm lại đà giảm điểm của thị trường cổ phiếu. Theo Bộ Thương mại Mỹ, số nhà mới xây của Mỹ trong tháng 10 vừa qua đã vọt lên mức cao nhất trong vòng 4 năm qua.
Cũng trong phiên giao dịch 20/11, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Âu lại tiếp tục duy trì “sắc xanh,” bất chấp việc hãng xếp hạng tín dụng Moody’s vừa hạ mức đánh giá tín nhiệm của Pháp- nền kinh tế lớn thứ hai Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone)- từ mức AAA xuống Aa1, với nhận định triển vọng tiêu cực.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 0,18%, lên 5.748,1 điểm; chỉ số CAC 40 của Pháp cũng ghi thêm 0,65%, đóng cửa ở mức 3.462,06 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX tăng 0,69%, lên 7.172,99 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 21/11 tại thị trường châu Á, các sàn giao dịch chứng khoán cũng đồng loạt khởi sắc, nhờ xu hướng săn lùng cổ phiếu giá hời diễn ra mạnh mẽ. Mở cửa phiên, chỉ số Nikkei 225 đảo chiều tăng 71,09 điểm (0,78%), lên 9.213,73 điểm.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đua nhau lên điểm, chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt 6,04 điểm (0,3%) và 143,29 điểm (0,67%), lên 2.014,96 điểm và 21.371,57 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)