Ánh mắt ngơ ngác ngước nhìn những kệ sách tham khảo của từng môn học tại các các cửa hàng sách, chị Thanh Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội) không giấu được sự ái ngại.
Vẻ lưỡng lự, nhấc lên rồi lại đặt xuống những cuốn sách có tựa đề gần giống nhau, chị thốt lên: “Học sinh lớp 1 mà cũng nhiều sách nâng cao vậy sao? Tôi như lạc vào rừng sách bổ trợ.”
Lớp nào cũng phải… nâng cao
Trước đây, sách tham khảo chủ yếu cho học sinh các lớp cuối cấp để ôn luyện, nâng cao kiến thức chuẩn bị cho các kỳ thi chuyển cấp thì hiện nay, sách tham khảo “phổ cập” ở mọi khối lớp. Ngay với học sinh mới chập chững bước vào lớp 1 cũng đã có bạt ngàn sách nâng cao, bổ trợ.
“Tôi thực sự bị choáng ngợp, trên là trời, dưới là… sách tham khảo!” chị Thủy thốt lên.
Theo khảo sát của phóng viên tại một số nhà sách lớn tại Hà Nội như nhà sách Nguyễn Văn Cừ (Cầu Giấy), Tiền Phong (Đống Đa), Trí Tuệ (Ba Đình),… chỉ riêng với môn toán đã có gần hai chục đầu sách như: “Toán nâng cao lớp 1,” “Toán chọn lọc 1,” “Tuyển tập các bài toán hay và khó,”…
“Các cháu mới bước vào lớp 1, nếu có ‘nâng cao’ thì cũng chỉ là những bài tính toán cộng trừ, so sánh dài ngắn, to nhỏ,… Vậy mà nhiều sách quá, làm khổ các cháu. Đúng là lớp nào cũng phải… nâng cao,” chị Thủy lắc đầu vẻ ngán ngẩm nói.
Đặc biệt, ở các lớp cuối cấp, số lượng sách tham khảo càng trở nên “khổng lồ.” Đơn cử, số lượng sách tham khảo có phần giải tích dành cho học sinh lớp 12 đã lên tới khoảng 40 đầu sách.
Theo thống kê sơ bộ của Công ty Sách Hà Nội, hiện nay, bậc trung học phổ thông đứng đầu về số lượng sách tham khảo với khoảng trên 400 đầu sách khác nhau, tiếp đến là bậc trung học cơ sở với gần 300 đầu sách và bậc tiểu học có gần 200 đầu sách.
Khác bìa, chung nội dung
Loay hoay cả tiếng đồng hồ mà chưa chọn được bộ sách tham khảo ưng ý cho cậu con trai năm nay bước vào lớp 1, chị Thủy thấm hiểu nỗi “khổ tâm” của các ông bố bà mẹ khi đi tìm mua sách cho con.
Sách rèn chữ viết mà cũng có đến khoảng 20 cuốn do các nhà xuất bản khác nhau phát hành, với cùng nội dung là tô chữ hoặc luyện viết chữ theo mẫu có sẵn.
“Thật là khó để lựa chọn được một bộ sách tham khảo chất lượng, nhất là khi sách tham khảo có giá thành cao gấp từ 3-4 lần so với sách giáo khoa,” chị Thủy nói đầy vẻ đắn đo.
Đứng ngẩn ngơ cả giờ đồng hồ trong hiệu sách, cầm trên tay ba cuốn sách có tên gọi giống hệt nhau “Toán nâng cao lớp 1,” chị Ngọc Hà (Thanh Xuân) không khỏi băn khoăn: “Cả ba cuốn cùng đề tên tác giả Hoàng Long, nội dung giống hệt nhau, chỉ khác nhau ở trang bìa vì do ba nhà xuất bản khác nhau ấn hành. Nếu không cẩn thận, rất dễ mua nhầm cả ba cuốn cùng một lúc.”
Không chỉ các bậc phụ huynh mà với chính những bạn học sinh cũng vô cùng bối rối trong việc lựa chọn sách tham khảo. Mất hai ngày cuối tuần lang thang tại các hiệu sách mà chưa chọn mua được đủ bộ sách tham khảo, Phương Hoa, học sinh trường trung học phổ thông Cầu Giấy, ra về trong sự mệt mỏi.
Theo Hoa, việc mua sách giáo khoa thì đơn giản vì cứ trọn bộ mà lấy; còn sách tham khảo mới là vấn đề đau đầu.
“Mỗi loại có tới cả chục cuốn, cái tên nào nghe cũng hay hay, nhưng nội dung thì na ná như nhau nên rất khó chọn lựa. Năm ngoái mình đã từng mua nhầm hai cuốn, bìa ngoài khác nhau nhưng về nội dung gần giống hệt nhau. Chỉ khác ở thứ tự sắp xếp các chương mục phần lời giải,” Hoa chia sẻ.
Trước tình trạng sách tham khảo tràn lan, cô Lương Thanh Mai, giáo viên trường trung học phổ thông Thăng Long, cho rằng: Khi lựa chọn sách tham khảo, các bậc phụ huynh và chính các em học sinh nên nghe theo sự hướng dẫn của giáo viên. Bởi “không ít sách có những lỗi sai cơ bản, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người sử dụng,” cô nói.
Hơn nữa, cô Mai cho biết, nhiều bậc phụ huynh có quan niệm rất sai lầm khi nghĩ rằng trang bị càng nhiều sách tham khảo thì con em mình sẽ học càng giỏi; mà không hiểu việc lạm dụng sách tham khảo có thể gây phản tác dụng.
“Thực tế cho thấy, nhiều em đã dựa dẫm thái quá vào các loại sách văn mẫu hay các sách bài tập có lời minh họa, dẫn đến việc hạn chế tư duy, sáng tạo và dần dần các em sẽ bị hổng kiến thức” cô phân tích.
Theo cô, sách tham khảo chất lượng phải đảm bảo được sự cung cấp và gợi mở kiến thức cũng như cách thức tiếp cận vấn đề để học sinh hiểu sâu kiến thức và phát triển tư duy sáng tạo, chứ không phải để các em học thuộc lòng. “Khi chọn mua sách tham khảo, phụ huynh cũng cần biết năng lực của con mình đến đâu để mau sách cho phù hợp,” cô Hoa cho biết thêm./.
Vẻ lưỡng lự, nhấc lên rồi lại đặt xuống những cuốn sách có tựa đề gần giống nhau, chị thốt lên: “Học sinh lớp 1 mà cũng nhiều sách nâng cao vậy sao? Tôi như lạc vào rừng sách bổ trợ.”
Lớp nào cũng phải… nâng cao
Trước đây, sách tham khảo chủ yếu cho học sinh các lớp cuối cấp để ôn luyện, nâng cao kiến thức chuẩn bị cho các kỳ thi chuyển cấp thì hiện nay, sách tham khảo “phổ cập” ở mọi khối lớp. Ngay với học sinh mới chập chững bước vào lớp 1 cũng đã có bạt ngàn sách nâng cao, bổ trợ.
“Tôi thực sự bị choáng ngợp, trên là trời, dưới là… sách tham khảo!” chị Thủy thốt lên.
Theo khảo sát của phóng viên tại một số nhà sách lớn tại Hà Nội như nhà sách Nguyễn Văn Cừ (Cầu Giấy), Tiền Phong (Đống Đa), Trí Tuệ (Ba Đình),… chỉ riêng với môn toán đã có gần hai chục đầu sách như: “Toán nâng cao lớp 1,” “Toán chọn lọc 1,” “Tuyển tập các bài toán hay và khó,”…
“Các cháu mới bước vào lớp 1, nếu có ‘nâng cao’ thì cũng chỉ là những bài tính toán cộng trừ, so sánh dài ngắn, to nhỏ,… Vậy mà nhiều sách quá, làm khổ các cháu. Đúng là lớp nào cũng phải… nâng cao,” chị Thủy lắc đầu vẻ ngán ngẩm nói.
Đặc biệt, ở các lớp cuối cấp, số lượng sách tham khảo càng trở nên “khổng lồ.” Đơn cử, số lượng sách tham khảo có phần giải tích dành cho học sinh lớp 12 đã lên tới khoảng 40 đầu sách.
Theo thống kê sơ bộ của Công ty Sách Hà Nội, hiện nay, bậc trung học phổ thông đứng đầu về số lượng sách tham khảo với khoảng trên 400 đầu sách khác nhau, tiếp đến là bậc trung học cơ sở với gần 300 đầu sách và bậc tiểu học có gần 200 đầu sách.
Khác bìa, chung nội dung
Loay hoay cả tiếng đồng hồ mà chưa chọn được bộ sách tham khảo ưng ý cho cậu con trai năm nay bước vào lớp 1, chị Thủy thấm hiểu nỗi “khổ tâm” của các ông bố bà mẹ khi đi tìm mua sách cho con.
Sách rèn chữ viết mà cũng có đến khoảng 20 cuốn do các nhà xuất bản khác nhau phát hành, với cùng nội dung là tô chữ hoặc luyện viết chữ theo mẫu có sẵn.
“Thật là khó để lựa chọn được một bộ sách tham khảo chất lượng, nhất là khi sách tham khảo có giá thành cao gấp từ 3-4 lần so với sách giáo khoa,” chị Thủy nói đầy vẻ đắn đo.
Đứng ngẩn ngơ cả giờ đồng hồ trong hiệu sách, cầm trên tay ba cuốn sách có tên gọi giống hệt nhau “Toán nâng cao lớp 1,” chị Ngọc Hà (Thanh Xuân) không khỏi băn khoăn: “Cả ba cuốn cùng đề tên tác giả Hoàng Long, nội dung giống hệt nhau, chỉ khác nhau ở trang bìa vì do ba nhà xuất bản khác nhau ấn hành. Nếu không cẩn thận, rất dễ mua nhầm cả ba cuốn cùng một lúc.”
Không chỉ các bậc phụ huynh mà với chính những bạn học sinh cũng vô cùng bối rối trong việc lựa chọn sách tham khảo. Mất hai ngày cuối tuần lang thang tại các hiệu sách mà chưa chọn mua được đủ bộ sách tham khảo, Phương Hoa, học sinh trường trung học phổ thông Cầu Giấy, ra về trong sự mệt mỏi.
Theo Hoa, việc mua sách giáo khoa thì đơn giản vì cứ trọn bộ mà lấy; còn sách tham khảo mới là vấn đề đau đầu.
“Mỗi loại có tới cả chục cuốn, cái tên nào nghe cũng hay hay, nhưng nội dung thì na ná như nhau nên rất khó chọn lựa. Năm ngoái mình đã từng mua nhầm hai cuốn, bìa ngoài khác nhau nhưng về nội dung gần giống hệt nhau. Chỉ khác ở thứ tự sắp xếp các chương mục phần lời giải,” Hoa chia sẻ.
Trước tình trạng sách tham khảo tràn lan, cô Lương Thanh Mai, giáo viên trường trung học phổ thông Thăng Long, cho rằng: Khi lựa chọn sách tham khảo, các bậc phụ huynh và chính các em học sinh nên nghe theo sự hướng dẫn của giáo viên. Bởi “không ít sách có những lỗi sai cơ bản, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người sử dụng,” cô nói.
Hơn nữa, cô Mai cho biết, nhiều bậc phụ huynh có quan niệm rất sai lầm khi nghĩ rằng trang bị càng nhiều sách tham khảo thì con em mình sẽ học càng giỏi; mà không hiểu việc lạm dụng sách tham khảo có thể gây phản tác dụng.
“Thực tế cho thấy, nhiều em đã dựa dẫm thái quá vào các loại sách văn mẫu hay các sách bài tập có lời minh họa, dẫn đến việc hạn chế tư duy, sáng tạo và dần dần các em sẽ bị hổng kiến thức” cô phân tích.
Theo cô, sách tham khảo chất lượng phải đảm bảo được sự cung cấp và gợi mở kiến thức cũng như cách thức tiếp cận vấn đề để học sinh hiểu sâu kiến thức và phát triển tư duy sáng tạo, chứ không phải để các em học thuộc lòng. “Khi chọn mua sách tham khảo, phụ huynh cũng cần biết năng lực của con mình đến đâu để mau sách cho phù hợp,” cô Hoa cho biết thêm./.
Phương Mai (Vietnam+)