Trong các ngày 21, 23 và 24/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đại diện Bộ Chính trị đã làm việc với Đảng bộ các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Vĩnh Long để cho ý kiến vào công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các tỉnh này.
Các buổi làm việc trên được thực hiện theo Kết luận số 74-KL/TW ngày 22/6/2010 của Bộ Chính trị và Chương trình làm việc đợt hai của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc cho ý kiến vào dự thảo văn kiện và phương án nhân sự đại hội Đảng bộ tỉnh, thành phố và Đảng bộ trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2010-2015.
Tại các buổi làm việc, đại diện Bộ Chính trị đã nghe đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Vĩnh Long trình bày dự thảo Báo cáo chính trị, phương hướng nhân sự chung và ý kiến phát biểu của các ban, bộ và ngành.
Kết luận các buổi làm việc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng nhận xét, Ban Thường vụ các Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo xây dựng các văn kiện và phương hướng công tác nhân sự chu đáo, nghiêm túc đúng quy trình theo tinh thần của Chỉ thị 37 của Bộ Chính trị và hướng dẫn của các ban Đảng.
Cho ý kiến về những kết quả đã đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006-2010, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao nỗ lực của Đảng bộ Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Vĩnh Long trong nhiệm kỳ qua đã đạt được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh đều theo hướng tích cực, huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội.
Công tác xây dựng Đảng và thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đạt được nhiều kết quả quan trọng...
Về phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh các Đảng bộ Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Vĩnh Long cần chú ý phát huy lợi thế phát triển nông nghiệp, thủy sản và kinh tế biển, quan tâm đầu tư phát triển du lịch; chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng; phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng, chính yếu của các địa phương trong nhiệm kỳ tới.
Các tỉnh tập trung phát triển nông nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, đưa công nghiệp, công nghệ cao, công nghệ mới vào trong sản xuất, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; quan tâm phát triển, nâng cao đời sống của vùng có đồng bào dân tộc Khmer, đồng bào có đạo; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp và công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Đề cập đến công tác xây dựng Đảng, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các Đảng bộ tiếp tục đổi mới và thực hiện tốt công tác chính trị, tư tưởng, tạo sự đồng thuận trong Đảng, nhân dân; đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh," trọng tâm là "làm theo."
Các địa phương chú trọng kiện toàn bộ máy trong hệ thống chính trị, đặc biệt quan tâm củng cố hệ thống chính trị cơ sở, nhất là cấp xã đủ mạnh, có chất lượng để đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cần làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ cấp cơ sở; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc, cán bộ có trình độ khoa học, công nghệ….
Các Đảng bộ đẩy mạnh xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, chủ động xử lý tình huống, giải quyết ngay những vấn để nảy sinh tại cơ sở, chăm lo xây dựng quốc phòng, an ninh vững mạnh.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh Đại hội Đảng bộ là dịp quan trọng để các địa phương nhìn nhận lại những thành tựu và hạn chế, lợi thế và những khó khăn, phân tích làm rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm. Việc tổng kết, đánh giá thực tiễn cần sát với tình hình ở mỗi địa phương, đồng thời phải đặt trong bối cảnh chung của cả nước.
Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, các tỉnh cần bổ sung, hoàn thiện các báo cáo chính trị cho phù hợp với tình hình địa phương; tập trung phân tích, nêu rõ các mục tiêu, giải pháp, cách thức tổ chức thực hiện, đặt quyết tâm cao để thực hiện cho được các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra./.
Các buổi làm việc trên được thực hiện theo Kết luận số 74-KL/TW ngày 22/6/2010 của Bộ Chính trị và Chương trình làm việc đợt hai của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc cho ý kiến vào dự thảo văn kiện và phương án nhân sự đại hội Đảng bộ tỉnh, thành phố và Đảng bộ trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2010-2015.
Tại các buổi làm việc, đại diện Bộ Chính trị đã nghe đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Vĩnh Long trình bày dự thảo Báo cáo chính trị, phương hướng nhân sự chung và ý kiến phát biểu của các ban, bộ và ngành.
Kết luận các buổi làm việc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng nhận xét, Ban Thường vụ các Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo xây dựng các văn kiện và phương hướng công tác nhân sự chu đáo, nghiêm túc đúng quy trình theo tinh thần của Chỉ thị 37 của Bộ Chính trị và hướng dẫn của các ban Đảng.
Cho ý kiến về những kết quả đã đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006-2010, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao nỗ lực của Đảng bộ Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Vĩnh Long trong nhiệm kỳ qua đã đạt được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh đều theo hướng tích cực, huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội.
Công tác xây dựng Đảng và thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đạt được nhiều kết quả quan trọng...
Về phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh các Đảng bộ Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Vĩnh Long cần chú ý phát huy lợi thế phát triển nông nghiệp, thủy sản và kinh tế biển, quan tâm đầu tư phát triển du lịch; chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng; phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng, chính yếu của các địa phương trong nhiệm kỳ tới.
Các tỉnh tập trung phát triển nông nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, đưa công nghiệp, công nghệ cao, công nghệ mới vào trong sản xuất, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; quan tâm phát triển, nâng cao đời sống của vùng có đồng bào dân tộc Khmer, đồng bào có đạo; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp và công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Đề cập đến công tác xây dựng Đảng, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các Đảng bộ tiếp tục đổi mới và thực hiện tốt công tác chính trị, tư tưởng, tạo sự đồng thuận trong Đảng, nhân dân; đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh," trọng tâm là "làm theo."
Các địa phương chú trọng kiện toàn bộ máy trong hệ thống chính trị, đặc biệt quan tâm củng cố hệ thống chính trị cơ sở, nhất là cấp xã đủ mạnh, có chất lượng để đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cần làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ cấp cơ sở; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc, cán bộ có trình độ khoa học, công nghệ….
Các Đảng bộ đẩy mạnh xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, chủ động xử lý tình huống, giải quyết ngay những vấn để nảy sinh tại cơ sở, chăm lo xây dựng quốc phòng, an ninh vững mạnh.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh Đại hội Đảng bộ là dịp quan trọng để các địa phương nhìn nhận lại những thành tựu và hạn chế, lợi thế và những khó khăn, phân tích làm rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm. Việc tổng kết, đánh giá thực tiễn cần sát với tình hình ở mỗi địa phương, đồng thời phải đặt trong bối cảnh chung của cả nước.
Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, các tỉnh cần bổ sung, hoàn thiện các báo cáo chính trị cho phù hợp với tình hình địa phương; tập trung phân tích, nêu rõ các mục tiêu, giải pháp, cách thức tổ chức thực hiện, đặt quyết tâm cao để thực hiện cho được các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra./.
Hương Thủy (TTXVN/Vietnam+)