Từ năm 2006 đến nay, đại học Huế đã triển khai ba dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước; gần 300 đề tài cấp bộ, trong đó có 15 đề tài cấp trọng điểm; gần 100 dự án quốc tế về khoa học công nghệ; trên 880 đề tài cấp cơ sở và một số đề tài độc lập...
Hằng năm Đại học Huế đã dành trên 20 tỷ đồng cho công tác nghiên cứu khoa học.
Các đề tài nghiên cứu khoa học đã bám sát thực tiễn để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội như nông lâm, sinh học, môi trường, xã hội nhân văn... Tiêu biểu như đề tài "Nghiên cứu ứng dụng dao Gamma trong điều trị các bệnh lý thần kinh sọ não;” "Nghiên cứu phát triển phương pháp siêu âm vi sóng chế tạo vật liệu sắt điện trên cơ sở PZT có cấu trúc Nano" của Đại học Y dược...
Đại học Huế có quan hệ hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với trên 50 trường đại học và các tổ chức quốc tế, đang triển khai thực hiện 25 đề tài, dự án hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực với tổng số vốn đầu tư hằng năm đạt gần 100 tỷ đồng.
Nhiều chương trình hợp tác quốc tế được thực hiện mang lại hiệu quả cao như "Chương trình nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học 7 ngành trọng điểm của Đại học Huế"; "Chương trình xây dựng Viện nghiên cứu Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn”...
Bên cạnh đó, Đại học Huế cũng chú trọng liên kết quốc tế để đào tạo đội ngũ nghiên cứu khoa học như "đào tạo sau đại học về sự bền vững hệ thống nông thôn và môi trường” liên kết với Đại học Okayama - Nhật Bản; "đào tạo cử nhân vật lý tiên tiến," liên kết với Đại học Virginia - Hoa Kỳ; "chương trình tiên tiến ngành kinh tế nông nghiệp tài chính," hợp tác với Đại học Sydney - Australia...
Đại học Huế xây dựng 47 phòng thí nghiệm hiện đại tạo điều kiện cho giảng viên, cán bộ, sinh viên nghiên cứu khoa học, ký kết thỏa thuận hợp tác về đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi cán bộ nghiên cứu khoa học với các tổ chức, trường đại học ở Pháp, Canada, Đức, Áo, Thái Lan./.
Hằng năm Đại học Huế đã dành trên 20 tỷ đồng cho công tác nghiên cứu khoa học.
Các đề tài nghiên cứu khoa học đã bám sát thực tiễn để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội như nông lâm, sinh học, môi trường, xã hội nhân văn... Tiêu biểu như đề tài "Nghiên cứu ứng dụng dao Gamma trong điều trị các bệnh lý thần kinh sọ não;” "Nghiên cứu phát triển phương pháp siêu âm vi sóng chế tạo vật liệu sắt điện trên cơ sở PZT có cấu trúc Nano" của Đại học Y dược...
Đại học Huế có quan hệ hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với trên 50 trường đại học và các tổ chức quốc tế, đang triển khai thực hiện 25 đề tài, dự án hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực với tổng số vốn đầu tư hằng năm đạt gần 100 tỷ đồng.
Nhiều chương trình hợp tác quốc tế được thực hiện mang lại hiệu quả cao như "Chương trình nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học 7 ngành trọng điểm của Đại học Huế"; "Chương trình xây dựng Viện nghiên cứu Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn”...
Bên cạnh đó, Đại học Huế cũng chú trọng liên kết quốc tế để đào tạo đội ngũ nghiên cứu khoa học như "đào tạo sau đại học về sự bền vững hệ thống nông thôn và môi trường” liên kết với Đại học Okayama - Nhật Bản; "đào tạo cử nhân vật lý tiên tiến," liên kết với Đại học Virginia - Hoa Kỳ; "chương trình tiên tiến ngành kinh tế nông nghiệp tài chính," hợp tác với Đại học Sydney - Australia...
Đại học Huế xây dựng 47 phòng thí nghiệm hiện đại tạo điều kiện cho giảng viên, cán bộ, sinh viên nghiên cứu khoa học, ký kết thỏa thuận hợp tác về đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi cán bộ nghiên cứu khoa học với các tổ chức, trường đại học ở Pháp, Canada, Đức, Áo, Thái Lan./.
Nguyên Lý (Vietnam+)