Từ đầu năm đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã quyết định thu hồi, chấm dứt chủ trương đầu tư 18 dự án trồng cao su, trồng rừng do không đủ năng lực tài chính hoặc sang nhượng, mua bán dự án trái phép; trong đó, chủ yếu là các dự án trồng mới cao su nằm trên các địa bàn các huyện Ea Súp, Ea H’Leo, Krông Năng.
Qua kiểm tra, đánh giá của các ngành chức năng, tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện hàng loạt các doanh nghiệp lập các dự án trồng cao su nhưng không đủ khả năng về tài chính hoặc lợi dụng chủ trương để mua, bán sang nhượng dự án trái phép.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Lộc Phát, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Nguyễn liên kết với Công ty Lâm nghiệp Ea H’Leo thuộc huyện Ea H’Leo lập các dự án trồng cao su, trồng rừng với diện tích hàng trăm ha nhưng sau đó chuyển các dự án này thành các hạng mục khác như quy hoạch khu dân cư, xây dựng khu thương mại, trạm xăng dầu... bán lại cho các đối tác khác để thu lợi.
Tỉnh Đắk Lắk cũng thu hồi, chấm dứt chủ trương khảo sát, lập dự án đầu tư rồng cao su của các doanh nghiệp không đủ điều kiện như doanh nghiệp Phú Vinh, Trần Cảnh, Cari Lan, Đại Hưng, Phú Riềng... trên địa bàn các huyện Ea Súp, Krông Năng, Ea H’Leo. Tỉnh đã có văn bản chỉ thị cho các địa phương nằm trong vùng quy hoạch trồng cao su, trồng rừng về việc quản lý, bảo vệ rừng ở những vùng quy hoạch trồng cao su, trồng rừng, trồng cây công nghiệp.
Tuy nhiên, do lực lượng quản lý, bảo vệ rừng mỏng và yếu, các địa phương, đơn vị chức năng buông lỏng quản lý, thiếu các giải pháp đồng bộ nên tình trạng xâm hại rừng tại các vùng quy hoạch vẫn diễn ra nghiêm trọng như nạn khai thác gỗ trái phép, phá rừng, lấn chiếm đất rừng để canh tác, mua bán đất đai trái phép... và còn đòi đền bù khi dự án được triển khai.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Thuận Thiên, Công ty Cao su Đắk Lắk đã có chủ trương của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk cho khảo sát, lập dự án trồng cao su trên các địa bàn huyện Ea H’Leo, Buôn Đôn nhưng vẫn không thực hiện được do phần lớn diện tích đất vùng quy hoạch này đã bị bà con xâm canh, lấn chiếm trái phép.
Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk Lữ Ngọc Cư, tỉnh đang chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục rà soát lại các dự án trồng cao su, trồng rừng trên địa bàn để thu hồi chủ trương đầu tư đối với các dự án không đủ điều kiện, năng lực thực hiện.
Tỉnh cũng chỉ đạo các địa phương, các ngành chức năng giải quyết dứt điểm những sai phạm xảy ra trong quá trình thực hiện chủ trương phát triển rừng, cao su trong vùng quy hoạch; đồng thời khẳng định không bồi thường, hỗ trợ kinh phí cho các trường hợp lấn chiếm đất rừng trong vùng dự án đã được công bố.
Từ năm 2008 đến nay, các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh Đắk Lắk đã lập 85 dự án trồng cao su, trồng rừng trên địa bàn với tổng diện tích trên 67.885ha; trong đó, có 40 doanh nghiệp lập 44 dự án trồng mới 32.053ha cao su, diện tích còn lại là các dự án trồng rừng, cải tạo, quản lý bảo vệ rừng.
Đến nay, các dự án đã thực hiện trồng mới được trên 6.800ha rừng kinh tế, 4.501ha cao su và 460ha cây ăn quả. Theo kế hoạch, mùa mưa năm nay, các doanh nghiệp tiếp tục trồng mới 4.500ha rừng và 3.687ha cao su đại điền trong các vùng dự án./.
Qua kiểm tra, đánh giá của các ngành chức năng, tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện hàng loạt các doanh nghiệp lập các dự án trồng cao su nhưng không đủ khả năng về tài chính hoặc lợi dụng chủ trương để mua, bán sang nhượng dự án trái phép.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Lộc Phát, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Nguyễn liên kết với Công ty Lâm nghiệp Ea H’Leo thuộc huyện Ea H’Leo lập các dự án trồng cao su, trồng rừng với diện tích hàng trăm ha nhưng sau đó chuyển các dự án này thành các hạng mục khác như quy hoạch khu dân cư, xây dựng khu thương mại, trạm xăng dầu... bán lại cho các đối tác khác để thu lợi.
Tỉnh Đắk Lắk cũng thu hồi, chấm dứt chủ trương khảo sát, lập dự án đầu tư rồng cao su của các doanh nghiệp không đủ điều kiện như doanh nghiệp Phú Vinh, Trần Cảnh, Cari Lan, Đại Hưng, Phú Riềng... trên địa bàn các huyện Ea Súp, Krông Năng, Ea H’Leo. Tỉnh đã có văn bản chỉ thị cho các địa phương nằm trong vùng quy hoạch trồng cao su, trồng rừng về việc quản lý, bảo vệ rừng ở những vùng quy hoạch trồng cao su, trồng rừng, trồng cây công nghiệp.
Tuy nhiên, do lực lượng quản lý, bảo vệ rừng mỏng và yếu, các địa phương, đơn vị chức năng buông lỏng quản lý, thiếu các giải pháp đồng bộ nên tình trạng xâm hại rừng tại các vùng quy hoạch vẫn diễn ra nghiêm trọng như nạn khai thác gỗ trái phép, phá rừng, lấn chiếm đất rừng để canh tác, mua bán đất đai trái phép... và còn đòi đền bù khi dự án được triển khai.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Thuận Thiên, Công ty Cao su Đắk Lắk đã có chủ trương của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk cho khảo sát, lập dự án trồng cao su trên các địa bàn huyện Ea H’Leo, Buôn Đôn nhưng vẫn không thực hiện được do phần lớn diện tích đất vùng quy hoạch này đã bị bà con xâm canh, lấn chiếm trái phép.
Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk Lữ Ngọc Cư, tỉnh đang chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục rà soát lại các dự án trồng cao su, trồng rừng trên địa bàn để thu hồi chủ trương đầu tư đối với các dự án không đủ điều kiện, năng lực thực hiện.
Tỉnh cũng chỉ đạo các địa phương, các ngành chức năng giải quyết dứt điểm những sai phạm xảy ra trong quá trình thực hiện chủ trương phát triển rừng, cao su trong vùng quy hoạch; đồng thời khẳng định không bồi thường, hỗ trợ kinh phí cho các trường hợp lấn chiếm đất rừng trong vùng dự án đã được công bố.
Từ năm 2008 đến nay, các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh Đắk Lắk đã lập 85 dự án trồng cao su, trồng rừng trên địa bàn với tổng diện tích trên 67.885ha; trong đó, có 40 doanh nghiệp lập 44 dự án trồng mới 32.053ha cao su, diện tích còn lại là các dự án trồng rừng, cải tạo, quản lý bảo vệ rừng.
Đến nay, các dự án đã thực hiện trồng mới được trên 6.800ha rừng kinh tế, 4.501ha cao su và 460ha cây ăn quả. Theo kế hoạch, mùa mưa năm nay, các doanh nghiệp tiếp tục trồng mới 4.500ha rừng và 3.687ha cao su đại điền trong các vùng dự án./.
Quang Huy (TTXVN/Vietnam+)