Từ đầu năm đến nay, tỉnh Đắk Nông đã xây dựng và bàn giao 531 căn nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách với tổng trị giá hơn 17,5 tỷ đồng; sửa chữa 125 căn nhà với tổng trị giá 780 triệu đồng từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”.
Nguồn quỹ này đã nhận được sự đóng góp tích cực của các cá nhân, đơn vị, các doanh nghiệp, điển hình như Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhân dân Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Tỉnh Đắk Nông thực hiện tốt phong trào nhận chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng. 100% Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống trên địa bàn tỉnh đã được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng suốt đời.
Đa số các thương binh, bệnh binh đều cố gắng vươn lên cải thiện và ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ làm giàu chính đáng với phương châm “tàn nhưng không phế”.
Hàng năm, tỉnh Đắk Nông có hơn 4.000 lượt người có công và thân nhân được chăm sóc sức khỏe, trong đó, tổ chức điều dưỡng tập trung tại các Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Định, Quảng Nam cho 380 lượt người và thực hiện điều dưỡng tại gia đình cho hơn 3.620 lượt người.
100% người có công với cách mạng đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Tỉnh Đắk Nông cũng đầu tư hàng chục tỷ đồng cải tạo, nâng cấp, mở rộng nghĩa trang liệt sỹ tỉnh, nghĩa trang liệt sỹ các huyện Đắk Mil, Cư Jút, Krông Nô; xây dựng Đài tưởng niệm liệt sỹ các huyện Đắk Song, Đắk Glong, Tuy Đức, Đắk Mil và nhà Bia ghi danh liệt sỹ ở các xã biên giới, xã căn cứ cách mạng.
Đắk Nông phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành mục tiêu bảo đảm các gia đình người có công có mức sống tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cư dân ở địa phương.
Tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, tiếp tục khẳng định công tác “đền ơn đáp nghĩa” không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước mà còn là nghĩa vụ của toàn dân, toàn xã hội, góp phần chăm lo đời sống các gia đình thương binh, liệt sỹ còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống./.
Nguồn quỹ này đã nhận được sự đóng góp tích cực của các cá nhân, đơn vị, các doanh nghiệp, điển hình như Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhân dân Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Tỉnh Đắk Nông thực hiện tốt phong trào nhận chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng. 100% Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống trên địa bàn tỉnh đã được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng suốt đời.
Đa số các thương binh, bệnh binh đều cố gắng vươn lên cải thiện và ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ làm giàu chính đáng với phương châm “tàn nhưng không phế”.
Hàng năm, tỉnh Đắk Nông có hơn 4.000 lượt người có công và thân nhân được chăm sóc sức khỏe, trong đó, tổ chức điều dưỡng tập trung tại các Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Định, Quảng Nam cho 380 lượt người và thực hiện điều dưỡng tại gia đình cho hơn 3.620 lượt người.
100% người có công với cách mạng đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Tỉnh Đắk Nông cũng đầu tư hàng chục tỷ đồng cải tạo, nâng cấp, mở rộng nghĩa trang liệt sỹ tỉnh, nghĩa trang liệt sỹ các huyện Đắk Mil, Cư Jút, Krông Nô; xây dựng Đài tưởng niệm liệt sỹ các huyện Đắk Song, Đắk Glong, Tuy Đức, Đắk Mil và nhà Bia ghi danh liệt sỹ ở các xã biên giới, xã căn cứ cách mạng.
Đắk Nông phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành mục tiêu bảo đảm các gia đình người có công có mức sống tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cư dân ở địa phương.
Tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, tiếp tục khẳng định công tác “đền ơn đáp nghĩa” không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước mà còn là nghĩa vụ của toàn dân, toàn xã hội, góp phần chăm lo đời sống các gia đình thương binh, liệt sỹ còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống./.
Trần Hữu Hiếu (TTXVN)