Theo dự báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong tháng 2, phụ tải sẽ tăng trưởng thấp do có Tết Nguyên đán. Dự kiến sản lượng điện trung bình ngày toàn hệ thống ở mức 225 triệu kWh, công suất lớn nhất khoảng 13.500-14.000 MW.
Thực hiện phương án đảm bảo cung ứng điện Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, các đơn vị trong tập đoàn đã rà soát, kiểm tra, khắc phục các khiếm khuyết của thiết bị, đảm bảo hệ thống điện sẵn sàng ở mức cao nhất nhằm cấp điện an toàn, liên tục trong dịp Tết.
Tháng đầu năm nay, điện do EVN sản xuất và mua từ các nhà máy ngoài EVN đạt gần 7,5 tỷ kWh, trong đó điện sản xuất là 4,3 tỷ kWh, điện mua của các nhà máy ngoài EVN là 3 tỷ kWh.
Vì vậy, EVN đảm bảo cung ứng đủ điện và ổn định cho nhu cầu phụ tải với sản lượng đạt gần 6,3 tỷ kWh, nếu tính cả điện bán cho Campuchia là 6,339 tỷ kWh, trong đó điện cấp cho sản xuất chiếm tỷ trọng 52,48%, điện cấp cho quản lý và tiêu dùng chiếm tỷ trọng 38,32%.
Sản lượng điện tiêu thụ trung bình ngày của toàn hệ thống là 249,5 triệu kWh.
Theo đánh giá của EVN, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa trái mùa xuất hiện ở nhiều địa phương trên cả nước nên trong tháng 1, lưu lượng nước về các hồ thủy điện miền Bắc tiếp tục thấp hơn giá trị trung bình nhiều năm (từ 63% đến 91%); các hồ thủy điện phía Bắc miền Trung thấp hơn giá trị trung bình nhiều năm (từ 74% đến 92%).
Bên cạnh đó, khí Cửu Long cấp trung bình 0,24 triệu m3/ngày chỉ đủ chạy 1 tổ máy Bà Rịa; khí Nam Côn Sơn cấp trung bình 15,6 triệu m3/ngày; khí PM3 cấp cho Nhà máy điện Cà Mau trung bình khoảng 2,7-4,4 triệu m3/ngày, không đủ huy động hết công suất các tổ máy của Cà Mau.
Do đó, cùng với việc khai thác cao các nhà máy nhiệt điện than và tuabin khí, các nhà máy nhiệt điện dầu, tua-bin khí dầu (Thủ Đức, Cần Thơ, Ô Môn) khai thác theo yêu cầu của hệ thống điện, EVN phải tăng lượng điện mua của Trung Quốc ở mức cao, 423 triệu kWh.
Mặt khác, để phục vụ đổ ải đợt 1 vụ đông xuân 2010 từ 23/1 đến 3/2, các nhà máy thủy điện phía Bắc là Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang đã xả nước, đảm bảo mức nước tại Hà Nội đạt từ 2,2-2,5m. Tổng lượng nước từ 3 hồ đưa xuống hạ du trong thời gian này là 1,72 tỷ m3.
Các đơn vị điện lực đã cấp điện an toàn, liên tục cho các trạm bơm điện.
Tính đến ngày 4/2, diện tích canh tác đã có nước vào khoảng hơn 474.000ha, đạt 75,6% kế hoạch lấy nước làm đất gieo cấy lúa xuân năm 2010.
Một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ diện tích có nước cao là Ninh Bình 98%, Hà Nam 89,7%, Nam Định 89,3%, Hải Dương 88%, Hưng Yên 86%, Phú Thọ 85,2%./.
Thực hiện phương án đảm bảo cung ứng điện Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, các đơn vị trong tập đoàn đã rà soát, kiểm tra, khắc phục các khiếm khuyết của thiết bị, đảm bảo hệ thống điện sẵn sàng ở mức cao nhất nhằm cấp điện an toàn, liên tục trong dịp Tết.
Tháng đầu năm nay, điện do EVN sản xuất và mua từ các nhà máy ngoài EVN đạt gần 7,5 tỷ kWh, trong đó điện sản xuất là 4,3 tỷ kWh, điện mua của các nhà máy ngoài EVN là 3 tỷ kWh.
Vì vậy, EVN đảm bảo cung ứng đủ điện và ổn định cho nhu cầu phụ tải với sản lượng đạt gần 6,3 tỷ kWh, nếu tính cả điện bán cho Campuchia là 6,339 tỷ kWh, trong đó điện cấp cho sản xuất chiếm tỷ trọng 52,48%, điện cấp cho quản lý và tiêu dùng chiếm tỷ trọng 38,32%.
Sản lượng điện tiêu thụ trung bình ngày của toàn hệ thống là 249,5 triệu kWh.
Theo đánh giá của EVN, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa trái mùa xuất hiện ở nhiều địa phương trên cả nước nên trong tháng 1, lưu lượng nước về các hồ thủy điện miền Bắc tiếp tục thấp hơn giá trị trung bình nhiều năm (từ 63% đến 91%); các hồ thủy điện phía Bắc miền Trung thấp hơn giá trị trung bình nhiều năm (từ 74% đến 92%).
Bên cạnh đó, khí Cửu Long cấp trung bình 0,24 triệu m3/ngày chỉ đủ chạy 1 tổ máy Bà Rịa; khí Nam Côn Sơn cấp trung bình 15,6 triệu m3/ngày; khí PM3 cấp cho Nhà máy điện Cà Mau trung bình khoảng 2,7-4,4 triệu m3/ngày, không đủ huy động hết công suất các tổ máy của Cà Mau.
Do đó, cùng với việc khai thác cao các nhà máy nhiệt điện than và tuabin khí, các nhà máy nhiệt điện dầu, tua-bin khí dầu (Thủ Đức, Cần Thơ, Ô Môn) khai thác theo yêu cầu của hệ thống điện, EVN phải tăng lượng điện mua của Trung Quốc ở mức cao, 423 triệu kWh.
Mặt khác, để phục vụ đổ ải đợt 1 vụ đông xuân 2010 từ 23/1 đến 3/2, các nhà máy thủy điện phía Bắc là Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang đã xả nước, đảm bảo mức nước tại Hà Nội đạt từ 2,2-2,5m. Tổng lượng nước từ 3 hồ đưa xuống hạ du trong thời gian này là 1,72 tỷ m3.
Các đơn vị điện lực đã cấp điện an toàn, liên tục cho các trạm bơm điện.
Tính đến ngày 4/2, diện tích canh tác đã có nước vào khoảng hơn 474.000ha, đạt 75,6% kế hoạch lấy nước làm đất gieo cấy lúa xuân năm 2010.
Một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ diện tích có nước cao là Ninh Bình 98%, Hà Nam 89,7%, Nam Định 89,3%, Hải Dương 88%, Hưng Yên 86%, Phú Thọ 85,2%./.
Mai Phương (Vietnam+)