Từ lâu, huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận được biết đến như một nơi luôn thiếu nước ngọt nhưng hiện nay, đang là đỉnh điểm của mùa khô hạn mà Phú Quý không còn nỗi lo thiếu nước, người dân vẫn được sử dụng đầy đủ nguồn nước ngọt trong lành.
Phú Quý là hòn đảo nhỏ, có diện tích gần 17km2, do địa hình không bằng phẳng; nhiều đồi dốc, không có sông suối trên bề mặt; lượng mưa trung bình 1.300mm/năm, tuy nhiên nắng gió đã làm lượng nước mưa bốc hơi rất nhanh.
Cùng với đó, đảo có rất ít cây xanh để giữ nước, tăng độ thẩm thấu trong đất; đảo chưa có hệ thống thu gom nước mưa, cũng như chưa có hệ thống chế biến nước mặn thành nước ngọt và người dân còn lãng phí trong sử dụng nước… do vậy việc bảo đảm nguồn nước ngọt cho sự phát triển bền vững của huyện đảo luôn là vấn đề cấp bách.
Ông Nguyễn Văn Trị, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện đảo Phú Quý cho biết xác định nước ngầm là nguồn tài nguyên quý hiếm của huyện đảo, nên trong những năm qua huyện luôn phát động trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc nhằm tạo môi trường sinh thái và giữ gìn nguồn nước ngầm cho đảo. Đến nay, diện tích rừng hiện có trên đảo được hơn 500ha, tán che phủ trên toàn đảo hơn 60%.
Ủy ban Nhân dân huyện đã ban hành các chỉ thị về việc nghiêm cấm đào hồ nuôi ba ba và cá nước ngọt trên đất nông nghiệp; nghiêm cấm việc khoan giếng tại địa phương.
Đồng thời, huyện cũng đề ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nguồn nước và bổ sung nguồn nước ngầm cho huyện Phú Quý như lập dự án đào hố chứa nước; đưa tiêu chí và phát động các gia đình xây dựng bể chứa nước mưa, để sử dụng cho sinh hoạt và xây dựng nhà máy nước để cung cấp nước sạch...
Với những giải pháp quyết liệt đó, đảo Phú Quý đã cơ bản giải quyết được bài toán thiếu nước và người dân không còn nỗi lo thiếu nước mỗi khi mùa khô đến. Đến nay, Nhà nước đã đầu tư cho huyện đảo hơn 120 giếng khoan bơm tay Unicef để lấy nước sinh hoạt.
Đầu năm 2009, hai nhà máy nước được xây dựng tại xã Ngũ Phụng và Long Hải với tổng công suất 2.200m3/ngày đêm được đưa vào sử dụng đã đáp ứng được trên 90% nhu cầu nước ngọt của huyện đảo. Bên cạnh đó người dân tự sắm nhiều lu vại chứa nước mưa cũng đã phần nào làm bài toán nước ngọt cho đảo không còn nan giải nữa.
Về lâu dài, ông Trị cho biết các nhà khoa học đã đánh giá trữ lượng nước ngầm thiên nhiên trong lòng đảo vào khoảng 15.000m3/ngày đêm, nhưng trữ lượng khai thác được vào khoảng 2.000m3/ngày đêm.
Với trữ lượng này, trong tương lai khi nhu cầu nước ngọt của huyện đảo dự kiến tăng lên khoảng 8.500m3/ ngày đêm vào năm 2015, đảo Phú Quý sẽ thiếu nước cho hơn 26.000 dân đang sinh sống trên huyện đảo.
Để khắc phục tình trạng này, các nhà khoa học đã thống nhất ba giải pháp gồm cần trồng nhiều cây xanh để giữ đất, giữ nước; điều này huyện Phú Quý đã làm rất tốt trong thời gian qua; đào từ 4-5 hồ để dự trữ nước mưa hàng năm, với tổng diện tích mặt hồ là 90ha để bảo đảm cung cấp từ 7.000-9.000 m3/ngày đêm; và việc thu lấy nước mưa dẫn vào lòng đất thông qua các phễu thu đặt ở nhiều nơi trên đảo cũng cần được chú trọng để khi các hồ chứa nước lộ thiên không còn đủ nước thì sử dụng nguồn nước này cho sinh hoạt và sản xuất.
Việc đầu tư cung cấp nguồn nước ngọt sẽ góp phần giúp Phú Quý trở thành đảo giàu mạnh cả về kinh tế và an ninh quốc phòng trên biển. Hiện nay Phú Quý đã làm rất tốt trong công tác trồng cây xanh, tuy nhiên huyện Phú Quý rất cần sự đầu tư kinh phí của nhà nước đặc biệt là nguồn vốn từ trung ương để thực hiện hai phương án còn lại, để bảo đảm nguồn nước ngọt cho sự phát triển bền vững của huyện đảo.
Giải bài toán về nước ngọt cho Phú Quý chính là đặt tiền đề thuận lợi cho đảo này trên con đường phát triển, xây dựng đảo ngày càng vững mạnh./.
Phú Quý là hòn đảo nhỏ, có diện tích gần 17km2, do địa hình không bằng phẳng; nhiều đồi dốc, không có sông suối trên bề mặt; lượng mưa trung bình 1.300mm/năm, tuy nhiên nắng gió đã làm lượng nước mưa bốc hơi rất nhanh.
Cùng với đó, đảo có rất ít cây xanh để giữ nước, tăng độ thẩm thấu trong đất; đảo chưa có hệ thống thu gom nước mưa, cũng như chưa có hệ thống chế biến nước mặn thành nước ngọt và người dân còn lãng phí trong sử dụng nước… do vậy việc bảo đảm nguồn nước ngọt cho sự phát triển bền vững của huyện đảo luôn là vấn đề cấp bách.
Ông Nguyễn Văn Trị, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện đảo Phú Quý cho biết xác định nước ngầm là nguồn tài nguyên quý hiếm của huyện đảo, nên trong những năm qua huyện luôn phát động trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc nhằm tạo môi trường sinh thái và giữ gìn nguồn nước ngầm cho đảo. Đến nay, diện tích rừng hiện có trên đảo được hơn 500ha, tán che phủ trên toàn đảo hơn 60%.
Ủy ban Nhân dân huyện đã ban hành các chỉ thị về việc nghiêm cấm đào hồ nuôi ba ba và cá nước ngọt trên đất nông nghiệp; nghiêm cấm việc khoan giếng tại địa phương.
Đồng thời, huyện cũng đề ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nguồn nước và bổ sung nguồn nước ngầm cho huyện Phú Quý như lập dự án đào hố chứa nước; đưa tiêu chí và phát động các gia đình xây dựng bể chứa nước mưa, để sử dụng cho sinh hoạt và xây dựng nhà máy nước để cung cấp nước sạch...
Với những giải pháp quyết liệt đó, đảo Phú Quý đã cơ bản giải quyết được bài toán thiếu nước và người dân không còn nỗi lo thiếu nước mỗi khi mùa khô đến. Đến nay, Nhà nước đã đầu tư cho huyện đảo hơn 120 giếng khoan bơm tay Unicef để lấy nước sinh hoạt.
Đầu năm 2009, hai nhà máy nước được xây dựng tại xã Ngũ Phụng và Long Hải với tổng công suất 2.200m3/ngày đêm được đưa vào sử dụng đã đáp ứng được trên 90% nhu cầu nước ngọt của huyện đảo. Bên cạnh đó người dân tự sắm nhiều lu vại chứa nước mưa cũng đã phần nào làm bài toán nước ngọt cho đảo không còn nan giải nữa.
Về lâu dài, ông Trị cho biết các nhà khoa học đã đánh giá trữ lượng nước ngầm thiên nhiên trong lòng đảo vào khoảng 15.000m3/ngày đêm, nhưng trữ lượng khai thác được vào khoảng 2.000m3/ngày đêm.
Với trữ lượng này, trong tương lai khi nhu cầu nước ngọt của huyện đảo dự kiến tăng lên khoảng 8.500m3/ ngày đêm vào năm 2015, đảo Phú Quý sẽ thiếu nước cho hơn 26.000 dân đang sinh sống trên huyện đảo.
Để khắc phục tình trạng này, các nhà khoa học đã thống nhất ba giải pháp gồm cần trồng nhiều cây xanh để giữ đất, giữ nước; điều này huyện Phú Quý đã làm rất tốt trong thời gian qua; đào từ 4-5 hồ để dự trữ nước mưa hàng năm, với tổng diện tích mặt hồ là 90ha để bảo đảm cung cấp từ 7.000-9.000 m3/ngày đêm; và việc thu lấy nước mưa dẫn vào lòng đất thông qua các phễu thu đặt ở nhiều nơi trên đảo cũng cần được chú trọng để khi các hồ chứa nước lộ thiên không còn đủ nước thì sử dụng nguồn nước này cho sinh hoạt và sản xuất.
Việc đầu tư cung cấp nguồn nước ngọt sẽ góp phần giúp Phú Quý trở thành đảo giàu mạnh cả về kinh tế và an ninh quốc phòng trên biển. Hiện nay Phú Quý đã làm rất tốt trong công tác trồng cây xanh, tuy nhiên huyện Phú Quý rất cần sự đầu tư kinh phí của nhà nước đặc biệt là nguồn vốn từ trung ương để thực hiện hai phương án còn lại, để bảo đảm nguồn nước ngọt cho sự phát triển bền vững của huyện đảo.
Giải bài toán về nước ngọt cho Phú Quý chính là đặt tiền đề thuận lợi cho đảo này trên con đường phát triển, xây dựng đảo ngày càng vững mạnh./.
Nguyễn Thanh (TTXVN/Vietnam+)