Khoảng 5 năm trở lại đây, sự biến đổi khắc nghiệt của khí hậu đã khiến nạn cát chảy ở xã Hồng Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình ngày một trở nên khó lường.
Hàng chục ha đất nông nghiệp và nhiều nhà dân đã bị cát chảy vùi lấp, làm đổ sập... Người dân Hồng Thủy luôn canh cánh nỗi lo lũ cát "nuốt" làng.
Xã Hồng Thủy với gần 2.000 hộ dân phân bố tại 9 thôn. Toàn xã có 4 khe nước lớn chảy qua, dọc theo các khe này đều có hệ thống đê bao bảo vệ song mỗi khi lũ về mọi người lại chứng kiến cảnh cát chảy “tấn công” nhà dân và ruộng đồng nơi đây.
Đặc biệt trận lũ năm 2010 và 2011 vừa qua khiến sự việc trở nên nghiêm trọng. Anh Hoàng Minh Giáp, cán bộ Văn phòng Ủy ban Nhân dân xã Hồng Thủy cho biết mới đây, nước lũ dồn về cuốn theo cát tràn lên cả hai bên triền đê rồi ùa vào làm ngập gần như toàn bộ nhà dân ở thôn Thạch Trung. Nước lũ làm ngập sâu trên 1 mét, có nơi trên 2 mét.
Là xã nghèo của huyện Lệ Thủy nên Hồng Thủy không thể đủ kinh phí hàng năm để gia cố đê bao dọc theo các khe cát bằng hệ thống bêtông. Hàng năm xã chỉ thực hiện trồng cây dọc theo các triền đê, nạo vét luồng lạch... từ nguồn kinh phí phòng chống lụt bão của tỉnh, huyện chuyển về.
Tuy nhiên khi nạo vét được phần nào thì tình trạng bù đắp cát đã khiến người dân và chính quyền địa phương gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Lê Văn Thành, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hồng Thủy cho biết. “Sau trận lũ lụt trung tuần tháng 10/2011, xã đã nhanh chóng thuê máy múc về đắp lại một đoạn đê Thạch Trung bị vỡ. Làm 3 ngày liên tục mới hoàn thành nhưng chỉ sau một trận mưa tiếp theo, tuyến đê này cũng bị nước lũ xé toang cả hai phía. Năm nào địa phương cũng bỏ ra hàng chục triệu đồng để nạo vét cát dưới khe và gia cố lại hệ thống đê bao. Tuy nhiên, khi lũ về thì cát lại tiếp tục 'trồi lên' khiến mực nước chảy theo các khe lại cao hơn nền nhà dân... Không những thế, lũ đã khiến cát chảy tràn tứ tung vùi lấp ruộng, vườn, nhà ở của nhân dân.”
Theo thống kê sơ bộ của xã, khoảng 5 năm trở lại đây, nạn cát chảy, lũ cát đã vùi lấp khoảng 30ha đất sản xuất nông nghiệp, làm đổ sập nhiều nhà dân và hàng chục hộ buộc phải di dời vì sợ lũ cát gây nguy hiểm.
Tại thời điểm này, toàn xã có khoảng 70 hộ vẫn đang nằm trong vùng nguy hiểm cần phải được di dời khẩn cấp. Nếu tính tổng số hộ bị ảnh hưởng khi có sự cố vỡ đê do lũ lụt thì toàn xã có hơn 500 hộ.
Thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, nạn cát chảy vẫn cứ âm ỉ diễn ra. Người dân Hồng Thủy không biết làm cách nào khả quan hơn mà cứ canh cánh trong lòng nỗi lo ngày nào đó cát sẽ "nuốt" mất làng. Đây cũng là mỗi lo chung của các xã có hiện tượng cát bay, cát chảy ở Quảng Bình./.
Hàng chục ha đất nông nghiệp và nhiều nhà dân đã bị cát chảy vùi lấp, làm đổ sập... Người dân Hồng Thủy luôn canh cánh nỗi lo lũ cát "nuốt" làng.
Xã Hồng Thủy với gần 2.000 hộ dân phân bố tại 9 thôn. Toàn xã có 4 khe nước lớn chảy qua, dọc theo các khe này đều có hệ thống đê bao bảo vệ song mỗi khi lũ về mọi người lại chứng kiến cảnh cát chảy “tấn công” nhà dân và ruộng đồng nơi đây.
Đặc biệt trận lũ năm 2010 và 2011 vừa qua khiến sự việc trở nên nghiêm trọng. Anh Hoàng Minh Giáp, cán bộ Văn phòng Ủy ban Nhân dân xã Hồng Thủy cho biết mới đây, nước lũ dồn về cuốn theo cát tràn lên cả hai bên triền đê rồi ùa vào làm ngập gần như toàn bộ nhà dân ở thôn Thạch Trung. Nước lũ làm ngập sâu trên 1 mét, có nơi trên 2 mét.
Là xã nghèo của huyện Lệ Thủy nên Hồng Thủy không thể đủ kinh phí hàng năm để gia cố đê bao dọc theo các khe cát bằng hệ thống bêtông. Hàng năm xã chỉ thực hiện trồng cây dọc theo các triền đê, nạo vét luồng lạch... từ nguồn kinh phí phòng chống lụt bão của tỉnh, huyện chuyển về.
Tuy nhiên khi nạo vét được phần nào thì tình trạng bù đắp cát đã khiến người dân và chính quyền địa phương gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Lê Văn Thành, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hồng Thủy cho biết. “Sau trận lũ lụt trung tuần tháng 10/2011, xã đã nhanh chóng thuê máy múc về đắp lại một đoạn đê Thạch Trung bị vỡ. Làm 3 ngày liên tục mới hoàn thành nhưng chỉ sau một trận mưa tiếp theo, tuyến đê này cũng bị nước lũ xé toang cả hai phía. Năm nào địa phương cũng bỏ ra hàng chục triệu đồng để nạo vét cát dưới khe và gia cố lại hệ thống đê bao. Tuy nhiên, khi lũ về thì cát lại tiếp tục 'trồi lên' khiến mực nước chảy theo các khe lại cao hơn nền nhà dân... Không những thế, lũ đã khiến cát chảy tràn tứ tung vùi lấp ruộng, vườn, nhà ở của nhân dân.”
Theo thống kê sơ bộ của xã, khoảng 5 năm trở lại đây, nạn cát chảy, lũ cát đã vùi lấp khoảng 30ha đất sản xuất nông nghiệp, làm đổ sập nhiều nhà dân và hàng chục hộ buộc phải di dời vì sợ lũ cát gây nguy hiểm.
Tại thời điểm này, toàn xã có khoảng 70 hộ vẫn đang nằm trong vùng nguy hiểm cần phải được di dời khẩn cấp. Nếu tính tổng số hộ bị ảnh hưởng khi có sự cố vỡ đê do lũ lụt thì toàn xã có hơn 500 hộ.
Thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, nạn cát chảy vẫn cứ âm ỉ diễn ra. Người dân Hồng Thủy không biết làm cách nào khả quan hơn mà cứ canh cánh trong lòng nỗi lo ngày nào đó cát sẽ "nuốt" mất làng. Đây cũng là mỗi lo chung của các xã có hiện tượng cát bay, cát chảy ở Quảng Bình./.
Nguyễn Đức Thọ-Văn Minh (TTXVN/Vietnam+)