Đánh giá triển vọng kinh tế châu Á trong năm 2013

Mạng tin Project syndicate của Canada ngày 6/1 nhận định năm 2013 mặc dù hứa hẹn nhiều thách thức đối với châu Á trên con đường hướng tới sự tăng trưởng kinh tế bền vững và toàn diện, song cũng mang lại những cơ hội mới cho khu vực kinh tế năng động này và toàn thế giới.

Theo mạng tin này, sự thận trọng tài chính tại châu Á đã cho phép tiến hành những biện pháp kích thích cần thiết để phục hồi sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2010.
Phóng viên TTXVN tại Ottawa dẫn mạng tin Project syndicate của Canada ngày 6/1 nhận định năm 2013 mặc dù hứa hẹn nhiều thách thức đối với châu Á trên con đường hướng tới sự tăng trưởng kinh tế bền vững và toàn diện, song cũng mang lại những cơ hội mới cho khu vực kinh tế năng động này và toàn thế giới.

Theo mạng tin này, sự thận trọng tài chính tại châu Á đã cho phép tiến hành những biện pháp kích thích cần thiết để phục hồi sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2010.

Tuy nhiên, sự chuyển đổi kinh tế đang diễn ra trong những thập kỷ vừa qua đã đến một "ngã tư," khi đa phần các nền kinh tế đang nổi, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, không thể tiếp tục duy trì những năm đạt mức tăng trưởng GDP hai con số do những khó khăn của môi trường bên ngoài và những yếu kém bên trong.

Châu Á cần điều chỉnh cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế đi kèm với sự cân bằng thu nhập của người dân trong khi vẫn đảm bảo môi trường sống không bị hủy hoại.

Những thách thức chính mà châu Á hiện đang phải đối mặt là duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức thấp hơn và cải thiện chất lượng tăng trưởng.

Châu Á đang cần sự tăng trưởng bền vững, toàn diện, xanh và do tri thức dẫn đầu, đồng nghĩa với việc tái cân bằng các nguồn năng động kinh tế để nhấn mạnh nhu cầu trong nước, nhu cầu khu vực và hợp tác Nam-Nam.

Cũng theo mạng tin này, trong thời gian tới, các nhà lãnh đạo châu Á cần đảm bảo những mâu thuẫn ngoại giao, bao gồm cả những tranh chấp lãnh thổ trong khu vực, không làm bất ổn hơn nữa môi trường kinh tế và địa chính trị vốn đã chao đảo.

Trong bối cảnh này, này các nhà lãnh đạo châu Á mới lên nắm quyền trong năm 2013, như tại Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cần ưu tiên tăng cường sự hợp tác chính trị và kinh tế khu vực.

Những quan hệ này trở nên ngày càng quan trọng hơn khi các điều kiện kinh tế toàn cầu tiếp tục xấu đi./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục