Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học chuyên ngành, yếu tố gây tổn thương tới tài nguyên, môi trường cửa sông Hồng được xác định gồm 2 nhóm chính.
Hai nhóm này là các tai biến liên quan đến biến đổi khí hậu như xói lở, bồi tụ, biến động luồng lạch, bão và lũ, nước biển dâng cao và ô nhiễm môi trường; các yếu tố tác động mạnh sau tai biến địa chất như các vật chất tạo thành địa chất ven biển như bùn, bùn cát, cát, đá gốc và nhóm hoạt động dân sinh như nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, giao thông vận tải biển...
Theo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, phương pháp đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên môi trường mới được áp dụng tại khu vực cửa sông Hồng.
Phương pháp này kế thừa các phương pháp và chỉ tiêu đánh giá mức độ tổn thương đới bờ ven biển của Cục Địa chất Mỹ và Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu, chỉ số tổn thương đới ven biển của tác giả Pethick và nhóm tác giả J.B and Crooks đã có điều chỉnh để phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Cửa sông Hồng là vùng đất ngập nước có đa dạng sinh học cao nhất miền Bắc, cũng là khu vực nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng tiêu cực do biến đổi khí hậu. Xác định mức độ tổn thương về tài nguyên môi trường là cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững, giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu.
Trên cơ sở đánh giá mức độ tổn thương và tự ứng phó, cũng như phân tích nguyên nhân gây tác động nguy hiểm tới tài nguyên môi trường của vùng, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu vùng được nghiên cứu, như tăng cường hiệu lực của pháp luật, chính sách quản lý dựa vào cộng đồng, quản lý tổng hợp đới bờ với việc quy hoạch vùng để sử dụng bền vững tài nguyên với nhiều mô hình kinh tế bền vững.
Đồng thời, các nhà khoa học cho rằng cần xây dựng các trạm quan trắc và giám sát tài nguyên đất ngập nước; khôi phục và mở rộng rừng ngập mặn, xây dựng và vận hành hệ thống quan trắc tác động của biến đối khí hậu và các đập thủy điện trên sông Đà./.
Hai nhóm này là các tai biến liên quan đến biến đổi khí hậu như xói lở, bồi tụ, biến động luồng lạch, bão và lũ, nước biển dâng cao và ô nhiễm môi trường; các yếu tố tác động mạnh sau tai biến địa chất như các vật chất tạo thành địa chất ven biển như bùn, bùn cát, cát, đá gốc và nhóm hoạt động dân sinh như nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, giao thông vận tải biển...
Theo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, phương pháp đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên môi trường mới được áp dụng tại khu vực cửa sông Hồng.
Phương pháp này kế thừa các phương pháp và chỉ tiêu đánh giá mức độ tổn thương đới bờ ven biển của Cục Địa chất Mỹ và Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu, chỉ số tổn thương đới ven biển của tác giả Pethick và nhóm tác giả J.B and Crooks đã có điều chỉnh để phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Cửa sông Hồng là vùng đất ngập nước có đa dạng sinh học cao nhất miền Bắc, cũng là khu vực nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng tiêu cực do biến đổi khí hậu. Xác định mức độ tổn thương về tài nguyên môi trường là cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững, giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu.
Trên cơ sở đánh giá mức độ tổn thương và tự ứng phó, cũng như phân tích nguyên nhân gây tác động nguy hiểm tới tài nguyên môi trường của vùng, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu vùng được nghiên cứu, như tăng cường hiệu lực của pháp luật, chính sách quản lý dựa vào cộng đồng, quản lý tổng hợp đới bờ với việc quy hoạch vùng để sử dụng bền vững tài nguyên với nhiều mô hình kinh tế bền vững.
Đồng thời, các nhà khoa học cho rằng cần xây dựng các trạm quan trắc và giám sát tài nguyên đất ngập nước; khôi phục và mở rộng rừng ngập mặn, xây dựng và vận hành hệ thống quan trắc tác động của biến đối khí hậu và các đập thủy điện trên sông Đà./.
Lý Thanh Hương (TTXVN)