Vùng ven sông Tiền, sông Hậu của tỉnh Đồng Tháp bao gồm các huyện Lấp Vò, Lai Vung, thị xã Sa Đéc và huyện Châu Thành. Nơi đây được đánh giá là một vùng đất giàu tiềm năng với hệ thống giao thông huyết mạch, có vị trí thuận lợi trong việc giao thương.
Ngoài ra, sự phát triển khá mạnh và lâu đời về nông nghiệp cùng với việc hình thành các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đô thị trong những năm qua đã khẳng định được vị thế của vùng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Là vùng đất đầy tiềm năng được sông Tiền, sông Hậu bồi đắp phù sa quanh năm, nhưng cuối thế kỷ trước (1990 - 2000) vùng đất này chưa có sự phát triển đáng kể. Công nghiệp, thương mại phát triển chậm (trừ thị xã Sa Đéc), không có các doanh nghiệp lớn, việc trao đổi, mua bán chủ yếu tập trung tại các chợ xã với quy mô nhỏ, tự phát do hạ tầng giao thông kém, không có đô thị đóng trên địa bàn, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
Từ năm 2001, với sự đầu tư tập trung của tỉnh và Trung ương, cùng với sự ra đời của các khu, cụm công nghiệp, diện mạo vùng đất này đã dần thay đổi. Khu công nghiệp Sa Đéc, Sông Hậu, cụm công nghiệp Bắc sông Xáng, Vàm Cống, Tân Dương...lần lượt ra đời thay thế cho các cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ lẻ.
Sau hơn 10 năm, toàn vùng đã có tới hơn 11.000 cơ sở sản xuất có quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại và đến năm 2012 giá trị sản xuất công nghiệp đã đạt hơn 9.000 tỷ đồng, tăng gấp 50 lần so với năm 1990. Đây có thể xem là bước đột phá vô cùng ấn tượng.
Sản xuất công nghiệp ngày càng đa dạng, trong đó chủ lực là công nghiệp chế biến với các mặt hàng như: Thủy sản, thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản, dược phẩm, bột lọc, xay xát gạo, thuốc lá điếu.
Chế biến lương thực là lĩnh vực truyền thống, tập trung dọc theo kênh Xáng thuộc địa bàn thị xã Sa Đéc và xã Tân Bình, huyện Châu Thành , sau đó lan toả dần đến xã Tân Dương (huyện Lai Vung), xã Bình Thành và Vĩnh Thạnh (huyện Lấp Vò). Đến cuối năm 2012, vùng này đã có trên 500 cơ sở chế biến lương thực với công suất trên 3 triệu tấn/năm.
Ngành chế biến thủy sản phát triển mạnh nhất từ sau năm 2000 với nhiều nhà máy mới, quy mô lớn và trang thiết bị hiện đại được tập trung nhiều ở các khu, cụm công nghiệp. Từ 2 doanh nghiệp năm 1990 với công suất khoảng 5.000 tấn/năm, đến nay toàn vùng đã có 17 doanh nghiệp với công suất thiết kế gần 400.000 tấn/năm.
Năm 2001 cũng là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của thương mại và du lịch vùng ven sông Tiền, sông Hậu và kênh Xáng Lấp Vò – Sa Đéc. Các siêu thị, chợ chuyên doanh, chợ đầu mối dần hình thành và tác động tích cực đến định hướng phát triển nông nghiệp và công nghiệp của vùng.
Đặc biệt, các hoạt động thương mại dọc kênh Xáng là động lực thúc đẩy thương mại khu vực phía nam của tỉnh phát triển. Theo Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp, năm 2000, tổng mức bán lẻ hàng hoá của vùng đã tăng từ trên 3.000 tỷ đồng năm 2000 lên gần 20.000 tỷ đồng năm 2010.
Cùng với đó, giá trị xuất khẩu cũng được nâng lên rõ rệt qua các năm, từ 50 triệu – 60 triệu USD trước năm 2000 đã tăng lên trên 600 triệu USD vào năm 2012 với 2 mặt hàng chủ lực là gạo và thủy sản chế biến.
Cùng với sự phát triển của công nghiệp và thương mại, du lịch cũng từng bước khẳng định được vị thế thông qua việc có hàng ngàn lượt khách tham quan mỗi năm.
Với những lợi thế trên, có thể nói vùng ven sông Tiền, sông Hậu của tỉnh Đồng Tháp là vùng đất đầy tiềm năng. Khai thác lợi thế này, trong những năm qua Đồng Tháp đã đầu tư xây dựng, hệ thống đô thị, thị tứ ven sông, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, cùng với việc phát triển hạ tầng kinh tế xã hội ngày càng tốt hơn.
Nhiều quy hoạch, dự án, chương trình được hình thành; nhiều khu, cụm công nghiệp, các chợ hạng 1, siêu thị, dịch vụ, du lịch được tập trung khai thác, trong đó phát triển mạnh lĩnh vực nuôi trồng chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi, xuất nhập khẩu hàng hóa với kim ngạch lớn, tạo thành nền tảng và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Mặc dù đã đạt được một số thành tựu quan trọng, nhưng tỉnh Đồng Tháp cũng nhìn nhận là do thiếu tầm nhìn chiến lược nên chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của vùng; việc khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường hiệu quả chưa cao, thiếu tính bền vững; một số ngành chưa theo kịp sự phát triển chung của ngành công nghiệp, nông nghiệp nên tạo ra sự thiếu đồng bộ trong vận hành chung của nền kinh tế.
Để phục vụ cho phát triển kinh tế vùng, tỉnh đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông đường bộ cũng như đường thủy; hệ thống bến bãi, cảng biển, bến thủy nội địa, cảng hành khách, bến tàu; đồng thời, tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh địa phương, giới thiệu những tiềm năng cơ hội đầu tư. Bên cạnh đó, tỉnh thực hiện việc khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, khoáng sản, thủy sản, bảo vệ môi trường.
Thực trạng phát triển trong 20 năm qua, đặc biệt là 10 năm trở lại đây đã cho thấy vùng ven sông Tiền, sông Hậu và kênh Xáng Lấp Vò – Sa Đéc của tỉnh Đồng Tháp có tiềm năng phát triển công nghiệp, thương mại-dịch vụ trọng tâm của tỉnh.
Tuy nhiên, theo ông Bùi Đắc Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì việc phát triển công nghiệp, thương mại-dịch vụ phải gắn liền với đô thị hóa. Đây được xem là tiền đề quan trọng nhằm thu hút lao động và vốn, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, đồng thời tạo nền tảng để phát triển thị trường nội tại.
Do đó, cần hình thành các đô thị dọc theo hành lang sông Hậu để phục vụ cho hậu cần công nghiệp, giai đoạn đầu có thể tập trung vào 2 trung tâm lớn là Tân Thành và Vĩnh Thạnh.
Ông Tuấn cho rằng, giai đoạn 2006-2010, ngành chủ lực của vùng là chế biến thuỷ sản và thức ăn thuỷ sản gần như bão hoà. Sắp tới, vùng cần đa dạng hơn và chuyển hướng đầu tư, tập trung vào một số lĩnh vực thế mạnh về vị trí, nguyên liệu, thị trường nội tại và truyền thống trên địa bàn là chế biến lương thực và thủy sản.
Tuy nhiên, cần phát huy hiệu quả trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, đồng bộ sản xuất công nghiệp với vùng nguyên liệu ổn định, kết hợp tiêu chuẩn hoá, thương mại hoá sản phẩm để phát triển bền vững.
Còn theo tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ thì để phát huy hết lợi thế của vùng đất giàu tiềm năng này, Đồng Tháp cần tập trung vào quy hoạch khu công nghiệp hóa dược, khu công nghệ cao, nghiên cứu văn hóa , tập quán của các quốc gia để tạo mô hình riêng biệt, độc đáo nhằm thu hút đầu tư cho vùng.
Tiến sĩ Võ Hùng Dũng nhấn mạnh, các khu công nghệ cao không thể tách rời với hạ tầng và lực lượng nghiên cứu. Do đó, việc lựa chọn vị trí là hết sức quan trọng và nên đặt ở trung tâm của tỉnh và có 2 ngành mà trước mắt tỉnh có thể phát triển được đó là công nghệ sinh học và công nghệ thông tin./.
Ngoài ra, sự phát triển khá mạnh và lâu đời về nông nghiệp cùng với việc hình thành các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đô thị trong những năm qua đã khẳng định được vị thế của vùng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Là vùng đất đầy tiềm năng được sông Tiền, sông Hậu bồi đắp phù sa quanh năm, nhưng cuối thế kỷ trước (1990 - 2000) vùng đất này chưa có sự phát triển đáng kể. Công nghiệp, thương mại phát triển chậm (trừ thị xã Sa Đéc), không có các doanh nghiệp lớn, việc trao đổi, mua bán chủ yếu tập trung tại các chợ xã với quy mô nhỏ, tự phát do hạ tầng giao thông kém, không có đô thị đóng trên địa bàn, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
Từ năm 2001, với sự đầu tư tập trung của tỉnh và Trung ương, cùng với sự ra đời của các khu, cụm công nghiệp, diện mạo vùng đất này đã dần thay đổi. Khu công nghiệp Sa Đéc, Sông Hậu, cụm công nghiệp Bắc sông Xáng, Vàm Cống, Tân Dương...lần lượt ra đời thay thế cho các cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ lẻ.
Sau hơn 10 năm, toàn vùng đã có tới hơn 11.000 cơ sở sản xuất có quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại và đến năm 2012 giá trị sản xuất công nghiệp đã đạt hơn 9.000 tỷ đồng, tăng gấp 50 lần so với năm 1990. Đây có thể xem là bước đột phá vô cùng ấn tượng.
Sản xuất công nghiệp ngày càng đa dạng, trong đó chủ lực là công nghiệp chế biến với các mặt hàng như: Thủy sản, thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản, dược phẩm, bột lọc, xay xát gạo, thuốc lá điếu.
Chế biến lương thực là lĩnh vực truyền thống, tập trung dọc theo kênh Xáng thuộc địa bàn thị xã Sa Đéc và xã Tân Bình, huyện Châu Thành , sau đó lan toả dần đến xã Tân Dương (huyện Lai Vung), xã Bình Thành và Vĩnh Thạnh (huyện Lấp Vò). Đến cuối năm 2012, vùng này đã có trên 500 cơ sở chế biến lương thực với công suất trên 3 triệu tấn/năm.
Ngành chế biến thủy sản phát triển mạnh nhất từ sau năm 2000 với nhiều nhà máy mới, quy mô lớn và trang thiết bị hiện đại được tập trung nhiều ở các khu, cụm công nghiệp. Từ 2 doanh nghiệp năm 1990 với công suất khoảng 5.000 tấn/năm, đến nay toàn vùng đã có 17 doanh nghiệp với công suất thiết kế gần 400.000 tấn/năm.
Năm 2001 cũng là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của thương mại và du lịch vùng ven sông Tiền, sông Hậu và kênh Xáng Lấp Vò – Sa Đéc. Các siêu thị, chợ chuyên doanh, chợ đầu mối dần hình thành và tác động tích cực đến định hướng phát triển nông nghiệp và công nghiệp của vùng.
Đặc biệt, các hoạt động thương mại dọc kênh Xáng là động lực thúc đẩy thương mại khu vực phía nam của tỉnh phát triển. Theo Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp, năm 2000, tổng mức bán lẻ hàng hoá của vùng đã tăng từ trên 3.000 tỷ đồng năm 2000 lên gần 20.000 tỷ đồng năm 2010.
Cùng với đó, giá trị xuất khẩu cũng được nâng lên rõ rệt qua các năm, từ 50 triệu – 60 triệu USD trước năm 2000 đã tăng lên trên 600 triệu USD vào năm 2012 với 2 mặt hàng chủ lực là gạo và thủy sản chế biến.
Cùng với sự phát triển của công nghiệp và thương mại, du lịch cũng từng bước khẳng định được vị thế thông qua việc có hàng ngàn lượt khách tham quan mỗi năm.
Với những lợi thế trên, có thể nói vùng ven sông Tiền, sông Hậu của tỉnh Đồng Tháp là vùng đất đầy tiềm năng. Khai thác lợi thế này, trong những năm qua Đồng Tháp đã đầu tư xây dựng, hệ thống đô thị, thị tứ ven sông, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, cùng với việc phát triển hạ tầng kinh tế xã hội ngày càng tốt hơn.
Nhiều quy hoạch, dự án, chương trình được hình thành; nhiều khu, cụm công nghiệp, các chợ hạng 1, siêu thị, dịch vụ, du lịch được tập trung khai thác, trong đó phát triển mạnh lĩnh vực nuôi trồng chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi, xuất nhập khẩu hàng hóa với kim ngạch lớn, tạo thành nền tảng và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Mặc dù đã đạt được một số thành tựu quan trọng, nhưng tỉnh Đồng Tháp cũng nhìn nhận là do thiếu tầm nhìn chiến lược nên chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của vùng; việc khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường hiệu quả chưa cao, thiếu tính bền vững; một số ngành chưa theo kịp sự phát triển chung của ngành công nghiệp, nông nghiệp nên tạo ra sự thiếu đồng bộ trong vận hành chung của nền kinh tế.
Để phục vụ cho phát triển kinh tế vùng, tỉnh đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông đường bộ cũng như đường thủy; hệ thống bến bãi, cảng biển, bến thủy nội địa, cảng hành khách, bến tàu; đồng thời, tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh địa phương, giới thiệu những tiềm năng cơ hội đầu tư. Bên cạnh đó, tỉnh thực hiện việc khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, khoáng sản, thủy sản, bảo vệ môi trường.
Thực trạng phát triển trong 20 năm qua, đặc biệt là 10 năm trở lại đây đã cho thấy vùng ven sông Tiền, sông Hậu và kênh Xáng Lấp Vò – Sa Đéc của tỉnh Đồng Tháp có tiềm năng phát triển công nghiệp, thương mại-dịch vụ trọng tâm của tỉnh.
Tuy nhiên, theo ông Bùi Đắc Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì việc phát triển công nghiệp, thương mại-dịch vụ phải gắn liền với đô thị hóa. Đây được xem là tiền đề quan trọng nhằm thu hút lao động và vốn, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, đồng thời tạo nền tảng để phát triển thị trường nội tại.
Do đó, cần hình thành các đô thị dọc theo hành lang sông Hậu để phục vụ cho hậu cần công nghiệp, giai đoạn đầu có thể tập trung vào 2 trung tâm lớn là Tân Thành và Vĩnh Thạnh.
Ông Tuấn cho rằng, giai đoạn 2006-2010, ngành chủ lực của vùng là chế biến thuỷ sản và thức ăn thuỷ sản gần như bão hoà. Sắp tới, vùng cần đa dạng hơn và chuyển hướng đầu tư, tập trung vào một số lĩnh vực thế mạnh về vị trí, nguyên liệu, thị trường nội tại và truyền thống trên địa bàn là chế biến lương thực và thủy sản.
Tuy nhiên, cần phát huy hiệu quả trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, đồng bộ sản xuất công nghiệp với vùng nguyên liệu ổn định, kết hợp tiêu chuẩn hoá, thương mại hoá sản phẩm để phát triển bền vững.
Còn theo tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ thì để phát huy hết lợi thế của vùng đất giàu tiềm năng này, Đồng Tháp cần tập trung vào quy hoạch khu công nghiệp hóa dược, khu công nghệ cao, nghiên cứu văn hóa , tập quán của các quốc gia để tạo mô hình riêng biệt, độc đáo nhằm thu hút đầu tư cho vùng.
Tiến sĩ Võ Hùng Dũng nhấn mạnh, các khu công nghệ cao không thể tách rời với hạ tầng và lực lượng nghiên cứu. Do đó, việc lựa chọn vị trí là hết sức quan trọng và nên đặt ở trung tâm của tỉnh và có 2 ngành mà trước mắt tỉnh có thể phát triển được đó là công nghệ sinh học và công nghệ thông tin./.
Nguyễn Văn Thi (TTXVN)