Sự tham gia của các doanh nghiệp vào đào tạo nghề rất bị động, một phần do Việt Nam còn thiếu các văn bản pháp lý, những quy định về vai trò của doanh nghiệp như một bên liên quan trong đào tạo nghề.
Đó là một trong những hạn chế được đưa ra trong Báo cáo Tổng quan về đào tạo nghề ở Việt Nam mà Tổng Cục dạy nghề (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) vừa công bố.
Theo Báo cáo Tổng quan về đào tạo nghề ở Việt Nam, dù 10 năm trở lại đây, dạy nghề ở Việt Nam đã được quan tâm, đầu tư, mạng lưới cơ sở dạy nghề được mở rộng và phân bố hợp lý hơn nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế. Chất lượng đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề và các kỹ năng mềm như: tác phong công nghiệp, khả năng làm việc theo tổ, nhóm.
Kỹ năng nghề, năng lực nghề nghiệp của lao động Việt Nam vẫn còn khoảng cách lớn so với trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới.
Những vấn đề của nhân lực bộc lộ bấy lâu vẫn chưa được tháo gỡ triệt để như: Cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và nghề đào tạo chưa hợp lý với nhu cầu nhân lực của từng ngành, từng địa phương. Chưa có nguồn cung cho nhu cầu nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho thị trường lao động. Lúng túng trong tìm nghề, dạy nghề cho lao động nông thôn để chuyển dịch sang khu vực công nghiệp.
Một vấn đề khác là, việc chuyển đào tạo nghề từ năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động vẫn chậm, khiến không chỉ cơ sở đào tạo gặp khó mà hệ lụy là nguồn nhân lực không có được kỹ năng kiến thức cần thiết theo đòi hỏi của thị trường và doanh nghiệp cũng khó trong tuyển dụng nhân lực.
Trong khi các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề còn nhiều bất cập, giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, chưa thiết lập được mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở dạy nghề thì việc thiếu các quy định cần thiết làm cơ sở cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo, nhằm rút ngắn được thời gian đào tạo cũng như có nguồn nhân lực đúng yêu cầu lại chưa có.
Điều này đã khiến, các doanh nghiệp trở thành kẻ ngoài lề trong quá trình đào tạo và bắt buộc họ phải tổ chức đào tạo sau tuyển dụng để có được nhân lực đúng yêu cầu công việc.
Theo số liệu, trung bình mỗi năm, dân số Việt Nam tăng thêm một triệu người và cũng có khoảng một triệu người gia nhập lực lượng lao động, việc này tạo ra áp lực lớn đòi hỏi đào tạo nghề phải tạo ra những bước đổi mới đột phá để đáp ứng được nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Do vậy cần thiết có những quy chế, quy định để doanh nghiệp có thể tham gia vào quá trình đào tạo ngay từ khi thời điểm đào tạo cơ sở.
Bên cạnh đó, cần đến một chiến lược cụ thể cho đào tạo nghề từ các cơ sở dạy nghề đến việc phối kết hợp với các cơ sở đào tạo khác và doanh nghiệp tuyển dụng./.
Đó là một trong những hạn chế được đưa ra trong Báo cáo Tổng quan về đào tạo nghề ở Việt Nam mà Tổng Cục dạy nghề (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) vừa công bố.
Theo Báo cáo Tổng quan về đào tạo nghề ở Việt Nam, dù 10 năm trở lại đây, dạy nghề ở Việt Nam đã được quan tâm, đầu tư, mạng lưới cơ sở dạy nghề được mở rộng và phân bố hợp lý hơn nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế. Chất lượng đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề và các kỹ năng mềm như: tác phong công nghiệp, khả năng làm việc theo tổ, nhóm.
Kỹ năng nghề, năng lực nghề nghiệp của lao động Việt Nam vẫn còn khoảng cách lớn so với trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới.
Những vấn đề của nhân lực bộc lộ bấy lâu vẫn chưa được tháo gỡ triệt để như: Cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và nghề đào tạo chưa hợp lý với nhu cầu nhân lực của từng ngành, từng địa phương. Chưa có nguồn cung cho nhu cầu nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho thị trường lao động. Lúng túng trong tìm nghề, dạy nghề cho lao động nông thôn để chuyển dịch sang khu vực công nghiệp.
Một vấn đề khác là, việc chuyển đào tạo nghề từ năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động vẫn chậm, khiến không chỉ cơ sở đào tạo gặp khó mà hệ lụy là nguồn nhân lực không có được kỹ năng kiến thức cần thiết theo đòi hỏi của thị trường và doanh nghiệp cũng khó trong tuyển dụng nhân lực.
Trong khi các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề còn nhiều bất cập, giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, chưa thiết lập được mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở dạy nghề thì việc thiếu các quy định cần thiết làm cơ sở cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo, nhằm rút ngắn được thời gian đào tạo cũng như có nguồn nhân lực đúng yêu cầu lại chưa có.
Điều này đã khiến, các doanh nghiệp trở thành kẻ ngoài lề trong quá trình đào tạo và bắt buộc họ phải tổ chức đào tạo sau tuyển dụng để có được nhân lực đúng yêu cầu công việc.
Theo số liệu, trung bình mỗi năm, dân số Việt Nam tăng thêm một triệu người và cũng có khoảng một triệu người gia nhập lực lượng lao động, việc này tạo ra áp lực lớn đòi hỏi đào tạo nghề phải tạo ra những bước đổi mới đột phá để đáp ứng được nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Do vậy cần thiết có những quy chế, quy định để doanh nghiệp có thể tham gia vào quá trình đào tạo ngay từ khi thời điểm đào tạo cơ sở.
Bên cạnh đó, cần đến một chiến lược cụ thể cho đào tạo nghề từ các cơ sở dạy nghề đến việc phối kết hợp với các cơ sở đào tạo khác và doanh nghiệp tuyển dụng./.
Theo báo cáo Tổng quan về đào tạo nghề ở Việt Nam, dự kiến nhu cầu đầu tư cho dạy nghề từ nay đến 2020 là khoảng 250.000 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước là 150.000 tỷ đồng, nguồn huy động xã hội hóa là 100.000 tỷ đồng./. |
Hồng Kiều (Vietnam+)