Diễn biến các phiên giao dịch gần đây cho thấy, một dòng tiền khá lớn đang hướng về sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), nhờ đó thanh khoản mỗi phiên đã đạt trên 50 triệu cổ phiếu. Đặc biệt là trong phiên hôm nay (14/6), tổng khối lượng giao dịch tại đây đã tăng lên tới 83,5 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng lên trên 1.000 tỷ đồng.
Cổ phiếu dưới mệnh giá "lên đời"
Tuy nhiên, trên thực tế, các mã cổ phiếu được nhà đầu tư tranh mua, đẩy giá tăng kịch biên độ lại đang thuộc về những mã cổ phiếu có mức giá giao dịch dưới mệnh giá và lịch sử thanh khoản cao.
Nhà đầu tư Nguyễn Tuấn Anh tại Sàn giao dịch Chứng khoán SME đưa ra ý kiến quan sát, hoạt động giao dịch tại các mã cổ phiếu blue chip đã chững lại, điều này cho thấy các nhà đầu tư tổ chức đã chốt hàng. Trong khi đó các mã cổ phiếu “nóng” thị giá thấp trước đây thường được các nhóm đầu cơ dẫn dắt thì bốn phiên vừa qua tăng giá trần rất mạnh.
Song dưới góc độ quan sát tổng thể, ông Nguyễn Việt Hưng,Trưởng phòng Môi giới 2, Công ty Chứng khoán APEC lại cho rằng, khó có thể nói thị trường đang có xu thế đầu tư vào các mã cổ phiếu thị giá thấp.
“Dòng vốn đầu tư vẫn đang chạy quanh trong thị trường, một mặt bằng giá mới đang được thiết lập dần theo hình thcuốn chiếu. Thêm nữa, các kênh đầu cơ khác như ngoại tệ và vàng đang chứa đựng nhiều rủi ro nên chứng khoán sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Tôi cho rằng đây là cơ hội của các nhà đầu tư ưa mạo hiểm,” ông Hưng nhận định
Phân tích về nguồn tiền trên thị trường hiện nay, theo ông Trần Đăng Huy, Trưởng phòng Môi giới Công ty Chứng khoán Woori, dấu hiệu giao dịch cho thấy khối lượng tiền đổ vào thị trường chủ yếu là dòng vốn gửi ngân hàng rút về và thêm vào đó là một lượng tương đối lớn khoảng 7.000 – 8.000 tỷ đồng cổ tức của các công ty niêm yết vừa chia cho các cổ đông trong thời gian gần đây.
Cảnh báo hiệu ứng "con sóng cuối"
Quay lại diễn biến giao dịch trên sàn HoSE tại phiên giao dịch đầu tuần 13/6 cho thấy, mặc dù thanh khoản toàn sàn đạt gần 58 triệu đơn vị, nhưng thực tế giao dịch thỏa thuận đã chiếm trên 24 triệu đơn vị và giao dịch khớp lệnh chỉ đạt mức trên 33 triệu đơn vị.
Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài cũng xuất hiện bán ròng trên cả hai sàn niêm yết và chủ yếu là tại các mã vốn hóa lớn như VIC, KLS, VCG...
Sang đến phiên 14/6, diễn biến tại HoSE gần như tương đồng với HNX với thanh khoản lên gần 62 triệu đơn vị.
Khá thận trọng sau khi đã trải nghiệm sự khắc nghiệt của thị trường từ suốt năm 2010 đến nay, ông Tuấn Anh nói, "Tôi nhận thấy thị trường hiện giờ rất méo mó, không có lý gì khi điều kiện nguồn vốn trong xã hội vẫn thắt chặt, mà trên thị trường chứng khoán hết thảy cổ phiếu tốt, xấu đều tăng giá."
"Ví dụ mã PVL (Công ty Bất động sản Điện lực Dầu khí) bị HNX cho vào diện cảnh báo từ 8/6 do làm ăn thua lỗ song giá giao dịch cũng được kéo trần theo xu hướng thị trường. Dư mua hai phiên gần đây của PVL lên trên cả triệu đơn vị... Và hiện trên thị trường đang có vô khối mã cổ phiếu tăng giá phi lý như vậy,” ông Tuấn Anh nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Trần Đăng Huy cho rằng “Với điều kiện hiện nay, chỉ cần một lượng tiền nhỏ là có thể đẩy thị trường đi lên do giá các mã cổ phiếu đang rất thấp. Nhưng khi giá các cổ phiếu tăng đồng đều 20% tới 30%, lực đẩy thị trường sẽ phải cần đến những mãnh lực tài chính mạnh hơn. Song thực tế nguồn vốn tín dụng vẫn khó khăn, dòng tiền đòn bảy của công ty chứng khoán lại luôn giới hạn cho vay tại các mã cổ phiếu thị giá thấp. Tôi cho rằng sức bền của con sóng hiện nay là chưa có cơ sở.”
Ông Huy cũng cảnh báo, với tình hình hiện nay, đã có không ít nhà đầu tư lạc quan hơn và cho rằng đây thời điểm tốt nhất trong năm để đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, để tham gia vào thời điểm này, các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng cần phải cảnh giác việc nguồn tiền đầu cơ "chớp nhoáng" trên thị trường có thể bất ngờ rút ra và khi đó không biết ai sẽ là người ở lại với khúc xương không đem lại lợi lộc gì ngoài hai chữ "thua lỗ"./.
Cổ phiếu dưới mệnh giá "lên đời"
Tuy nhiên, trên thực tế, các mã cổ phiếu được nhà đầu tư tranh mua, đẩy giá tăng kịch biên độ lại đang thuộc về những mã cổ phiếu có mức giá giao dịch dưới mệnh giá và lịch sử thanh khoản cao.
Nhà đầu tư Nguyễn Tuấn Anh tại Sàn giao dịch Chứng khoán SME đưa ra ý kiến quan sát, hoạt động giao dịch tại các mã cổ phiếu blue chip đã chững lại, điều này cho thấy các nhà đầu tư tổ chức đã chốt hàng. Trong khi đó các mã cổ phiếu “nóng” thị giá thấp trước đây thường được các nhóm đầu cơ dẫn dắt thì bốn phiên vừa qua tăng giá trần rất mạnh.
Song dưới góc độ quan sát tổng thể, ông Nguyễn Việt Hưng,Trưởng phòng Môi giới 2, Công ty Chứng khoán APEC lại cho rằng, khó có thể nói thị trường đang có xu thế đầu tư vào các mã cổ phiếu thị giá thấp.
“Dòng vốn đầu tư vẫn đang chạy quanh trong thị trường, một mặt bằng giá mới đang được thiết lập dần theo hình thcuốn chiếu. Thêm nữa, các kênh đầu cơ khác như ngoại tệ và vàng đang chứa đựng nhiều rủi ro nên chứng khoán sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Tôi cho rằng đây là cơ hội của các nhà đầu tư ưa mạo hiểm,” ông Hưng nhận định
Phân tích về nguồn tiền trên thị trường hiện nay, theo ông Trần Đăng Huy, Trưởng phòng Môi giới Công ty Chứng khoán Woori, dấu hiệu giao dịch cho thấy khối lượng tiền đổ vào thị trường chủ yếu là dòng vốn gửi ngân hàng rút về và thêm vào đó là một lượng tương đối lớn khoảng 7.000 – 8.000 tỷ đồng cổ tức của các công ty niêm yết vừa chia cho các cổ đông trong thời gian gần đây.
Cảnh báo hiệu ứng "con sóng cuối"
Quay lại diễn biến giao dịch trên sàn HoSE tại phiên giao dịch đầu tuần 13/6 cho thấy, mặc dù thanh khoản toàn sàn đạt gần 58 triệu đơn vị, nhưng thực tế giao dịch thỏa thuận đã chiếm trên 24 triệu đơn vị và giao dịch khớp lệnh chỉ đạt mức trên 33 triệu đơn vị.
Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài cũng xuất hiện bán ròng trên cả hai sàn niêm yết và chủ yếu là tại các mã vốn hóa lớn như VIC, KLS, VCG...
Sang đến phiên 14/6, diễn biến tại HoSE gần như tương đồng với HNX với thanh khoản lên gần 62 triệu đơn vị.
Khá thận trọng sau khi đã trải nghiệm sự khắc nghiệt của thị trường từ suốt năm 2010 đến nay, ông Tuấn Anh nói, "Tôi nhận thấy thị trường hiện giờ rất méo mó, không có lý gì khi điều kiện nguồn vốn trong xã hội vẫn thắt chặt, mà trên thị trường chứng khoán hết thảy cổ phiếu tốt, xấu đều tăng giá."
"Ví dụ mã PVL (Công ty Bất động sản Điện lực Dầu khí) bị HNX cho vào diện cảnh báo từ 8/6 do làm ăn thua lỗ song giá giao dịch cũng được kéo trần theo xu hướng thị trường. Dư mua hai phiên gần đây của PVL lên trên cả triệu đơn vị... Và hiện trên thị trường đang có vô khối mã cổ phiếu tăng giá phi lý như vậy,” ông Tuấn Anh nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Trần Đăng Huy cho rằng “Với điều kiện hiện nay, chỉ cần một lượng tiền nhỏ là có thể đẩy thị trường đi lên do giá các mã cổ phiếu đang rất thấp. Nhưng khi giá các cổ phiếu tăng đồng đều 20% tới 30%, lực đẩy thị trường sẽ phải cần đến những mãnh lực tài chính mạnh hơn. Song thực tế nguồn vốn tín dụng vẫn khó khăn, dòng tiền đòn bảy của công ty chứng khoán lại luôn giới hạn cho vay tại các mã cổ phiếu thị giá thấp. Tôi cho rằng sức bền của con sóng hiện nay là chưa có cơ sở.”
Ông Huy cũng cảnh báo, với tình hình hiện nay, đã có không ít nhà đầu tư lạc quan hơn và cho rằng đây thời điểm tốt nhất trong năm để đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, để tham gia vào thời điểm này, các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng cần phải cảnh giác việc nguồn tiền đầu cơ "chớp nhoáng" trên thị trường có thể bất ngờ rút ra và khi đó không biết ai sẽ là người ở lại với khúc xương không đem lại lợi lộc gì ngoài hai chữ "thua lỗ"./.
Linh Chi (Vietnam+)