Hơn nửa tháng nay, cuộc sống của nhiều người dân tại quận Hà Đông, Hà Nội liên tục đảo lộn do bị cắt điện, cộng với cái nóng oi bức của thời tiết khiến nỗi bức xúc càng lớn hơn.
Cuộc sống người dân đảo lộn
Theo thông báo trên trang web của Công ty Điện lực thành phố Hà Nội, quận Hà Đông ngày 10/5 chỉ duy nhất có khu Văn Khê, Hà Đông bị cắt điện từ 7 giờ đến 16 giờ để vệ sinh công nghiệp đường dây. Song thực tế rất nhiều khu vực dân cư trên địa bàn quận cũng không có điện.
Tay cầm chiếc quạt nan, chị Thúy Huyền, trên phố Quang Trung than phiền, mất điện từ 7 giờ đến tận 11 giờ trưa vẫn chưa có, nên cả nhà phải gọi cơm hộp để không phải vào bếp nấu nướng.
Chị Huyền kể, từ nửa tháng nay, trong khu vực này bị mất điện đến 5,6 lần, có khi nhằm đúng lúc từ 22h đêm, cả nhà chuẩn bị đi ngủ thì cắt điện.
"Nhiều hôm nóng quá không chịu được, cả nhà đã tính dư cư sang nhà bà Ngoại trong nội thành để ở," chị Huyền nói.
Điều đáng lo ngại nhất đối với gia đình có trẻ nhỏ là vấn đề sức khỏe của con em mình trong những ngày thời tiết nắng nóng bất thường.
Theo anh Hùng, một người dân sống trên đường Lê Lợi thì ngày 8/5 vừa qua, gia đình đã phải cho con đi sơ tán tại nhà bà Ngoại vì đứa con nhỏ đang học tại trường mẫu giáo Lê Lợi, Hà Đông được nhà trường thông báo sẽ bị cúp điện.
Không những thế, nỗi khổ nữa mà gia đình anh cũng phải gánh chịu là mất điện đồng nghĩa với mất nước, nhà dùng máy bơm tự động để tăng áp nhưng do không kịp tích trữ nước nên phải dùng cả đến xô, chậu để san sẻ cho mọi người.
"Nóng, nhu cầu dùng nước nhiều, nay phải tiết kiệm nữa thì đúng là cực hình", anh Hùng bức xúc.
Không riêng gì các khu dân cư, nhiều cơ quan đóng trên địa bàn quận Hà Đông cũng phải chịu cảnh tương tự, Theo một cán bộ Chi Cục quản lý thị trường Hà Nội, đóng trên đường Quang Trung, Hà Đông, trong sáng 10/5 cơ quan này đã phải dùng máy nổ để chạy vì có một cuộc họp với doanh nghiệp trên địa bàn, "nhưng do mất điện nên cuộc họp cũng phải rút ngắn thời gian để khỏi nắng nóng," vị cán bộ này cho biết.
Ngành điện cũng "cực khổ" không kém!
Trao đổi với Vietnam+, ông Nguyễn Đức Bình, Giám đốc Công ty điện lực Hà Đông cho hay, qua hai đợt nắng nóng (ngày 25/4 và ngày 2/5) thì ngành điện đã phát hiện ra một số điểm bị quá tải nên kết hợp với lịch vệ sinh công nghiệp để tiến hành bảo dưỡng luôn.
Cũng theo ông Hùng, hiện các trường học trên địa bàn vẫn chưa có ưu tiên hai nguồn điện, nên khi tiến hành sửa chữa định kỳ việc cấp điện cũng sẽ bị gián đoạn.
"Chúng tối chỉ có thể ưu tiên tại các điểm như: Bệnh viện, phát thanh truyền hình, các cơ quan đầu não của thành phố mà thôi, nắng nóng mà anh em phải chèo lên để sửa chữa đường dây cũng là việc cực chẳng đã, nếu không bảo dưỡng thì mất điện còn kéo dài hơn," ông Bình nói.
Báo cáo của ngành điện cho thấy, với mức tăng trưởng điện trên địa bàn Hà Đông liên tục tăng cao, cùng với việc bùng nổ các dự án nhà ở thì nhu cầu tiêu dùng điện cũng tăng đột biến.
Trong 4 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng điện trên địa bàn quận Hà Đông là 11,8% so với cùng kỳ, riêng tháng 4/2012 đã tăng 16,4% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, việc đầu tư và cấp vốn cho các dự án điện trên địa bàn này cũng chỉ eo hẹp. Theo ông Bình, mỗi năm Tổng công ty điện lực Hà Nội chỉ cấp cho Điện lực Hà Đông 7 tỷ đồng.
"Với mức vốn như vậy thì năm 2012, đơn vị này chỉ đủ để đầu tư mới 6 trạm biến áp, trong khi nhu cầu thực tế phải gấp 3-4 lần," ông Hùng bày tỏ.
Chính vì vậy, trong cái khó buộc phải ló cái khôn, công ty cũng phải tự tìm cách để vượt qua khó khăn. Thay vì đầu tư mới, ông Bình cho biết, đơn vị này đã phải khắc phục bằng cách nâng công suất các trạm biến áp, do vậy việc bảo trì thường xuyên sẽ khó tránh khỏi.
"Nhiều khách hàng vừa gọi điện đến đã mắng chửi, nhưng lực bất tòng tâm, chúng tôi cũng mong nhận được sự đồng cảm của khách hàng," ông Bình phân trần.
Tại cuộc họp báo thường kỳ công tác tháng Tư do Bộ Công Thương tổ chức ngày 2/5, lãnh đạo Cục điều tiết điện lực Bộ Công Thương cho hay, việc cân đối nguồn điện phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong mùa khô 2012 cơ bản được đảm bảo.
"Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng, phụ tải tăng cao nên việc cắt điện cục bộ tại một số nơi và trong một số thời điểm nhất định sẽ khó tránh khỏi," lãnh đạo Cục thừa nhận.
Để bổ sung nguồn điện cho các tháng mùa khô năm 2012, ngành điện sẽ huy động tối đa công suất, kể cả các nguồn điện giá cao và nhập khẩu để đáp ứng cho nhu cầu.
Nhưng đây mới chỉ là giai đoạn chớm hè và chắc chắn sẽ còn nhiều đợt nắng nóng diễn ra, kéo theo nhu cầu dùng điện tăng cao thì chắc chắn nỗi lo của người dân vẫn là bài toán hóc búa đối với ngành điện./.
Cuộc sống người dân đảo lộn
Theo thông báo trên trang web của Công ty Điện lực thành phố Hà Nội, quận Hà Đông ngày 10/5 chỉ duy nhất có khu Văn Khê, Hà Đông bị cắt điện từ 7 giờ đến 16 giờ để vệ sinh công nghiệp đường dây. Song thực tế rất nhiều khu vực dân cư trên địa bàn quận cũng không có điện.
Tay cầm chiếc quạt nan, chị Thúy Huyền, trên phố Quang Trung than phiền, mất điện từ 7 giờ đến tận 11 giờ trưa vẫn chưa có, nên cả nhà phải gọi cơm hộp để không phải vào bếp nấu nướng.
Chị Huyền kể, từ nửa tháng nay, trong khu vực này bị mất điện đến 5,6 lần, có khi nhằm đúng lúc từ 22h đêm, cả nhà chuẩn bị đi ngủ thì cắt điện.
"Nhiều hôm nóng quá không chịu được, cả nhà đã tính dư cư sang nhà bà Ngoại trong nội thành để ở," chị Huyền nói.
Điều đáng lo ngại nhất đối với gia đình có trẻ nhỏ là vấn đề sức khỏe của con em mình trong những ngày thời tiết nắng nóng bất thường.
Theo anh Hùng, một người dân sống trên đường Lê Lợi thì ngày 8/5 vừa qua, gia đình đã phải cho con đi sơ tán tại nhà bà Ngoại vì đứa con nhỏ đang học tại trường mẫu giáo Lê Lợi, Hà Đông được nhà trường thông báo sẽ bị cúp điện.
Không những thế, nỗi khổ nữa mà gia đình anh cũng phải gánh chịu là mất điện đồng nghĩa với mất nước, nhà dùng máy bơm tự động để tăng áp nhưng do không kịp tích trữ nước nên phải dùng cả đến xô, chậu để san sẻ cho mọi người.
"Nóng, nhu cầu dùng nước nhiều, nay phải tiết kiệm nữa thì đúng là cực hình", anh Hùng bức xúc.
Không riêng gì các khu dân cư, nhiều cơ quan đóng trên địa bàn quận Hà Đông cũng phải chịu cảnh tương tự, Theo một cán bộ Chi Cục quản lý thị trường Hà Nội, đóng trên đường Quang Trung, Hà Đông, trong sáng 10/5 cơ quan này đã phải dùng máy nổ để chạy vì có một cuộc họp với doanh nghiệp trên địa bàn, "nhưng do mất điện nên cuộc họp cũng phải rút ngắn thời gian để khỏi nắng nóng," vị cán bộ này cho biết.
Ngành điện cũng "cực khổ" không kém!
Trao đổi với Vietnam+, ông Nguyễn Đức Bình, Giám đốc Công ty điện lực Hà Đông cho hay, qua hai đợt nắng nóng (ngày 25/4 và ngày 2/5) thì ngành điện đã phát hiện ra một số điểm bị quá tải nên kết hợp với lịch vệ sinh công nghiệp để tiến hành bảo dưỡng luôn.
Cũng theo ông Hùng, hiện các trường học trên địa bàn vẫn chưa có ưu tiên hai nguồn điện, nên khi tiến hành sửa chữa định kỳ việc cấp điện cũng sẽ bị gián đoạn.
"Chúng tối chỉ có thể ưu tiên tại các điểm như: Bệnh viện, phát thanh truyền hình, các cơ quan đầu não của thành phố mà thôi, nắng nóng mà anh em phải chèo lên để sửa chữa đường dây cũng là việc cực chẳng đã, nếu không bảo dưỡng thì mất điện còn kéo dài hơn," ông Bình nói.
Báo cáo của ngành điện cho thấy, với mức tăng trưởng điện trên địa bàn Hà Đông liên tục tăng cao, cùng với việc bùng nổ các dự án nhà ở thì nhu cầu tiêu dùng điện cũng tăng đột biến.
Trong 4 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng điện trên địa bàn quận Hà Đông là 11,8% so với cùng kỳ, riêng tháng 4/2012 đã tăng 16,4% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, việc đầu tư và cấp vốn cho các dự án điện trên địa bàn này cũng chỉ eo hẹp. Theo ông Bình, mỗi năm Tổng công ty điện lực Hà Nội chỉ cấp cho Điện lực Hà Đông 7 tỷ đồng.
"Với mức vốn như vậy thì năm 2012, đơn vị này chỉ đủ để đầu tư mới 6 trạm biến áp, trong khi nhu cầu thực tế phải gấp 3-4 lần," ông Hùng bày tỏ.
Chính vì vậy, trong cái khó buộc phải ló cái khôn, công ty cũng phải tự tìm cách để vượt qua khó khăn. Thay vì đầu tư mới, ông Bình cho biết, đơn vị này đã phải khắc phục bằng cách nâng công suất các trạm biến áp, do vậy việc bảo trì thường xuyên sẽ khó tránh khỏi.
"Nhiều khách hàng vừa gọi điện đến đã mắng chửi, nhưng lực bất tòng tâm, chúng tôi cũng mong nhận được sự đồng cảm của khách hàng," ông Bình phân trần.
Tại cuộc họp báo thường kỳ công tác tháng Tư do Bộ Công Thương tổ chức ngày 2/5, lãnh đạo Cục điều tiết điện lực Bộ Công Thương cho hay, việc cân đối nguồn điện phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong mùa khô 2012 cơ bản được đảm bảo.
"Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng, phụ tải tăng cao nên việc cắt điện cục bộ tại một số nơi và trong một số thời điểm nhất định sẽ khó tránh khỏi," lãnh đạo Cục thừa nhận.
Để bổ sung nguồn điện cho các tháng mùa khô năm 2012, ngành điện sẽ huy động tối đa công suất, kể cả các nguồn điện giá cao và nhập khẩu để đáp ứng cho nhu cầu.
Nhưng đây mới chỉ là giai đoạn chớm hè và chắc chắn sẽ còn nhiều đợt nắng nóng diễn ra, kéo theo nhu cầu dùng điện tăng cao thì chắc chắn nỗi lo của người dân vẫn là bài toán hóc búa đối với ngành điện./.
Đức Duy (Vietnam+)