Giá dầu lùi bước tại châu Á khi bắt đầu phiên giao dịch ngày 25/7, ngược với xu hướng đi lên đêm trước tại Mỹ và châu Âu.
Theo đánh giá của giới phân tích, tâm lý của nhà đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều từ nỗi lo thường trực về cuộc khủng khoảng nợ tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Sáng cùng ngày trên Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 9/2012 giảm 18 xu xuống 88,32 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 42 xu còn 103 USD/thùng.
Giới đầu tư đang bị cuộc khủng hoảng nợ kéo dài và ngày càng trầm trọng tại châu Âu làm cho hoảng sợ, nhất là khi lãi suất đi vay của Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ tư Eurozone - tăng lên mức cao mới trong ngày 24/7 và điều này làm dấy lên những lo ngại về khả năng Madrid sẽ xin cứu trợ từ bên ngoài.
Nhà chiến lược thị trường Justin Harper thuộc Công ty IG Markets tại Singapore cho rằng nỗi lo Tây Ban Nha xin cứu trợ tiếp tục bao trùm khắp các thị trường, vì rõ ràng là mức lãi suất trái phiếu Tây Ban Nha đang cao không thể chịu đựng nổi và nước này cần hành động để khôi phục lòng tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Sau khi Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's của Mỹ cuối ngày 23/7 đã hạ triển vọng kinh tế của Đức, Hà Lan, Lúcxămbua từ mức "ổn định" xuống "tiêu cực", chi phí đi vay của Tây Ban Nha lập tức tăng lên mức cao chưa từng thấy, trên 7,5% và mức trên 7% đã buộc các nước khác phải tìm kiếm sự giúp đỡ tài chính từ bên ngoài.
Đêm trước tại thị trường phương Tây, dầu thô kỳ hạn đã tăng giá nhẹ, sau khi Trung Quốc công bố số liệu đáng khích lệ của lĩnh vực chế tạo trong tháng 7/2012.
Ngân hàng HSBC cho biết Chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Trung Quốc - thước đo hoạt động của lĩnh vực chế tạo - đã chạm mức cao nhất trong 5 tháng qua là 49,5 trong tháng 7/2012, so với 48,2 tháng trước.
Chốt phiên 24/7 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 9/2012 tăng 36 xu lên 88,50 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tại London cũng tăng 16 xu lên 103,42 USD/thùng./.
Theo đánh giá của giới phân tích, tâm lý của nhà đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều từ nỗi lo thường trực về cuộc khủng khoảng nợ tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Sáng cùng ngày trên Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 9/2012 giảm 18 xu xuống 88,32 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 42 xu còn 103 USD/thùng.
Giới đầu tư đang bị cuộc khủng hoảng nợ kéo dài và ngày càng trầm trọng tại châu Âu làm cho hoảng sợ, nhất là khi lãi suất đi vay của Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ tư Eurozone - tăng lên mức cao mới trong ngày 24/7 và điều này làm dấy lên những lo ngại về khả năng Madrid sẽ xin cứu trợ từ bên ngoài.
Nhà chiến lược thị trường Justin Harper thuộc Công ty IG Markets tại Singapore cho rằng nỗi lo Tây Ban Nha xin cứu trợ tiếp tục bao trùm khắp các thị trường, vì rõ ràng là mức lãi suất trái phiếu Tây Ban Nha đang cao không thể chịu đựng nổi và nước này cần hành động để khôi phục lòng tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Sau khi Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's của Mỹ cuối ngày 23/7 đã hạ triển vọng kinh tế của Đức, Hà Lan, Lúcxămbua từ mức "ổn định" xuống "tiêu cực", chi phí đi vay của Tây Ban Nha lập tức tăng lên mức cao chưa từng thấy, trên 7,5% và mức trên 7% đã buộc các nước khác phải tìm kiếm sự giúp đỡ tài chính từ bên ngoài.
Đêm trước tại thị trường phương Tây, dầu thô kỳ hạn đã tăng giá nhẹ, sau khi Trung Quốc công bố số liệu đáng khích lệ của lĩnh vực chế tạo trong tháng 7/2012.
Ngân hàng HSBC cho biết Chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Trung Quốc - thước đo hoạt động của lĩnh vực chế tạo - đã chạm mức cao nhất trong 5 tháng qua là 49,5 trong tháng 7/2012, so với 48,2 tháng trước.
Chốt phiên 24/7 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 9/2012 tăng 36 xu lên 88,50 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tại London cũng tăng 16 xu lên 103,42 USD/thùng./.
Trang Nhung (TTXVN)