Ngày 16/3, giá dầu mỏ thế giới đã tăng lên 82 USD/thùng sau một thời gian giảm mạnh. Nguyên nhân của việc tăng giá này là do giá đồng USD giảm sau khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức gần bằng 0%.
Ngay trước khi hội nghị các bộ trưởng dầu mỏ của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) diễn ra tại Vienna, Áo vào ngày 17/3, giá dầu thô ngọt nhẹ tại New York giao tháng Tư đã tăng vọt lên hơn 82 USD/thùng, tăng 1,9 USD so với giá đóng cửa của ngày 15/3. Tại London, giá dầu thô Brent biển Bắc giao cùng tháng tăng 1,13 USD lên 79,02 USD/thùng.
Giá dầu tăng còn do giá đồng USD giảm so với đồng euro sau khi các bộ trưởng tài chính châu Âu nhất trí sẽ hỗ trợ Hy Lạp giải quyết khủng hoảng.
Ngoài ra, giá dầu tăng còn do tâm lý lo ngại về nhu cầu năng lượng ở Mỹ và những biện pháp Trung Quốc có thể đưa ra nhằm hạ nhiệt nền kinh tế tăng trưởng quá nóng của họ.
Trước đó, ngày 15/3, các nước thành viên chủ chốt trong OPEC cho biết khối này không cần thiết phải thay đổi chỉ tiêu sản xuất khi tình hình cung cầu và giá cả như hiện nay, giữa lúc kinh tế toàn cầu đang phục hồi.
OPEC, hiện chiếm khoảng 40% sản lượng dầu mỏ thế giới, đặt mục tiêu sản lượng chính thức ở mức 24,84 triệu thùng/ngày kể từ tháng 1/2009.Tuy nhiên hầu hết các nước thành viên đều sản xuất vượt mức trần, với sản lượng thực tế trong tháng vừa qua lên tới 26,7 triệu thùng/ngày./.
Ngay trước khi hội nghị các bộ trưởng dầu mỏ của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) diễn ra tại Vienna, Áo vào ngày 17/3, giá dầu thô ngọt nhẹ tại New York giao tháng Tư đã tăng vọt lên hơn 82 USD/thùng, tăng 1,9 USD so với giá đóng cửa của ngày 15/3. Tại London, giá dầu thô Brent biển Bắc giao cùng tháng tăng 1,13 USD lên 79,02 USD/thùng.
Giá dầu tăng còn do giá đồng USD giảm so với đồng euro sau khi các bộ trưởng tài chính châu Âu nhất trí sẽ hỗ trợ Hy Lạp giải quyết khủng hoảng.
Ngoài ra, giá dầu tăng còn do tâm lý lo ngại về nhu cầu năng lượng ở Mỹ và những biện pháp Trung Quốc có thể đưa ra nhằm hạ nhiệt nền kinh tế tăng trưởng quá nóng của họ.
Trước đó, ngày 15/3, các nước thành viên chủ chốt trong OPEC cho biết khối này không cần thiết phải thay đổi chỉ tiêu sản xuất khi tình hình cung cầu và giá cả như hiện nay, giữa lúc kinh tế toàn cầu đang phục hồi.
OPEC, hiện chiếm khoảng 40% sản lượng dầu mỏ thế giới, đặt mục tiêu sản lượng chính thức ở mức 24,84 triệu thùng/ngày kể từ tháng 1/2009.Tuy nhiên hầu hết các nước thành viên đều sản xuất vượt mức trần, với sản lượng thực tế trong tháng vừa qua lên tới 26,7 triệu thùng/ngày./.
(TTXVN/Vietnam+)