Việc Hạ viện Đức chiều 29/9 thông qua kế hoạch mở rộng quỹ cứu trợ Eurozone nhằm giúp châu Âu vượt qua cuộc khủng hoảng nợ công đã khiến giá dầu châu Á ngày 30/9 mở cửa tăng ngay từ đầu phiên.
Thêm vào đó, những số liệu tích cực của nền kinh tế Mỹ cũng giúp thổi làn gió mát lên các thị trường, giúp các nhà đầu tư trở nên lạc quan hơn về triển vọng kinh tế toàn cầu.
Vào sáng 30/9 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 11/2011 tăng 53 cent lên 82,67 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 28 cent lên 104,23 USD/thùng.
Tuy nhiên, sang đến phiên chiều, đà tăng có phần trái chiều đối với hai hợp đồng dầu trên khi các nhà đầu tư vẫn còn hoài nghi về tính hiệu quả của quỹ cứu trợ trên, cùng nỗi lo về việc liệu các nhà hoạch định chính sách có giải quyết được triệt để cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay tại châu Âu hay không trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của toàn khu vực còn rất yếu kém.
Hạ viện Đức vào chiều 29/9 đã bỏ phiếu thông qua kế hoạch tăng quy mô Qũy bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) lên 440 tỷ euro (590 tỷ USD).
Chiều 30/9 tại Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 11/2011 chỉ còn tăng 47 cent lên 82,61 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn lại tăng nhiều hơn, thêm 35 cent lên 104,30 USD/thùng.
Giá dầu còn được hậu thuẫn nhờ một số thông tin khả quan đến từ nền kinh tế đầu tầu Mỹ - cũng là quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, cho biết chính phủ nước này đã điều chỉnh tăng mức tăng trưởng kinh tế của quý 2/2011 lên 1,3%, tốt hơn so với dự đoán trước đó chỉ là 1,0%.
Theo Bộ Lao động Mỹ, trong tuần kết thúc hôm 24/9 vừa qua, lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của nước này đã giảm 37.000 xuống còn 375.000 người - mức thấp nhất trong năm tháng qua. Những thông tin tốt lành này khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên phấn chấn.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 29/9 trên các thị trường châu Âu và Mỹ, giá dầu cũng đã đi lên nhờ những thông tin tích cực kể trên. Chốt phiên này trên thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 11/2011 tăng 93 cent lên 82,14 USD/thùng, trong khi tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 14 cent lên 103,95 USD/thùng.
Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích cho rằng, tuy tình hình đã có những dấu hiệu sáng sủa hơn, song những nhân tố tiêu cực vẫn tiềm ẩn, trong đó có vấn đề về nhu cầu cầu. Theo công bố của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ hôm 28/9, nhu cầu về dầu tại Mỹ trong tháng Bảy đã giảm gần 4% so với cùng kỳ năm ngoái./.
Thêm vào đó, những số liệu tích cực của nền kinh tế Mỹ cũng giúp thổi làn gió mát lên các thị trường, giúp các nhà đầu tư trở nên lạc quan hơn về triển vọng kinh tế toàn cầu.
Vào sáng 30/9 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 11/2011 tăng 53 cent lên 82,67 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 28 cent lên 104,23 USD/thùng.
Tuy nhiên, sang đến phiên chiều, đà tăng có phần trái chiều đối với hai hợp đồng dầu trên khi các nhà đầu tư vẫn còn hoài nghi về tính hiệu quả của quỹ cứu trợ trên, cùng nỗi lo về việc liệu các nhà hoạch định chính sách có giải quyết được triệt để cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay tại châu Âu hay không trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của toàn khu vực còn rất yếu kém.
Hạ viện Đức vào chiều 29/9 đã bỏ phiếu thông qua kế hoạch tăng quy mô Qũy bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) lên 440 tỷ euro (590 tỷ USD).
Chiều 30/9 tại Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 11/2011 chỉ còn tăng 47 cent lên 82,61 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn lại tăng nhiều hơn, thêm 35 cent lên 104,30 USD/thùng.
Giá dầu còn được hậu thuẫn nhờ một số thông tin khả quan đến từ nền kinh tế đầu tầu Mỹ - cũng là quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, cho biết chính phủ nước này đã điều chỉnh tăng mức tăng trưởng kinh tế của quý 2/2011 lên 1,3%, tốt hơn so với dự đoán trước đó chỉ là 1,0%.
Theo Bộ Lao động Mỹ, trong tuần kết thúc hôm 24/9 vừa qua, lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của nước này đã giảm 37.000 xuống còn 375.000 người - mức thấp nhất trong năm tháng qua. Những thông tin tốt lành này khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên phấn chấn.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 29/9 trên các thị trường châu Âu và Mỹ, giá dầu cũng đã đi lên nhờ những thông tin tích cực kể trên. Chốt phiên này trên thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 11/2011 tăng 93 cent lên 82,14 USD/thùng, trong khi tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 14 cent lên 103,95 USD/thùng.
Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích cho rằng, tuy tình hình đã có những dấu hiệu sáng sủa hơn, song những nhân tố tiêu cực vẫn tiềm ẩn, trong đó có vấn đề về nhu cầu cầu. Theo công bố của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ hôm 28/9, nhu cầu về dầu tại Mỹ trong tháng Bảy đã giảm gần 4% so với cùng kỳ năm ngoái./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)