Chiều 23/4, giá dầu trên thị trường châu Á vẫn vững, trong bối cảnh các nhà giao dịch tỏ ra lạc quan về số liệu của lĩnh vực chế tạo tại Trung Quốc.
Cụ thể, tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 6/2012 tăng 4 xu lên 118,80 USD/thùng; còn giá dầu ngọt nhẹ New York giao cùng kỳ hạn giảm nhẹ 9 xu xuống 103,79 USD/thùng.
Theo giới phân tích, giá dầu đang được hỗ trợ trước báo cáo của ngân hàng HSBC cho thấy, trong tháng 4/2012 hoạt động chế tạo của Trung Quốc tăng nhẹ so với tháng 3/2012, với Chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) tăng từ 48,3 lên 49,1.
Mặc dù chỉ số này vẫn dưới ngưỡng 50 (PMI từ 50 trở lên cho thấy hoạt động sản xuất có tăng trưởng), song các nhà phân tích cho rằng, sự tăng lên của PMI trong tháng 4/2012 cũng là một dấu hiệu tích cực.
Nhà kinh tế trưởng của HSBC tại Trung Quốc, Qu Hongbin nhận định, số liệu khả quan về hoạt động chế tạo sẽ tạo đà để Bắc Kinh sớm thực hiện các biện pháp nới lỏng tiền tệ, qua đó giúp xoa dịu mối lo ngại về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ sụt giảm mạnh.
Tuy vậy, ông Qu cảnh báo kinh tế Trung Quốc vẫn đối mặt với nhiều thách thức, khi tăng trưởng nhu cầu và sản lượng chế tạo vẫn ở mức thấp, trong khi thị trường việc làm chịu nhiều sức ép.
Hiện nay, các nhà giao dịch trên thị trường dầu mỏ vẫn đang theo sát những biến động của kinh tế Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới.
Ngoài Trung Quốc, các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ diễn ra trong hai ngày 24-25/4.
Dự kiến, tại cuộc họp lần này, FED sẽ quyết định có đưa ra thêm các chương trình kích thích kinh tế nữa hay không, trong bối cảnh giá xăng leo thang, tăng trưởng việc làm chậm lại và cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu làm dấy lên lo sợ một đợt suy thoái kinh tế sẽ trở lại.
Chiến lượng gia Justin Harper, thuộc IG Markets Singapore nói: "Vào thời điểm này, các nhà giao dịch trên thị trường đang tỏ ra khá cẩn trọng."
Trong khi đó, Ric Spooner, nhà phân tích thuộc CMC Markets, có trụ sở tại Australia nhận định, nguy cơ gián đoạn nguồn cung tại Iran vẫn là một trong những nhân tố chi phối thị trường dầu mỏ, khi vẫn chưa có biện pháp nào được đưa ra để giải quyết nhanh chóng tình hình căng thẳng giữa Têhêran và phương Tây.
Hồi tháng Ba vừa qua, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Iran đã đẩy giá dầu Brent vọt lên 128 USD/thùng, mức cao nhất kể từ năm 2008./.
Cụ thể, tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 6/2012 tăng 4 xu lên 118,80 USD/thùng; còn giá dầu ngọt nhẹ New York giao cùng kỳ hạn giảm nhẹ 9 xu xuống 103,79 USD/thùng.
Theo giới phân tích, giá dầu đang được hỗ trợ trước báo cáo của ngân hàng HSBC cho thấy, trong tháng 4/2012 hoạt động chế tạo của Trung Quốc tăng nhẹ so với tháng 3/2012, với Chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) tăng từ 48,3 lên 49,1.
Mặc dù chỉ số này vẫn dưới ngưỡng 50 (PMI từ 50 trở lên cho thấy hoạt động sản xuất có tăng trưởng), song các nhà phân tích cho rằng, sự tăng lên của PMI trong tháng 4/2012 cũng là một dấu hiệu tích cực.
Nhà kinh tế trưởng của HSBC tại Trung Quốc, Qu Hongbin nhận định, số liệu khả quan về hoạt động chế tạo sẽ tạo đà để Bắc Kinh sớm thực hiện các biện pháp nới lỏng tiền tệ, qua đó giúp xoa dịu mối lo ngại về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ sụt giảm mạnh.
Tuy vậy, ông Qu cảnh báo kinh tế Trung Quốc vẫn đối mặt với nhiều thách thức, khi tăng trưởng nhu cầu và sản lượng chế tạo vẫn ở mức thấp, trong khi thị trường việc làm chịu nhiều sức ép.
Hiện nay, các nhà giao dịch trên thị trường dầu mỏ vẫn đang theo sát những biến động của kinh tế Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới.
Ngoài Trung Quốc, các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ diễn ra trong hai ngày 24-25/4.
Dự kiến, tại cuộc họp lần này, FED sẽ quyết định có đưa ra thêm các chương trình kích thích kinh tế nữa hay không, trong bối cảnh giá xăng leo thang, tăng trưởng việc làm chậm lại và cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu làm dấy lên lo sợ một đợt suy thoái kinh tế sẽ trở lại.
Chiến lượng gia Justin Harper, thuộc IG Markets Singapore nói: "Vào thời điểm này, các nhà giao dịch trên thị trường đang tỏ ra khá cẩn trọng."
Trong khi đó, Ric Spooner, nhà phân tích thuộc CMC Markets, có trụ sở tại Australia nhận định, nguy cơ gián đoạn nguồn cung tại Iran vẫn là một trong những nhân tố chi phối thị trường dầu mỏ, khi vẫn chưa có biện pháp nào được đưa ra để giải quyết nhanh chóng tình hình căng thẳng giữa Têhêran và phương Tây.
Hồi tháng Ba vừa qua, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Iran đã đẩy giá dầu Brent vọt lên 128 USD/thùng, mức cao nhất kể từ năm 2008./.
Trà My (TTXVN)