Theo ông Đỗ Kim Lang, Phó cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương, Chương trình Thương hiệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2003 đến nay đã đạt được mục tiêu đề ra là tạo ra được phong trào xây dựng thương hiệu trong cộng đồng doanh nghiệp.
Bên lề lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Cục Xúc tiến Thương mại, Ban thư ký chương trình Thương hiệu quốc gia với Báo Tin tức thuộc Thông tấn xã Việt Nam chiều 18/10, tại Hà Nội, ông Đỗ Kim Lang cho rằng, muốn phát triển thành công Chương trình Thương hiệu quốc gia thì cần phải có những hoạt động hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp đặc biệt là công tác thông tin và thị trường.
Theo ông Lang, thời gian qua, bản thân Ban Thư ký Chương trình thương hiệu quốc gia cũng rất nỗ lực nhưng kết quả đạt được còn hạn chế do thiếu nhân sự cũng như sự hiểu biết trong vấn đề thương hiệu còn chưa nhiều.
Dưới sự trợ giúp của các phương tiện truyền thông và đóng góp của các chuyên gia trong lĩnh vực thương hiệu, Ban thư ký đã mở rộng được tầm hoạt động cũng như mạng lưới liên kết với các cơ quan bên ngoài, do đó tập hợp được sức mạnh của các đơn vị, tổ chức trong toàn quốc.
Hiện nay, Ban Thư ký đã ký thỏa thuận chương trình đối tác truyền thông chiến lược với một số đơn vị như Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Báo Nhân dân và Báo Tin tức (Thông tấn xã Việt Nam) cùng một số đối tác khác của doanh nghiệp nhằm triển khai những hoạt động cụ thể trong hoạt động xậy dựng thương hiệu sản phẩm.
Theo ông Lang, ngoài ưu tiên hàng đầu là công tác tuyên truyền, báo chí đã chủ động lập các chuyên trang trên các ấn phẩm riêng của mình và đây là những kênh thông tin rất có hiệu quả để truyền tải và đóng góp những ý kiến chuyên sâu cho chương trình.
“Xét về mặt chiến lược, khi xây dựng chương trình thì yêu cầu đặt ra là làm từng bước, chỉ tuyên truyền trong nước để doanh nghiệp nắm được về chủ trương chính sách sau đó mới dần dần hướng tới các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam nhằm nhân rộng hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam,” ông Lang nói.
Tại buổi ký kết, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cũng khẳng định, việc xây dựng được những thương hiệu đứng vững trên thương trường và trong lòng người tiêu dùng là một trong những vấn đề quyết định sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp.
Để có những thương hiệu mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế, ngoài vai trò then chốt của bản thân doanh nghiệp thì không thể thiếu sự quản lý, giúp đỡ của các cơ quan nhà nước và vai trò cầu nối của báo chí.
Bằng việc triển khai thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Công thương và Thông tấn xã Việt Nam mà cụ thể là việc tuyên truyền các nội dung của chương trình Thương hiệu quốc gia sẽ là kênh thông tin hữu hiệu giúp kết nối các nhà sản xuất, phân phối với người tiêu dùng.
Qua đó cũng giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xuất khẩu, thậm giúp các doanh nghiệp thay đổi nhận thức trong việc ưu tiên sử dụng hàng hóa do chính các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất được.
Phó Tổng Giám đốc TTXVN Hà Minh Huệ nhấn mạnh, với một hệ thống 63 phân xã trong nước và 27 phân xã ở khắp các châu lục, TTXVN có ưu thế và điều kiện để làm cầu nối, đưa sản phẩm, đưa doanh nghiệp đến với người tiêu dùng trong nước và thế giới, góp phần vào việc xây dựng Chương trình Thương hiệu quốc gia.
Chương trình Thương hiệu Quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QDD-TTg ngày 23/11/2003 và sửa đổi bổ sung tại Quyết định số 250/2006/QDD-TTg ngày 31/20/2006, theo đó chương trình có các mục tiêu xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ đa dạng phong phú với chất lượng cao. Nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu, sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập…
Trong lần xét chọn doanh nghiệp tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia năm 2010, đã có 43 doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đủ điều kiện tham gia Chương trình này./.
Bên lề lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Cục Xúc tiến Thương mại, Ban thư ký chương trình Thương hiệu quốc gia với Báo Tin tức thuộc Thông tấn xã Việt Nam chiều 18/10, tại Hà Nội, ông Đỗ Kim Lang cho rằng, muốn phát triển thành công Chương trình Thương hiệu quốc gia thì cần phải có những hoạt động hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp đặc biệt là công tác thông tin và thị trường.
Theo ông Lang, thời gian qua, bản thân Ban Thư ký Chương trình thương hiệu quốc gia cũng rất nỗ lực nhưng kết quả đạt được còn hạn chế do thiếu nhân sự cũng như sự hiểu biết trong vấn đề thương hiệu còn chưa nhiều.
Dưới sự trợ giúp của các phương tiện truyền thông và đóng góp của các chuyên gia trong lĩnh vực thương hiệu, Ban thư ký đã mở rộng được tầm hoạt động cũng như mạng lưới liên kết với các cơ quan bên ngoài, do đó tập hợp được sức mạnh của các đơn vị, tổ chức trong toàn quốc.
Hiện nay, Ban Thư ký đã ký thỏa thuận chương trình đối tác truyền thông chiến lược với một số đơn vị như Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Báo Nhân dân và Báo Tin tức (Thông tấn xã Việt Nam) cùng một số đối tác khác của doanh nghiệp nhằm triển khai những hoạt động cụ thể trong hoạt động xậy dựng thương hiệu sản phẩm.
Theo ông Lang, ngoài ưu tiên hàng đầu là công tác tuyên truyền, báo chí đã chủ động lập các chuyên trang trên các ấn phẩm riêng của mình và đây là những kênh thông tin rất có hiệu quả để truyền tải và đóng góp những ý kiến chuyên sâu cho chương trình.
“Xét về mặt chiến lược, khi xây dựng chương trình thì yêu cầu đặt ra là làm từng bước, chỉ tuyên truyền trong nước để doanh nghiệp nắm được về chủ trương chính sách sau đó mới dần dần hướng tới các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam nhằm nhân rộng hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam,” ông Lang nói.
Tại buổi ký kết, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cũng khẳng định, việc xây dựng được những thương hiệu đứng vững trên thương trường và trong lòng người tiêu dùng là một trong những vấn đề quyết định sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp.
Để có những thương hiệu mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế, ngoài vai trò then chốt của bản thân doanh nghiệp thì không thể thiếu sự quản lý, giúp đỡ của các cơ quan nhà nước và vai trò cầu nối của báo chí.
Bằng việc triển khai thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Công thương và Thông tấn xã Việt Nam mà cụ thể là việc tuyên truyền các nội dung của chương trình Thương hiệu quốc gia sẽ là kênh thông tin hữu hiệu giúp kết nối các nhà sản xuất, phân phối với người tiêu dùng.
Qua đó cũng giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xuất khẩu, thậm giúp các doanh nghiệp thay đổi nhận thức trong việc ưu tiên sử dụng hàng hóa do chính các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất được.
Phó Tổng Giám đốc TTXVN Hà Minh Huệ nhấn mạnh, với một hệ thống 63 phân xã trong nước và 27 phân xã ở khắp các châu lục, TTXVN có ưu thế và điều kiện để làm cầu nối, đưa sản phẩm, đưa doanh nghiệp đến với người tiêu dùng trong nước và thế giới, góp phần vào việc xây dựng Chương trình Thương hiệu quốc gia.
Chương trình Thương hiệu Quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QDD-TTg ngày 23/11/2003 và sửa đổi bổ sung tại Quyết định số 250/2006/QDD-TTg ngày 31/20/2006, theo đó chương trình có các mục tiêu xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ đa dạng phong phú với chất lượng cao. Nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu, sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập…
Trong lần xét chọn doanh nghiệp tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia năm 2010, đã có 43 doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đủ điều kiện tham gia Chương trình này./.
Đức Duy (Vietnam+)