Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là nội dung của cuộc tọa đàm ngày 22/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Cuộc tọa đàm do Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) phối hợp cùng Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, thu hút đông đảo đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nghiệp có tham gia xuất khẩu.
Theo nhận định chung, từ đầu năm đến nay, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng mạnh.
Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ và sự nỗ lực của các Bộ, ngành, Hiệp hội và doanh nghiệp, nhất là trong việc triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP, nền kinh tế Việt Nam vẫn đảm bảo được sự ổn định và đạt được những kết quả tích cực, trong đó có hoạt động xuất khẩu.
Trong 8 tháng đầu năm, cả nước đã xuất khẩu được một lượng hàng hóa trị giá 60,8 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2010. Kết quả này cho thấy hoạt động xuất khẩu tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao. Thị trường xuất khẩu cũng có những kết quả khả quan.
Đại diện các Hiệp hội Cao su, Hiệp hội Hồ tiêu, Hiệp hội cây điều và các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ, nhựa, càphê, thủy hải sản, nông sản… đã nêu lên những trở ngại trong hoạt động xuất khẩu như bị ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh quốc tế với khủng hoảng nợ công và sự cắt giảm chi tiêu ngân sách tại EU, áp lực lạm phát tại nhiều nước….
Ở trong nước, việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt cũng gây khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp, trong đó khó khăn nhất hiện nay là các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn hoạt động, khó tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng với lãi suất phù hợp.
Ông Hoàng Huy Hà, Ủy viên Hội đồng quản trị BIDV cho biết theo định hướng của Chính phủ, cùng với các tổ chức tín dụng khác, BIDV đã chủ động xây dựng chương trình hành động hỗ trợ doanh nghiệp nhằm đầy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Năm 2010 tổng doanh số tài trợ xuất khẩu là 27.198 tỷ đồng, 7 tháng đầu năm nay là 22.830 tỷ đồng… Mức lãi suất sàn cho vay ngắn hạn với các đối tượng ưu tiên là 16,5%/năm.
Ông Trần Duy Hưng, Phó Vụ trưởng vụ 2 - Văn phòng Trung ương Đảng nêu rõ dự kiến trong cả năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có thể đạt khoảng 90 tỷ USD, tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 110 tỷ USD, như vậy tỷ lệ nhập siêu vẫn còn rất lớn.
Trong khi đó, giá trị tăng thêm của hàng xuất khẩu Việt Nam chưa cao, ngoài những nguyên nhân khó khăn khách quan, còn có những nguyên nhân chủ quan như về cơ chế, chính sách, về năng lực quản lý, điều hành…
Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã nêu lên các giải pháp như tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; tận dụng hiệu quả các cơ hội thị trường và các ưu đãi theo các cam kết quốc tế; đa dạng hóa diện mặt hàng xuất khẩu; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dự báo thị trường; có giải pháp phù hợp để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng truyền thống; tăng cường xúc tiến thương mại…
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cam kết sẽ tập hợp đầy đủ các kiến đóng góp, đề xuất với Chính phủ và các cơ quan hữu quan kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong thời gian tới./.
Cuộc tọa đàm do Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) phối hợp cùng Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, thu hút đông đảo đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nghiệp có tham gia xuất khẩu.
Theo nhận định chung, từ đầu năm đến nay, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng mạnh.
Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ và sự nỗ lực của các Bộ, ngành, Hiệp hội và doanh nghiệp, nhất là trong việc triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP, nền kinh tế Việt Nam vẫn đảm bảo được sự ổn định và đạt được những kết quả tích cực, trong đó có hoạt động xuất khẩu.
Trong 8 tháng đầu năm, cả nước đã xuất khẩu được một lượng hàng hóa trị giá 60,8 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2010. Kết quả này cho thấy hoạt động xuất khẩu tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao. Thị trường xuất khẩu cũng có những kết quả khả quan.
Đại diện các Hiệp hội Cao su, Hiệp hội Hồ tiêu, Hiệp hội cây điều và các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ, nhựa, càphê, thủy hải sản, nông sản… đã nêu lên những trở ngại trong hoạt động xuất khẩu như bị ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh quốc tế với khủng hoảng nợ công và sự cắt giảm chi tiêu ngân sách tại EU, áp lực lạm phát tại nhiều nước….
Ở trong nước, việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt cũng gây khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp, trong đó khó khăn nhất hiện nay là các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn hoạt động, khó tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng với lãi suất phù hợp.
Ông Hoàng Huy Hà, Ủy viên Hội đồng quản trị BIDV cho biết theo định hướng của Chính phủ, cùng với các tổ chức tín dụng khác, BIDV đã chủ động xây dựng chương trình hành động hỗ trợ doanh nghiệp nhằm đầy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Năm 2010 tổng doanh số tài trợ xuất khẩu là 27.198 tỷ đồng, 7 tháng đầu năm nay là 22.830 tỷ đồng… Mức lãi suất sàn cho vay ngắn hạn với các đối tượng ưu tiên là 16,5%/năm.
Ông Trần Duy Hưng, Phó Vụ trưởng vụ 2 - Văn phòng Trung ương Đảng nêu rõ dự kiến trong cả năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có thể đạt khoảng 90 tỷ USD, tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 110 tỷ USD, như vậy tỷ lệ nhập siêu vẫn còn rất lớn.
Trong khi đó, giá trị tăng thêm của hàng xuất khẩu Việt Nam chưa cao, ngoài những nguyên nhân khó khăn khách quan, còn có những nguyên nhân chủ quan như về cơ chế, chính sách, về năng lực quản lý, điều hành…
Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã nêu lên các giải pháp như tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; tận dụng hiệu quả các cơ hội thị trường và các ưu đãi theo các cam kết quốc tế; đa dạng hóa diện mặt hàng xuất khẩu; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dự báo thị trường; có giải pháp phù hợp để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng truyền thống; tăng cường xúc tiến thương mại…
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cam kết sẽ tập hợp đầy đủ các kiến đóng góp, đề xuất với Chính phủ và các cơ quan hữu quan kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong thời gian tới./.
Hà Huy Hiệp (TTXVN/Vietnam+)