Cùng với đó, ngành tăng cường công tác quản lý tàu cá, khai thác thủy sản vàthực hiện đổi mới trong quản lý nghề cá trên cơ sở thực hiện xã hội hóa.
Theo Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển, đến năm 2015, có ít nhất 0,24% diệntích vùng biển Việt Nam nằm trong các khu bảo tồn biển và khoảng 30% diện tíchcủa từng khu bảo tồn biển được bảo vệ nghiêm ngặt. Giai đoạn 2016-2020, tiếnhành nghiên cứu, đề xuất quy hoạch phát triển mở rộng hệ thống khu bảo tồn biển;điều tra, khảo sát và thiết lập, đưa vào hoạt động một số khu bảo tồn biển mới.
Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết, đến nay hệ thống tổ chứckhai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã phát triển trên phạm vi 53/63 tỉnh,thành phố và trở thành lực lượng nòng cốt trong thực thi pháp luật nghề cá nóichung và trong quản lý khai thác, bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủysản nói riêng. Nổi bật là công tác bảo tồn, với 45 khu bảo tồn vùng nước nội địavà 16 khu bảo tồn biển đã được quy hoạch và đưa vào quản lý.
Cục hiện phải quản lý đội tàu cá 130.000 chiếc, trong đó trên 60.000 tàu cáthuộc diện hàng năm phải kiểm tra an toàn kỹ thuật (đăng kiểm). Mặc dù vậy, hiệntại đã có trên 90% tổng số tàu cá đã được đăng ký (số tàu cá chưa đăng ký là thuyềnthủ công, lắp máy có công suất nhỏ dưới 20CV hoạt động chủ yếu trong sông, cửasông, đầm phá) và trên 90% số tàu cá thuộc diện phải đăng kiểm đã được kiểm traan toàn kỹ thuật./.