Chiều 27/10, tại Kỳ họp thứ 2, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, các đại biểu Quốc hội khóa XIII tiếp tục thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012. Đa số các ý kiến đều đồng tình với báo cáo của Chính phủ.
Trong phiên họp buổi chiều, vấn đề giao thông đã làm nóng nghị trường. Đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) cho rằng, trong khi nguồn lực có hạn thì việc đầu tư cần được cân nhắc, tính toán thận trọng, đặc biệt là cần kiên quyết khắc phục tình trạng phân bổ dàn trải cho các bộ, ngành địa phương.
Đại biểu Trần Văn Minh đề nghị cần tập trung cho các dự án có tính động lực, các khu kinh tế trọng điểm để sớm phát huy hiệu quả đầu tư, từ đó sẽ có điều kiện hỗ trợ, kích thích và là đầu tàu lôi kéo các địa phương và các vùng khác phát triển.
"Nếu chúng ta tập trung đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội-Hạ Long-Móng Cái, đồng thời mở mới tuyến đường nối thẳng từ Hạ Long ra Hải Phòng, 2 tuyến đường này khi hoàn thành sẽ tạo điều kiện phát triển rất tốt cho 3 tỉnh, thành khu kinh tế động lực phía Bắc là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Điều quan trọng là qua đó sẽ tạo điều kiện phát triển tốt cho vùng đồng bằng sông Hồng và các vùng lân cận," ông Minh bày tỏ.
Đại biểu Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) thì đề nghị Chính phủ nên sớm làm đường bộ cao tốc đi từ Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh, thuê công ty tư vấn có uy tín của nước ngoài thiết kế, thuê tư vấn có uy tín của nước ngoài giám sát và đưa ra đấu thầu quốc tế, chắc chắn Việt Nam sẽ có một khuôn đường bộ cao tốc Bắc-Nam có chất lượng tốt.
"Chúng ta hay lạm dụng từ 'cao tốc' nhưng thực ra cho đến nay Việt Nam chưa có đường cao tốc nào đạt chuẩn. Đường cao tốc là đường không đi qua thành phố, không có điểm giao nhau với những đường khác, hai bên rào lại, muốn đi ngang qua đó phải làm cầu vượt hoặc hầm chui," đại biểu Thanh nhấn mạnh.
Đại biểu Siu Hương (Gia Lai) cũng đề nghị Chính phủ quan tâm, tập trung đầu tư nâng cấp mở rộng các quốc lộ như Quốc lộ 14, Quốc lộ 19 và Quốc lộ 25, các con đường huyết mạch nhằm bảo đảm giao thông an toàn giữa Tây Nguyên với các vùng kinh tế miền Trung và Đông Nam Bộ vì các tỉnh vùng Tây Nguyên có địa bàn rộng, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn mà 50% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Tiếp tục vấn đề giao thông, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) nêu ý kiến rằng khả năng tài chính có hạn, nhưng trên địa bàn Việt Nam ở đâu cũng đang triển khai các dự án giao thông như đường, cầu, sân bay, bến cảng, trong những dự án đó có nhiều dự án dở dang, chất lượng rất thấp, hàng trăm bến cảng đầu tư 10 thì dùng được 2, 3, trong khi đó sau 36 năm thống nhất đất nước, nhưng Quốc lộ 1A chưa bao giờ ngừng nâng cấp và cải tạo, đường sắt sau hơn 100 năm xuất hiện ở Việt Nam với khổ hẹp 1m, với hàng chục cầu chung, hàng ngàn đường giao cắt đến nay vẫn cơ bản như cũ.
Vì vậy, "tôi thống nhất rất cao với đại biểu Nguyễn Bá Thanh, đề nghị Quốc hội ngay trong năm 2012 cần tập trung mọi nguồn lực để có thể đầu tư làm đường cao tốc xuyên Việt, đó là chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng nhất và phải làm xong trước năm 2020. Đối với đường sắt, tôi cho rằng cần phải từng bước cải tạo theo hướng hiện đại, hiện nay tôi được biết chúng ta đang bỏ ra rất nhiều tiền để kiên cố hóa đường sắt khổ 1m là sự kéo dài, sự tụt hậu," ông Nam nói.
Bên cạnh vấn đề giao thông, đại đa số đại biểu đã quan tâm đến vấn đề giảm nghèo, đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó các đại biểu cũng nêu ra sự bất cập trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Các đại biểu cho rằng vấn đề xây dựng nông thôn mới cần có tiêu chí cụ thể cho từng địa phương.
Đại biểu Nguyễn Thị Thanh (Ninh Bình) đã đề nghị Chính phủ nghiên cứu tăng đầu tư và đổi mới chính sách hỗ trợ theo hướng hỗ trợ theo nguyên nhân nghèo cũng như đẩy mạnh chuyển giao khoa học, kỹ thuật, liên kết 4 nhà để nhân rộng mô hình sản xuất cho hộ cận nghèo, giúp họ phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã tạo được không khí phấn khởi cho nông dân, nhưng trong điều kiện ngân sách có nhiều khó khăn, đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu và có giải pháp hợp lý để thực hiện.
Về vấn đề này, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) đề nghị cần có những chính sách và bố trí đầu tư hàng năm theo chiến lược lâu dài để làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long - vùng trọng điểm sản xuất lương thực và giữ trọng trách an ninh lương thực quốc gia. Chính phủ và các bộ, ngành cũng cần soát xét bổ sung một số cơ chế chính sách hiện nay còn thiếu và chưa đồng bộ như vấn đề đầu tư mạng lưới điện để đạt tiêu chí nông thôn mới ở các xã hiện nay chưa được xác định; một số chính sách còn mang tính cào bằng, chưa phù hợp với từng vùng, gây khó khăn trong vấn đề triển khai thực hiện.
Về những bất cập trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đại biểu Siu Hương (Gia Lai) đề nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh các tiêu chí trong Chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc thù của từng vùng, từng miền, không nên quy định cứng 19 tiêu chí vì trên địa bàn các tỉnh miền núi địa hình hiểm trở, diện tích tự nhiên của đa số xã khá rộng, hầu hết là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh số, tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên việc áp dụng 19 tiêu chí của chương trình gặp nhiều khó khăn, chưa phù hợp. Các đại biểu Ya Duck (Lâm Đồng), đại biểu Nguyễn Văn Thịnh (Hưng Yên) cùng chung quan điểm này.
Đại biểu Hoàng Thị Tố Nga (Nam Định) đã đề nghị Trung ương xác định rõ mức đầu tư từ ngân sách cho các địa phương và cố gắng cấp sớm, cấp đủ cho các địa phương để triển khai, đồng thời cần có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế, nhất là doanh nghiệp đầu tư xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, một loạt tiêu chí trong bộ tiêu chí được xây dựng tỏ ra không phù hợp, thực tế khi đi khảo sát ở nhiều địa phương, nhiều xã phản ánh có tiêu chí không thể thực hiện được trong hàng chục năm như tiêu chí số 3 về thủy lợi, tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí thứ 11 về hộ nghèo và tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động. Đề nghị Chính phủ cần xây dựng tiêu chí xây dựng nông thôn mới phù hợp với từng địa phương.
Đại biểu Đinh Thị Phương Khanh (Long An) cũng kiến nghị Chính phủ cần tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 26 về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chỉ đạo các địa phương cụ thể hóa 19 tiêu chí phù hợp với từng vùng, miền, đặc biệt là các chỉ tiêu không cần thiết trong số 19 chỉ tiêu áp đặt xuống từng địa phương như là một xã có một chợ thì có thể chúng ta lại cho 2 xã một chợ tùy theo tình hình thực tế của địa phương.
Ngày 28/10, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường./.
Trong phiên họp buổi chiều, vấn đề giao thông đã làm nóng nghị trường. Đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) cho rằng, trong khi nguồn lực có hạn thì việc đầu tư cần được cân nhắc, tính toán thận trọng, đặc biệt là cần kiên quyết khắc phục tình trạng phân bổ dàn trải cho các bộ, ngành địa phương.
Đại biểu Trần Văn Minh đề nghị cần tập trung cho các dự án có tính động lực, các khu kinh tế trọng điểm để sớm phát huy hiệu quả đầu tư, từ đó sẽ có điều kiện hỗ trợ, kích thích và là đầu tàu lôi kéo các địa phương và các vùng khác phát triển.
"Nếu chúng ta tập trung đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội-Hạ Long-Móng Cái, đồng thời mở mới tuyến đường nối thẳng từ Hạ Long ra Hải Phòng, 2 tuyến đường này khi hoàn thành sẽ tạo điều kiện phát triển rất tốt cho 3 tỉnh, thành khu kinh tế động lực phía Bắc là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Điều quan trọng là qua đó sẽ tạo điều kiện phát triển tốt cho vùng đồng bằng sông Hồng và các vùng lân cận," ông Minh bày tỏ.
Đại biểu Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) thì đề nghị Chính phủ nên sớm làm đường bộ cao tốc đi từ Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh, thuê công ty tư vấn có uy tín của nước ngoài thiết kế, thuê tư vấn có uy tín của nước ngoài giám sát và đưa ra đấu thầu quốc tế, chắc chắn Việt Nam sẽ có một khuôn đường bộ cao tốc Bắc-Nam có chất lượng tốt.
"Chúng ta hay lạm dụng từ 'cao tốc' nhưng thực ra cho đến nay Việt Nam chưa có đường cao tốc nào đạt chuẩn. Đường cao tốc là đường không đi qua thành phố, không có điểm giao nhau với những đường khác, hai bên rào lại, muốn đi ngang qua đó phải làm cầu vượt hoặc hầm chui," đại biểu Thanh nhấn mạnh.
Đại biểu Siu Hương (Gia Lai) cũng đề nghị Chính phủ quan tâm, tập trung đầu tư nâng cấp mở rộng các quốc lộ như Quốc lộ 14, Quốc lộ 19 và Quốc lộ 25, các con đường huyết mạch nhằm bảo đảm giao thông an toàn giữa Tây Nguyên với các vùng kinh tế miền Trung và Đông Nam Bộ vì các tỉnh vùng Tây Nguyên có địa bàn rộng, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn mà 50% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Tiếp tục vấn đề giao thông, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) nêu ý kiến rằng khả năng tài chính có hạn, nhưng trên địa bàn Việt Nam ở đâu cũng đang triển khai các dự án giao thông như đường, cầu, sân bay, bến cảng, trong những dự án đó có nhiều dự án dở dang, chất lượng rất thấp, hàng trăm bến cảng đầu tư 10 thì dùng được 2, 3, trong khi đó sau 36 năm thống nhất đất nước, nhưng Quốc lộ 1A chưa bao giờ ngừng nâng cấp và cải tạo, đường sắt sau hơn 100 năm xuất hiện ở Việt Nam với khổ hẹp 1m, với hàng chục cầu chung, hàng ngàn đường giao cắt đến nay vẫn cơ bản như cũ.
Vì vậy, "tôi thống nhất rất cao với đại biểu Nguyễn Bá Thanh, đề nghị Quốc hội ngay trong năm 2012 cần tập trung mọi nguồn lực để có thể đầu tư làm đường cao tốc xuyên Việt, đó là chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng nhất và phải làm xong trước năm 2020. Đối với đường sắt, tôi cho rằng cần phải từng bước cải tạo theo hướng hiện đại, hiện nay tôi được biết chúng ta đang bỏ ra rất nhiều tiền để kiên cố hóa đường sắt khổ 1m là sự kéo dài, sự tụt hậu," ông Nam nói.
Bên cạnh vấn đề giao thông, đại đa số đại biểu đã quan tâm đến vấn đề giảm nghèo, đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó các đại biểu cũng nêu ra sự bất cập trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Các đại biểu cho rằng vấn đề xây dựng nông thôn mới cần có tiêu chí cụ thể cho từng địa phương.
Đại biểu Nguyễn Thị Thanh (Ninh Bình) đã đề nghị Chính phủ nghiên cứu tăng đầu tư và đổi mới chính sách hỗ trợ theo hướng hỗ trợ theo nguyên nhân nghèo cũng như đẩy mạnh chuyển giao khoa học, kỹ thuật, liên kết 4 nhà để nhân rộng mô hình sản xuất cho hộ cận nghèo, giúp họ phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã tạo được không khí phấn khởi cho nông dân, nhưng trong điều kiện ngân sách có nhiều khó khăn, đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu và có giải pháp hợp lý để thực hiện.
Về vấn đề này, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) đề nghị cần có những chính sách và bố trí đầu tư hàng năm theo chiến lược lâu dài để làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long - vùng trọng điểm sản xuất lương thực và giữ trọng trách an ninh lương thực quốc gia. Chính phủ và các bộ, ngành cũng cần soát xét bổ sung một số cơ chế chính sách hiện nay còn thiếu và chưa đồng bộ như vấn đề đầu tư mạng lưới điện để đạt tiêu chí nông thôn mới ở các xã hiện nay chưa được xác định; một số chính sách còn mang tính cào bằng, chưa phù hợp với từng vùng, gây khó khăn trong vấn đề triển khai thực hiện.
Về những bất cập trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đại biểu Siu Hương (Gia Lai) đề nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh các tiêu chí trong Chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc thù của từng vùng, từng miền, không nên quy định cứng 19 tiêu chí vì trên địa bàn các tỉnh miền núi địa hình hiểm trở, diện tích tự nhiên của đa số xã khá rộng, hầu hết là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh số, tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên việc áp dụng 19 tiêu chí của chương trình gặp nhiều khó khăn, chưa phù hợp. Các đại biểu Ya Duck (Lâm Đồng), đại biểu Nguyễn Văn Thịnh (Hưng Yên) cùng chung quan điểm này.
Đại biểu Hoàng Thị Tố Nga (Nam Định) đã đề nghị Trung ương xác định rõ mức đầu tư từ ngân sách cho các địa phương và cố gắng cấp sớm, cấp đủ cho các địa phương để triển khai, đồng thời cần có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế, nhất là doanh nghiệp đầu tư xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, một loạt tiêu chí trong bộ tiêu chí được xây dựng tỏ ra không phù hợp, thực tế khi đi khảo sát ở nhiều địa phương, nhiều xã phản ánh có tiêu chí không thể thực hiện được trong hàng chục năm như tiêu chí số 3 về thủy lợi, tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí thứ 11 về hộ nghèo và tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động. Đề nghị Chính phủ cần xây dựng tiêu chí xây dựng nông thôn mới phù hợp với từng địa phương.
Đại biểu Đinh Thị Phương Khanh (Long An) cũng kiến nghị Chính phủ cần tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 26 về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chỉ đạo các địa phương cụ thể hóa 19 tiêu chí phù hợp với từng vùng, miền, đặc biệt là các chỉ tiêu không cần thiết trong số 19 chỉ tiêu áp đặt xuống từng địa phương như là một xã có một chợ thì có thể chúng ta lại cho 2 xã một chợ tùy theo tình hình thực tế của địa phương.
Ngày 28/10, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường./.
Thu Hà (TTXVN/Vietnam+)