Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, các nhà khoa học đã kiến nghị các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần gấp rút khảo sát, đánh giá có hệ thống hiện trạng nước ngầm toàn vùng và đưa ra chính sách quản lý hợp lý.
Đồng thời, các nhà khoa học cũng kiến nghị phải ngăn chặn ngay tình khai thác quá mức làm sụt giảm tầng nước ngầm, lún mặt đất và tình trạng gây ô nhiễm tại các giếng nước ngầm; nâng cao năng lực của cơ quan quản lý địa phương để quản lý tài nguyên nước ngầm hiệu quả; nâng cao ý thức người dân trong sử dụng, bảo vệ tầng nước ngầm.
Theo Trường Đại học Thủy lợi, cơ sở 2, việc khai thác nước ngầm ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay gần như không thể kiểm soát được, hiện tầng nước ngầm đã tụt giảm từ 12-15m.
Nếu không có các biện pháp cấp bách ngay từ bây giờ, dự báo mực nước ngầm tại nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ xuống tới mực nước chết vào năm 2014. Hầu hết các địa phương trong vùng đều chưa có quy hoạch khai thác, sử dụng, bảo vệ nước ngầm. Trong khi đó, việc khai thác, sử dụng nước ngầm tại đây chưa khoa học, còn rất lãng phí. Do đó nguy cơ nhiễm mặn và ô nhiễm nguồn nước rất cao.
Đồng bằng sông Cửu Long hiện có hơn 400.000 giếng nước ngầm cùng hàng trăm trạm cấp nước tập trung khai thác nước ngầm quy mô lớn. Các đô thị trong vùng như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau gần như sử dụng 100% nước ngầm phục vụ sinh hoạt, sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, người dân ở nhiều vùng ven biển, nhiễm phèn, khô hạn còn dùng nước ngầm sản xuất hoa màu, nuôi trồng thủy sản.
Cà Mau không có nguồn nước ngọt nào ngoài nước mưa. Bạc Liêu, Sóc Trăng có hơn nửa diện tích nhiễm mặn. Các tỉnh ven biển còn lại như Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Long An nguồn nước ngọt trên các sông, rạch, ao, hồ không đủ phục vụ cho nhu cầu của đời sống và sản xuất.
Hiện Cà Mau đang là địa phương dẫn đầu Đồng bằng sông Cửu Long về khai thác nước ngầm với gần 137.990 giếng đang sử dụng, có tổng công suất gần 400.000m³/ngày.
Khai thác mạnh nhất là thành phố Cà Mau với gần 67.610 m³/ngày, huyện Trần Văn Thời là gần 61.190 m³/ngày, huyện Đầm Dơi với gần 48.180 m³/ngày… Đặc biệt, ở xã Tắc Vân, thành phố Cà Mau có mật độ khai thác nước ngầm rất cao với hơn 250 giếng/km². Còn tỉnh Sóc Trăng có 75.000 giếng, trong đó có 59.000 giếng của người dân tự khai thác.
Đồng bằng sông Cửu Long hiện có hàng ngàn giếng khai thác nước ngầm hư hỏng, không còn sử dụng; trong đó, Cà Mau có gần 3.240 giếng, Bạc Liêu 1.700 giếng, Trà Vinh 1.600 giếng.
Những giếng nước này đang bị bỏ phế, không được trám, lấp đúng kỹ thuật dẫn đến nguy cơ sụp, lún tầng khai thác, suy thoái tầng nước, nhiễm mặn, ô nhiễm nguồn nước ngầm rất lớn.
Đáng lo hơn, tại Cà Mau, nước ngầm tầng nông đã bị nhiễm mặn; tại Bạc Liêu, khoan đến 120m cũng chưa thấy nước; còn ở Sóc Trăng, có nơi phải khoan đến 500m mới có nước./.
Đồng thời, các nhà khoa học cũng kiến nghị phải ngăn chặn ngay tình khai thác quá mức làm sụt giảm tầng nước ngầm, lún mặt đất và tình trạng gây ô nhiễm tại các giếng nước ngầm; nâng cao năng lực của cơ quan quản lý địa phương để quản lý tài nguyên nước ngầm hiệu quả; nâng cao ý thức người dân trong sử dụng, bảo vệ tầng nước ngầm.
Theo Trường Đại học Thủy lợi, cơ sở 2, việc khai thác nước ngầm ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay gần như không thể kiểm soát được, hiện tầng nước ngầm đã tụt giảm từ 12-15m.
Nếu không có các biện pháp cấp bách ngay từ bây giờ, dự báo mực nước ngầm tại nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ xuống tới mực nước chết vào năm 2014. Hầu hết các địa phương trong vùng đều chưa có quy hoạch khai thác, sử dụng, bảo vệ nước ngầm. Trong khi đó, việc khai thác, sử dụng nước ngầm tại đây chưa khoa học, còn rất lãng phí. Do đó nguy cơ nhiễm mặn và ô nhiễm nguồn nước rất cao.
Đồng bằng sông Cửu Long hiện có hơn 400.000 giếng nước ngầm cùng hàng trăm trạm cấp nước tập trung khai thác nước ngầm quy mô lớn. Các đô thị trong vùng như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau gần như sử dụng 100% nước ngầm phục vụ sinh hoạt, sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, người dân ở nhiều vùng ven biển, nhiễm phèn, khô hạn còn dùng nước ngầm sản xuất hoa màu, nuôi trồng thủy sản.
Cà Mau không có nguồn nước ngọt nào ngoài nước mưa. Bạc Liêu, Sóc Trăng có hơn nửa diện tích nhiễm mặn. Các tỉnh ven biển còn lại như Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Long An nguồn nước ngọt trên các sông, rạch, ao, hồ không đủ phục vụ cho nhu cầu của đời sống và sản xuất.
Hiện Cà Mau đang là địa phương dẫn đầu Đồng bằng sông Cửu Long về khai thác nước ngầm với gần 137.990 giếng đang sử dụng, có tổng công suất gần 400.000m³/ngày.
Khai thác mạnh nhất là thành phố Cà Mau với gần 67.610 m³/ngày, huyện Trần Văn Thời là gần 61.190 m³/ngày, huyện Đầm Dơi với gần 48.180 m³/ngày… Đặc biệt, ở xã Tắc Vân, thành phố Cà Mau có mật độ khai thác nước ngầm rất cao với hơn 250 giếng/km². Còn tỉnh Sóc Trăng có 75.000 giếng, trong đó có 59.000 giếng của người dân tự khai thác.
Đồng bằng sông Cửu Long hiện có hàng ngàn giếng khai thác nước ngầm hư hỏng, không còn sử dụng; trong đó, Cà Mau có gần 3.240 giếng, Bạc Liêu 1.700 giếng, Trà Vinh 1.600 giếng.
Những giếng nước này đang bị bỏ phế, không được trám, lấp đúng kỹ thuật dẫn đến nguy cơ sụp, lún tầng khai thác, suy thoái tầng nước, nhiễm mặn, ô nhiễm nguồn nước ngầm rất lớn.
Đáng lo hơn, tại Cà Mau, nước ngầm tầng nông đã bị nhiễm mặn; tại Bạc Liêu, khoan đến 120m cũng chưa thấy nước; còn ở Sóc Trăng, có nơi phải khoan đến 500m mới có nước./.
Thế Đạt (TTXVN/Vietnam+)