Các tỉnh thành Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ đang triển khai kế hoạch trồng thêm 10.000ha các loại cây ăn trái đặc sản, nâng tổng diện tích lên 79.000ha vào cuối năm nay.
Dự kiến đến cuối năm nay, sản lượng các loại trái cây đạt 590.000 tấn, tăng hơn 230.000 tấn so năm 2006.
Hiện có hàng trăm cơ sở tư nhân tại Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ đã tham gia sản xuất cây giống đạt chuẩn sạch bệnh, khắc phục tình trạng thiếu giống tốt diễn ra trong thời gian dài tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhằm khắc phục tình trạng sản xuất manh mún làm cho trái cây thu hoạch không đồng loạt, không đồng nhất, chi phí sản xuất cao... các tỉnh đã vận động nông dân liên kết sản xuất theo từng nhóm, tổ, hợp tác xã.
Bước đầu tại Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long đã có hàng trăm hộ hợp tác sản xuất bưởi da xanh, xoài cát Hòa Lộc, cam sành.
Hiện có hàng ngàn nông dân trong vùng qui hoạch, được tập huấn chương trình IPM trên cây có múi. Từng bước, nông dân được hướng dẫn sản xuất trái cây sạch theo tiêu chuẩn EuroGap châu Âu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cũng chuyển giao kỹ thuật thâm canh mới như trồng dày, tạo tán, tỉa cành, bón phân hữu cơ, xử lý ra hoa mùa nghịch, tăng đậu quả; hướng dẫn bà con phòng chống nhiều loại sâu bệnh gây thiệt hại đáng kể trên cây ăn quả tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam kết hợp với trường Đại học Cần Thơ chuyển giao kỹ thuật xử lý tiền thu hoạch giúp nâng cao tỉ lệ trái xoài đạt phẩm chất.
Trường Đại học Cần Thơ chuyển giao kỹ thuật bảo quản cho trái thanh long, bưởi Năm Roi, cam sành tươi từ 6-8 tuần. Với thời gian như vậy, các nhà xuất khẩu trái cây hoàn toàn có thể chủ động tìm kiếm thị trường xuất khẩu thích hợp./.
Dự kiến đến cuối năm nay, sản lượng các loại trái cây đạt 590.000 tấn, tăng hơn 230.000 tấn so năm 2006.
Hiện có hàng trăm cơ sở tư nhân tại Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ đã tham gia sản xuất cây giống đạt chuẩn sạch bệnh, khắc phục tình trạng thiếu giống tốt diễn ra trong thời gian dài tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhằm khắc phục tình trạng sản xuất manh mún làm cho trái cây thu hoạch không đồng loạt, không đồng nhất, chi phí sản xuất cao... các tỉnh đã vận động nông dân liên kết sản xuất theo từng nhóm, tổ, hợp tác xã.
Bước đầu tại Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long đã có hàng trăm hộ hợp tác sản xuất bưởi da xanh, xoài cát Hòa Lộc, cam sành.
Hiện có hàng ngàn nông dân trong vùng qui hoạch, được tập huấn chương trình IPM trên cây có múi. Từng bước, nông dân được hướng dẫn sản xuất trái cây sạch theo tiêu chuẩn EuroGap châu Âu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cũng chuyển giao kỹ thuật thâm canh mới như trồng dày, tạo tán, tỉa cành, bón phân hữu cơ, xử lý ra hoa mùa nghịch, tăng đậu quả; hướng dẫn bà con phòng chống nhiều loại sâu bệnh gây thiệt hại đáng kể trên cây ăn quả tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam kết hợp với trường Đại học Cần Thơ chuyển giao kỹ thuật xử lý tiền thu hoạch giúp nâng cao tỉ lệ trái xoài đạt phẩm chất.
Trường Đại học Cần Thơ chuyển giao kỹ thuật bảo quản cho trái thanh long, bưởi Năm Roi, cam sành tươi từ 6-8 tuần. Với thời gian như vậy, các nhà xuất khẩu trái cây hoàn toàn có thể chủ động tìm kiếm thị trường xuất khẩu thích hợp./.
Thế Đạt (Vietnam+)