Ngày 14/12, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã đến dự và phát biểu chỉ đạo.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo, sau ba năm thực hiện Cuộc vận động, các cấp ủy Đảng đã đề cao trách nhiệm lãnh đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận 264 của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động ở địa phương đơn vị. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội các cấp quan tâm triển khai thực hiện Cuộc vận động. Việc thực hiện trách nhiệm quản lý, điều hành của các cấp chính quyền theo tinh thần Thông báo Kết luận 264 của Bộ Chính trị đã có nhiều chuyển biến tích cực, gắn thực hiện Cuộc vận động với việc thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Các doanh nghiệp đã tích cực tham gia hưởng ứng thực hiện Cuộc vận động, chú trọng nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới công tác quản lý, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Các cơ quan thông tấn báo chí từ Trung ương đến địa phương đã phát huy vai trò tích cực trong công tác tuyên truyền về Cuộc vận động. Người tiêu dùng Việt Nam đã nhận thức được sâu sắc mục đích, ý nghĩa Cuộc vận động, thay đổi hàng vi tiêu dùng theo hướng ưu tiên mua sắm hàng sản xuất trong nước thay cho việc mua sắm hàng ngoại tồn tại đã lâu…
Tuy nhiên, một số cấp ủy, Mặt trận và các đoàn thể các cấp chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức Cuộc vận động ở địa phương, đơn vị. Công tác thông tin, tuyên truyền về Cuộc vận động chưa thường xuyên, liên tục. Một số cơ chế chính sách chưa thật thông thoáng, thủ tục hành chính còn rườm rà, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp chưa phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong thực hiện Cuộc vận động, sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ bảo đảm chất lượng, giá cả thấp, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tâm lý sính dùng hàng ngoại còn tồn tại ở một bộ phận người dân, nhất là những người có thu nhập cao, thích thời trang, hàng hiệu.
Các đại biểu dự hội nghị đã tập trung thảo luận về tình hình thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy Cuộc vận động như: trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức Cuộc vận động; công tác thông tin tuyên truyền; vai trò của các doanh nghiệp trong thực hiện cuộc vận động; đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành một số cơ chế chính sách tạo điều kiện cho việc sản xuất, tiêu thụ hàng Việt Nam; hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp.
Các đại biểu cho rằng để hàng Việt thực sự chinh phục được người Việt Nam, các cấp, các ngành cần tiếp tục tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền không chỉ qua báo chí mà còn qua các tổ chức như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên. Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất, xây dựng thương hiệu Quốc gia để các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam trở thành niềm tự hào của người Việt, có chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng các doanh nghiệp cần đầu tư công nghệ sản xuất, đón đầu xu thế tiêu dùng để đổi mới mẫu mã, chất lượng đồng thời Nhà nước cần có chế tài đủ mạnh để bảo vệ hàng Việt thông qua tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong nước, đặc biệt là vùng biên giới để ngăn chặn hàng nhập lậu; xử phạt nghiêm các doanh nghiệp sản xuất hàng kém chất lượng, làm ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam đối với người tiêu dùng; bảo đảm mục tiêu dùng hàng Việt Nam không chỉ là yêu nước mà còn để bảo vệ sức khỏe bản thân và nhu cầu cuộc sống.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định ý nghĩa quan trọng và hiệu quả của Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đối với nền kinh tế. Trong thời gian qua, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, biến động nhưng Chính phủ vẫn tập trung bảo đảm kinh tế vĩ mô, kết quả bước đầu đã kiềm chế được lạm phát, giữ ổn định tỷ giá…, trong đó có tác động không nhỏ của Cuộc vận động.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao nỗ lực của Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động, nhất là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các hội, hiệp hội và doanh nghiệp trong 3 năm thực hiện đã quan tâm, chỉ đạo xây dựng các chương trình hành động, tuyên tuyền phổ biến chủ trương, thay đổi nhận thức của người tiêu dùng.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu rõ: Để hàng Việt Nam có chỗ đứng trong thị trường trong nước cần sự nỗ lực của cả hai phía doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trước hết là vận động thay đổi nhận thức người tiêu dùng; đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp phải tôn trọng người tiêu dùng trong nước, sản xuất ra các sản phẩm có tính cạnh tranh quốc tế. Bên cạnh đó, để có được những sản phẩm trong nước có chất lượng cao là cả một quá trình lâu dài vì vậy người tiêu dùng cần có sự thông cảm, chia sẻ, ủng hộ đối với các doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh mục tiêu của cuộc vận động có ý nghĩa chiến lược to lớn đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Đây cũng chính là ý nghĩa chiến lược của Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam."
Để hoàn thành mục tiêu của Cuộc vận động, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức cần tiếp tục tập trung làm tốt Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; tăng cường quan hệ hợp tác giữa Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động với các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, quảng bá sản phẩm trong nước.
Cần đẩy mạnh sự phối hợp giữa Ban chỉ đạo Trung ương với các bộ ngành để đề xuất các cơ chế chính sách, giải quyết những kiến nghị của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp về chất lượng, dịch vụ kinh doanh; đồng thời doanh nghiệp tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường hàng hóa về vùng nông thôn để Cuộc vận động ngày càng có chiều sâu và cụ thể hơn.
Tại hội nghị, Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động đã trao bằng khen của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho 76 tập thể và 8 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 3 năm triển khai Cuộc vận động./.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo, sau ba năm thực hiện Cuộc vận động, các cấp ủy Đảng đã đề cao trách nhiệm lãnh đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận 264 của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động ở địa phương đơn vị. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội các cấp quan tâm triển khai thực hiện Cuộc vận động. Việc thực hiện trách nhiệm quản lý, điều hành của các cấp chính quyền theo tinh thần Thông báo Kết luận 264 của Bộ Chính trị đã có nhiều chuyển biến tích cực, gắn thực hiện Cuộc vận động với việc thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Các doanh nghiệp đã tích cực tham gia hưởng ứng thực hiện Cuộc vận động, chú trọng nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới công tác quản lý, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Các cơ quan thông tấn báo chí từ Trung ương đến địa phương đã phát huy vai trò tích cực trong công tác tuyên truyền về Cuộc vận động. Người tiêu dùng Việt Nam đã nhận thức được sâu sắc mục đích, ý nghĩa Cuộc vận động, thay đổi hàng vi tiêu dùng theo hướng ưu tiên mua sắm hàng sản xuất trong nước thay cho việc mua sắm hàng ngoại tồn tại đã lâu…
Tuy nhiên, một số cấp ủy, Mặt trận và các đoàn thể các cấp chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức Cuộc vận động ở địa phương, đơn vị. Công tác thông tin, tuyên truyền về Cuộc vận động chưa thường xuyên, liên tục. Một số cơ chế chính sách chưa thật thông thoáng, thủ tục hành chính còn rườm rà, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp chưa phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong thực hiện Cuộc vận động, sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ bảo đảm chất lượng, giá cả thấp, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tâm lý sính dùng hàng ngoại còn tồn tại ở một bộ phận người dân, nhất là những người có thu nhập cao, thích thời trang, hàng hiệu.
Các đại biểu dự hội nghị đã tập trung thảo luận về tình hình thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy Cuộc vận động như: trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức Cuộc vận động; công tác thông tin tuyên truyền; vai trò của các doanh nghiệp trong thực hiện cuộc vận động; đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành một số cơ chế chính sách tạo điều kiện cho việc sản xuất, tiêu thụ hàng Việt Nam; hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp.
Các đại biểu cho rằng để hàng Việt thực sự chinh phục được người Việt Nam, các cấp, các ngành cần tiếp tục tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền không chỉ qua báo chí mà còn qua các tổ chức như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên. Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất, xây dựng thương hiệu Quốc gia để các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam trở thành niềm tự hào của người Việt, có chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng các doanh nghiệp cần đầu tư công nghệ sản xuất, đón đầu xu thế tiêu dùng để đổi mới mẫu mã, chất lượng đồng thời Nhà nước cần có chế tài đủ mạnh để bảo vệ hàng Việt thông qua tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong nước, đặc biệt là vùng biên giới để ngăn chặn hàng nhập lậu; xử phạt nghiêm các doanh nghiệp sản xuất hàng kém chất lượng, làm ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam đối với người tiêu dùng; bảo đảm mục tiêu dùng hàng Việt Nam không chỉ là yêu nước mà còn để bảo vệ sức khỏe bản thân và nhu cầu cuộc sống.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định ý nghĩa quan trọng và hiệu quả của Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đối với nền kinh tế. Trong thời gian qua, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, biến động nhưng Chính phủ vẫn tập trung bảo đảm kinh tế vĩ mô, kết quả bước đầu đã kiềm chế được lạm phát, giữ ổn định tỷ giá…, trong đó có tác động không nhỏ của Cuộc vận động.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao nỗ lực của Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động, nhất là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các hội, hiệp hội và doanh nghiệp trong 3 năm thực hiện đã quan tâm, chỉ đạo xây dựng các chương trình hành động, tuyên tuyền phổ biến chủ trương, thay đổi nhận thức của người tiêu dùng.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu rõ: Để hàng Việt Nam có chỗ đứng trong thị trường trong nước cần sự nỗ lực của cả hai phía doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trước hết là vận động thay đổi nhận thức người tiêu dùng; đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp phải tôn trọng người tiêu dùng trong nước, sản xuất ra các sản phẩm có tính cạnh tranh quốc tế. Bên cạnh đó, để có được những sản phẩm trong nước có chất lượng cao là cả một quá trình lâu dài vì vậy người tiêu dùng cần có sự thông cảm, chia sẻ, ủng hộ đối với các doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh mục tiêu của cuộc vận động có ý nghĩa chiến lược to lớn đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Đây cũng chính là ý nghĩa chiến lược của Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam."
Để hoàn thành mục tiêu của Cuộc vận động, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức cần tiếp tục tập trung làm tốt Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; tăng cường quan hệ hợp tác giữa Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động với các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, quảng bá sản phẩm trong nước.
Cần đẩy mạnh sự phối hợp giữa Ban chỉ đạo Trung ương với các bộ ngành để đề xuất các cơ chế chính sách, giải quyết những kiến nghị của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp về chất lượng, dịch vụ kinh doanh; đồng thời doanh nghiệp tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường hàng hóa về vùng nông thôn để Cuộc vận động ngày càng có chiều sâu và cụ thể hơn.
Tại hội nghị, Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động đã trao bằng khen của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho 76 tập thể và 8 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 3 năm triển khai Cuộc vận động./.
Phúc Hằng (TTXVN)