Không tiệc chiêu đãi, không được cụng ly để chia vui với các nhà lãnh đạo nước ngoài và những người mến mộ, lễ nhậm chức Tổng thống nước Cộng hòa Chile của ông Sebastian Pinera đã nhanh chóng khép lại để vị tân Tổng thống bắt tay vào việc chỉ đạo khắc phục hậu quả trận động đất lịch sử gây sóng thần hồi cuối tháng 2 vừa qua.
Cơn dư chấn mạnh tới 7,2 độ Richter ngay trước thềm lễ nhậm chức (ngày 11/3) đã nhắc nhở ông Pinera cân nhắc phải làm gì trước tiên để bắt đầu công cuộc tái thiết đất nước sau động đất, sau đó tiếp tục đưa Chile phát triển hài hòa trên tinh thần "ôn hòa" và "thực dụng."
Buộc phải cân nhắc như vậy vì ông Pinera thừa hiểu trở thành vị nguyên thủ theo đường lối cánh hữu đầu tiên kể từ khi nền dân chủ được tái lập năm 1989 ở Chile và chấm dứt hai thập kỷ cầm quyền liên tục của Liên minh các đảng vì dân chủ theo đường lối trung tả không hẳn là một kỳ tích mà ông đã làm được.
Ông Pinera là người được bước lên bục vinh quang sau cuộc chạy đua vào ngày 17/1, dẫn trước đối thủ là cựu Tổng thống Eduardo Frei, đại diện của liên minh trung tả cầm quyền, với tỷ lệ phiếu 52% và 48%, nhưng chiến thắng đó chỉ giành được sau cuộc bầu cử tổng thống vòng hai và tỷ lệ chênh lệch giữa hai ứng cử viên cũng không đáng kể.
Ông Pinera chiến thắng vì đã giành được hơn 50% số phiếu ủng hộ.
Cũng khai thác tâm lý muốn "đổi mới" của người dân, nhưng không phải ông Pinera chiến thắng nhờ khẩu hiệu này. Vị nữ Tổng thống tiền nhiệm Michelle Bachelet thuộc Đảng Xã hội chủ nghĩa, trong liên minh trung tả cầm quyền, rất được lòng dân, bởi các chính sách kinh tế của bà đi theo đường lối tự do mới chính thống, khiến giới doanh nhân không thể hài lòng hơn và đất nước Chile đã phát triển không thể tốt hơn trong thời gian bà cầm quyền.
Các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy vị nữ Tổng thống đầu tiên của Chile đã kết thúc nhiệm kỳ với tỷ lệ ủng hộ cao kỷ lục 84%. Vấn đề là đại diện cho liên minh trung tả cầm quyền, ông Frei lại không xuất sắc được như bà Bachelet và nhiệm kỳ tổng thống trước đó của ông Frei (1994-2000) không để lại trong cử tri nhiều ấn tượng.
Vậy nên, điều ông Pinera khôn khéo làm ngay là kêu gọi sự đoàn kết dân tộc. Ông Pinera có lợi thế để thực hiện mục tiêu này, vì hiện cả nước Chile đang khốn khổ bởi các đợt dư chấn sau trận động đất lịch sử gây sóng thần ngày 27/2 vừa qua. Đau thương, mất mát đó là của chung, là trách nhiệm và sự đồng cảm chung của Chile và toàn nhân loại. Vì vậy, dẫn Chile vững vàng và nhanh chóng vượt qua thảm họa này, tức là ông Pinera đã ghi điểm.
Không thiên quá vào khẩu hiệu "canh tân", ông Pinera cũng cam kết tiếp tục chính sách xã hội của chính quyền tiền nhiệm, nhưng với quyết tâm chính trị mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực chống đói nghèo và tạo thêm việc làm.
Đây là hướng đi đúng vì thực tế cho thấy chính quyền tiền nhiệm đã làm rất tốt việc đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế cho Chile. Nói cách khác, Chile sẽ thay đổi về chính phủ nhưng không thay đổi về mô hình.
Điều giới phân tích lo ngại là có thể do đặc thù hữu khuynh, chính quyền Pinera sẽ chuyển hướng chính sách đối ngoại sang thế đối đầu với các chính phủ tiến bộ cánh tả ở Mỹ Latinh.
Mặc dù đã nhiều lần tuyên bố sẽ tăng cường hội nhập với toàn khu vực Mỹ Latinh, nhưng ông Pinera cũng không ít lần thẳng thừng cho biết ông gần gũi với các chính phủ bảo thủ ở Colombia và Mexico; đồng thời chỉ trích mạnh mẽ các nhà lãnh đạo cánh tả ở khu vực này.
Đây là động thái đi ngược lại với những nỗ lực của người tiền nhiệm Bachelet, vốn luôn chủ trương tháo gỡ căng thẳng biên giới với Peru và Bolivia; đồng thời cải thiện quan hệ với các nước khác trong khu vực.
Bước vào thực tế, ông Pinera sẽ khó có thể tìm thấy tiếng nói đoàn kết trên lục địa Mỹ Latinh nếu vẫn đưa ra những quan điểm và lời chỉ trích như vậy. Rất có thể khi lên cầm quyền, ông Pinera sẽ sớm có những tuyên bố "ôn hòa" và "thực dụng" hơn, vì điều đó mới đúng theo tinh thần "đoàn kết dân tộc" mà ông đã đề ra trong chính sách đối nội và nâng nó lên tầm khu vực.
Trên trang web vận động cho chiến dịch tranh cử, ông Pinera chủ trương chính sách đối ngoại phải bao gồm giải quyết các cuộc xung đột một cách hòa bình, đạt được các thỏa thuận chiến lược và đẩy mạnh sự hội nhập của khu vực Mỹ Latinh nhưng vẫn bảo vệ được chủ quyền và bản sắc dân tộc của Chile.
Rõ ràng, khi chính sách đối ngoại và đối nội không "vênh" nhau, ông Pinera mới có thể giữ ánh hào quang bên mình tới hết nhiệm kỳ./.
Cơn dư chấn mạnh tới 7,2 độ Richter ngay trước thềm lễ nhậm chức (ngày 11/3) đã nhắc nhở ông Pinera cân nhắc phải làm gì trước tiên để bắt đầu công cuộc tái thiết đất nước sau động đất, sau đó tiếp tục đưa Chile phát triển hài hòa trên tinh thần "ôn hòa" và "thực dụng."
Buộc phải cân nhắc như vậy vì ông Pinera thừa hiểu trở thành vị nguyên thủ theo đường lối cánh hữu đầu tiên kể từ khi nền dân chủ được tái lập năm 1989 ở Chile và chấm dứt hai thập kỷ cầm quyền liên tục của Liên minh các đảng vì dân chủ theo đường lối trung tả không hẳn là một kỳ tích mà ông đã làm được.
Ông Pinera là người được bước lên bục vinh quang sau cuộc chạy đua vào ngày 17/1, dẫn trước đối thủ là cựu Tổng thống Eduardo Frei, đại diện của liên minh trung tả cầm quyền, với tỷ lệ phiếu 52% và 48%, nhưng chiến thắng đó chỉ giành được sau cuộc bầu cử tổng thống vòng hai và tỷ lệ chênh lệch giữa hai ứng cử viên cũng không đáng kể.
Ông Pinera chiến thắng vì đã giành được hơn 50% số phiếu ủng hộ.
Cũng khai thác tâm lý muốn "đổi mới" của người dân, nhưng không phải ông Pinera chiến thắng nhờ khẩu hiệu này. Vị nữ Tổng thống tiền nhiệm Michelle Bachelet thuộc Đảng Xã hội chủ nghĩa, trong liên minh trung tả cầm quyền, rất được lòng dân, bởi các chính sách kinh tế của bà đi theo đường lối tự do mới chính thống, khiến giới doanh nhân không thể hài lòng hơn và đất nước Chile đã phát triển không thể tốt hơn trong thời gian bà cầm quyền.
Các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy vị nữ Tổng thống đầu tiên của Chile đã kết thúc nhiệm kỳ với tỷ lệ ủng hộ cao kỷ lục 84%. Vấn đề là đại diện cho liên minh trung tả cầm quyền, ông Frei lại không xuất sắc được như bà Bachelet và nhiệm kỳ tổng thống trước đó của ông Frei (1994-2000) không để lại trong cử tri nhiều ấn tượng.
Vậy nên, điều ông Pinera khôn khéo làm ngay là kêu gọi sự đoàn kết dân tộc. Ông Pinera có lợi thế để thực hiện mục tiêu này, vì hiện cả nước Chile đang khốn khổ bởi các đợt dư chấn sau trận động đất lịch sử gây sóng thần ngày 27/2 vừa qua. Đau thương, mất mát đó là của chung, là trách nhiệm và sự đồng cảm chung của Chile và toàn nhân loại. Vì vậy, dẫn Chile vững vàng và nhanh chóng vượt qua thảm họa này, tức là ông Pinera đã ghi điểm.
Không thiên quá vào khẩu hiệu "canh tân", ông Pinera cũng cam kết tiếp tục chính sách xã hội của chính quyền tiền nhiệm, nhưng với quyết tâm chính trị mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực chống đói nghèo và tạo thêm việc làm.
Đây là hướng đi đúng vì thực tế cho thấy chính quyền tiền nhiệm đã làm rất tốt việc đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế cho Chile. Nói cách khác, Chile sẽ thay đổi về chính phủ nhưng không thay đổi về mô hình.
Điều giới phân tích lo ngại là có thể do đặc thù hữu khuynh, chính quyền Pinera sẽ chuyển hướng chính sách đối ngoại sang thế đối đầu với các chính phủ tiến bộ cánh tả ở Mỹ Latinh.
Mặc dù đã nhiều lần tuyên bố sẽ tăng cường hội nhập với toàn khu vực Mỹ Latinh, nhưng ông Pinera cũng không ít lần thẳng thừng cho biết ông gần gũi với các chính phủ bảo thủ ở Colombia và Mexico; đồng thời chỉ trích mạnh mẽ các nhà lãnh đạo cánh tả ở khu vực này.
Đây là động thái đi ngược lại với những nỗ lực của người tiền nhiệm Bachelet, vốn luôn chủ trương tháo gỡ căng thẳng biên giới với Peru và Bolivia; đồng thời cải thiện quan hệ với các nước khác trong khu vực.
Bước vào thực tế, ông Pinera sẽ khó có thể tìm thấy tiếng nói đoàn kết trên lục địa Mỹ Latinh nếu vẫn đưa ra những quan điểm và lời chỉ trích như vậy. Rất có thể khi lên cầm quyền, ông Pinera sẽ sớm có những tuyên bố "ôn hòa" và "thực dụng" hơn, vì điều đó mới đúng theo tinh thần "đoàn kết dân tộc" mà ông đã đề ra trong chính sách đối nội và nâng nó lên tầm khu vực.
Trên trang web vận động cho chiến dịch tranh cử, ông Pinera chủ trương chính sách đối ngoại phải bao gồm giải quyết các cuộc xung đột một cách hòa bình, đạt được các thỏa thuận chiến lược và đẩy mạnh sự hội nhập của khu vực Mỹ Latinh nhưng vẫn bảo vệ được chủ quyền và bản sắc dân tộc của Chile.
Rõ ràng, khi chính sách đối ngoại và đối nội không "vênh" nhau, ông Pinera mới có thể giữ ánh hào quang bên mình tới hết nhiệm kỳ./.
Đỗ Vân (Vietnam+)