Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất cấp không thu tiền vắcxin và hóa chất sát trùng cho các địa phương khắc phục thiệt hại, phòng chống dịch bệnh, khôi phục sản xuất sau cơn bão số 8 vừa qua.
Cụ thể, tỉnh Thái Bình 15.000 lít hóa chất Vetvaco-Iodine và 15 tấn hóa chất Chlorine; tỉnh Nam Định 15.000 lít hóa chất Han-Iodine và 30 tấn hóa chất Chlorine.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tại Thái Bình, cơn bão số 8 đã làm ngập trắng gần 6.000ha lúa mùa, hơn 25.000ha cây màu vụ đông, hơn 6.000ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại và chết hơn 551.000 con gia súc, gia cầm...
Nhiều khu vực chăn nuôi tại Thái Bình bị ngập úng dẫn đến ô nhiễm môi trường và phát sinh dịch bệnh. Ước tổng thiệt hại do bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Bình là 6.660 tỷ đồng.
Tại Nam Định, mưa bão cũng làm 3.365 trang trại, gia trại bị tốc mái, sập đổ; ngập trắng hơn 5.800 ha lúa mùa, 12.800ha cây vụ đông; 1.700ha nuôi trồng thủy sản và 205ha rừng phòng hộ ven biển... Ước thiệt hại về sản xuất nông, lâm, thủy sản trên 500 tỷ đồng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ xuất cấp không thu tiền 5.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid dữ trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Sóc Trăng phòng chống dịch bệnh.
Theo báo cáo, tính đến ngày 12/11/2012, dịch tai xanh đã xảy ra ở 5 xã của 2 huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên và thành phố Sóc Trăng làm 325 con lợn mắc bệnh, trong đó đã tiêu hủy 273 con.
Tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan ra các địa phương khác là rất lớn./.
Cụ thể, tỉnh Thái Bình 15.000 lít hóa chất Vetvaco-Iodine và 15 tấn hóa chất Chlorine; tỉnh Nam Định 15.000 lít hóa chất Han-Iodine và 30 tấn hóa chất Chlorine.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tại Thái Bình, cơn bão số 8 đã làm ngập trắng gần 6.000ha lúa mùa, hơn 25.000ha cây màu vụ đông, hơn 6.000ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại và chết hơn 551.000 con gia súc, gia cầm...
Nhiều khu vực chăn nuôi tại Thái Bình bị ngập úng dẫn đến ô nhiễm môi trường và phát sinh dịch bệnh. Ước tổng thiệt hại do bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Bình là 6.660 tỷ đồng.
Tại Nam Định, mưa bão cũng làm 3.365 trang trại, gia trại bị tốc mái, sập đổ; ngập trắng hơn 5.800 ha lúa mùa, 12.800ha cây vụ đông; 1.700ha nuôi trồng thủy sản và 205ha rừng phòng hộ ven biển... Ước thiệt hại về sản xuất nông, lâm, thủy sản trên 500 tỷ đồng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ xuất cấp không thu tiền 5.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid dữ trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Sóc Trăng phòng chống dịch bệnh.
Theo báo cáo, tính đến ngày 12/11/2012, dịch tai xanh đã xảy ra ở 5 xã của 2 huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên và thành phố Sóc Trăng làm 325 con lợn mắc bệnh, trong đó đã tiêu hủy 273 con.
Tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan ra các địa phương khác là rất lớn./.
Thành Trung (TTXVN)