Ngày 21/5, nguồn tin từ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) cho biết cơ quan này đã kết thúc điều tra đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia do nhóm tội phạm người Nigeria cầm đầu.
Cơ quan điều tra chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị truy tố 8 bị can về tội “Mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy”, gồm năm bị can quốc tịch Nigeria là Nnaji David Ete (32 tuổi), Okapor Peter Chuma (35 tuổi), Chukwuma Obi Remy (40 tuổi), Raphael Chika Okafor (ngoài 30 tuổi), Nnamdi Aghaji (32 tuổi) cùng Regina Whing Wiri (31 tuổi, quốc tịch Zimbabwe) và hai bị can người Việt Nam là Phan Thị Thanh Lễ (30 tuổi), Đoàn Nguyễn Minh Châu.
Theo kết luận điều tra và hồ sơ vụ án, các đối tượng trên tham gia đường dây vận chuyển ma túy quốc tế bằng đường hàng không từ Ấn Độ vào địa điểm trung chuyển ở Việt Nam (chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh) rồi đưa sang tiêu thụ tại nước thứ 3.
Các đối tượng khai nhận đã hoạt động vận chuyển ma túy từ cuối năm 2008 đến khi bị bắt, đã vận chuyển trót lọt hơn 11kg heroin.
Đầu mối quan trọng của đường dây này tại Thành phố Hồ Chí Minh là vợ chồng Nnaji David Ete, Phan Thị Thanh Lễ. David Ete là kẻ tổ chức nhóm tội phạm ma túy người Nigeria và Zimbabwe.
Nhóm đối tượng người Nigeria này thường cư trú bất hợp pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh (ở các quận Tân Phú, 7, 1, huyện Bình Chánh) và tổ chức thuê phụ nữ Việt Nam hàng chục lần vận chuyển ma túy vào Trung Quốc tiêu thụ bằng cách cất giấu ma túy trong cúc áo, giày dép, sách vở, vách valy, giấu trong cơ thể.
Riêng David Ete sống tại Thành phố Hồ Chí Minh được 5 năm, từ năm 2008 đến nay đã cùng vợ (Phan Thị Thanh Lễ) tổ chức trót lọt 25 lần vận chuyển heroin từ Việt Nam sang Trung Quốc tiêu thụ.
Còn Đoàn Nguyễn Minh Châu cũng đã 10 lần vận chuyển trót lọt ma túy qua biên giới. Bọn chúng thường lợi dụng, mua chuộc những phụ nữ nghèo, thiếu hiểu biết để vận chuyển heroin từ nước ngoài về Thành phố Hồ Chí Minh rồi vận chuyển bằng đường hàng không ra Hà Nội sau đó theo đường bộ lên Lạng Sơn, qua cửa khẩu sang Trung Quốc hoặc vận chuyển bằng đường hàng không sang Malaysia rồi quay sang Trung Quốc.
Mỗi chuyến trót lọt, những phụ nữ này được hưởng số tiền 300-1.000 USD/chuyến.
Qua đợt truy quét vào tháng 6/2009 tại Thành phố Hồ Chí Minh, cảnh sát còn phát hiện đường dây này có cả cơ sở sản xuất để ép heroin nhằm cất giấu trong khi vận chuyển./.
Cơ quan điều tra chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị truy tố 8 bị can về tội “Mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy”, gồm năm bị can quốc tịch Nigeria là Nnaji David Ete (32 tuổi), Okapor Peter Chuma (35 tuổi), Chukwuma Obi Remy (40 tuổi), Raphael Chika Okafor (ngoài 30 tuổi), Nnamdi Aghaji (32 tuổi) cùng Regina Whing Wiri (31 tuổi, quốc tịch Zimbabwe) và hai bị can người Việt Nam là Phan Thị Thanh Lễ (30 tuổi), Đoàn Nguyễn Minh Châu.
Theo kết luận điều tra và hồ sơ vụ án, các đối tượng trên tham gia đường dây vận chuyển ma túy quốc tế bằng đường hàng không từ Ấn Độ vào địa điểm trung chuyển ở Việt Nam (chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh) rồi đưa sang tiêu thụ tại nước thứ 3.
Các đối tượng khai nhận đã hoạt động vận chuyển ma túy từ cuối năm 2008 đến khi bị bắt, đã vận chuyển trót lọt hơn 11kg heroin.
Đầu mối quan trọng của đường dây này tại Thành phố Hồ Chí Minh là vợ chồng Nnaji David Ete, Phan Thị Thanh Lễ. David Ete là kẻ tổ chức nhóm tội phạm ma túy người Nigeria và Zimbabwe.
Nhóm đối tượng người Nigeria này thường cư trú bất hợp pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh (ở các quận Tân Phú, 7, 1, huyện Bình Chánh) và tổ chức thuê phụ nữ Việt Nam hàng chục lần vận chuyển ma túy vào Trung Quốc tiêu thụ bằng cách cất giấu ma túy trong cúc áo, giày dép, sách vở, vách valy, giấu trong cơ thể.
Riêng David Ete sống tại Thành phố Hồ Chí Minh được 5 năm, từ năm 2008 đến nay đã cùng vợ (Phan Thị Thanh Lễ) tổ chức trót lọt 25 lần vận chuyển heroin từ Việt Nam sang Trung Quốc tiêu thụ.
Còn Đoàn Nguyễn Minh Châu cũng đã 10 lần vận chuyển trót lọt ma túy qua biên giới. Bọn chúng thường lợi dụng, mua chuộc những phụ nữ nghèo, thiếu hiểu biết để vận chuyển heroin từ nước ngoài về Thành phố Hồ Chí Minh rồi vận chuyển bằng đường hàng không ra Hà Nội sau đó theo đường bộ lên Lạng Sơn, qua cửa khẩu sang Trung Quốc hoặc vận chuyển bằng đường hàng không sang Malaysia rồi quay sang Trung Quốc.
Mỗi chuyến trót lọt, những phụ nữ này được hưởng số tiền 300-1.000 USD/chuyến.
Qua đợt truy quét vào tháng 6/2009 tại Thành phố Hồ Chí Minh, cảnh sát còn phát hiện đường dây này có cả cơ sở sản xuất để ép heroin nhằm cất giấu trong khi vận chuyển./.
Thế Vinh (Vietnam+)