Kết thúc môn thi Địa lý của ngày thi thứ hai kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông sáng nay (3/6), nhiều thí sinh hồ hởi với thành tích làm bài khá tốt.
Qua nhận định của nhiều thí sinh, câu 3 trong đề thi về vấn đề quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong vấn đề giải quyết biển đảo là sự kiện "nóng," thu hút được sự quan tâm của các bạn trẻ đồng thời cũng là điểm nhấn của đề thi năm nay.
Câu 3 như sau: "Việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển, đảo có ý nghĩa như thế nào?".
“Hầu hết các thí sinh chủ yếu tập trung dồn hết sức vào những câu trên, do đó, thời gian làm câu này sẽ còn rất ít. Hơn nữa, đây là một câu hỏi có tính phân hóa thí sinh rất rõ ràng. Do đó, các bạn dù có nêu được những ý chính nhưng cũng cần có sự phân tích, liên hệ mới có thể đạt được điểm số cao,” em Phạm Thị Hà, học sinh trường Việt Đức bày tỏ quan điểm.
Nhiều thí sinh tỏ ra khá thích thú với câu hỏi này và cũng cho biết các thầy cô trong trường cũng cho học sinh ôn luyện những dạng câu hỏi tương tự, do năm trước, đề Địa cũng ra câu hỏi về vấn đề biển Đông.
“Sự kiện biển, đảo luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt trên các phương tiện truyền thông. Học sinh chúng em ngoài việc nắm kiến thức trên lớp cũng phải theo dõi khá sát sao những diễn biễn này để có thêm thông tin bao quát để làm bài,” là suy nghĩ chung của nhiều thí sinh.
Cầm tấm đề trên tay, Hoài Giang, học sinh trường Trung học phổ thông Việt Đức cho rằng, cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Địa lý năm học này không có sự khác biệt nhiều so với năm học trước. Đề Địa sáng nay chủ yếu tập trung vào địa lý vùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, địa lý các ngành kinh tế, vùng kinh tế.
Theo Hoài Giang, đề Địa năm nay bám sát nội dung chương trình học trong nhà trường. Các câu hỏi đều rõ ràng và không quá lắt léo. Vì thế, đa phần các thí sinh đều vượt qua môn thi sáng nay không mấy khó khăn.
“Đề Địa lý khá ‘thoáng’ đối với các sĩ tử. Các câu hỏi lý thuyết phần lớn là những nội dung được các thầy cô trong trường ‘khoanh vùng’ ôn luyện. Chỉ cần học sinh biết cách chia nhỏ các vấn đề thì hoàn toàn có thể đạt điểm khá,” Hoài Giang chia sẻ.
Tuy nhiên, Hoài Giang cũng đánh giá, đề Địa bao giờ cũng chia thành rất nhiều các câu hỏi nhỏ nên thí sinh không nên quá tập trung vào một ý mà cần có sự phân bổ thời gian để hoàn thành bài thi khi chỉ có 90 phút làm bài.
“Thí sinh nên ôn phần địa lý dân cư phần này chỉ có ba bài nhưng được 1,5 điểm trong khi đó phần địa lý tự nhiên cũng có số điểm tương đương nhưng có tới 15 bài. Vì vậy, ở phần này, các bạn nên tập trung ôn theo các vấn đề lớn như địa hình vùng miền để vẫn có thể đạt được điểm ở câu hỏi này,” Hoàng Giang phân tích.
Cũng chung quan điểm đó, bạn Nguyễn Trọng Giáp, học sinh trường Marie Curie cũng tỏ ra lạc quan về kết quả thi môn Địa.
“Với sự trợ giúp của Atlat, vận dụng các kĩ năng địa lý đã giúp em giảm bớt khoảng 50% việc học thuộc lòng một cách máy móc, không có hiệu quả. Việc sử dụng Atlat thường xuyên không chỉ giúp ghi nhớ, khắc sâu kiến thức mà còn củng cố kĩ năng sử dụng Atlat để tập trung kiến thức làm tốt bài thi,” Giáp chia sẻ.
Theo Giáp, ở trên lớp, thí sinh đã được thầy cô rèn luyện kĩ năng phân tích và xử lí thông tin dựa vào Atlat địa lý Việt Nam. Các bài thực hành vẽ biểu đồ như biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường, biểu đồ miền đã được tập trung ôn luyện kỹ càng để từ đó có cơ sở phân tích bảng số liệu, nhận xét mối liên hệ giữa các số liệu liên quan đến nhau.
“Ở câu hỏi thứ 3 trong nhiều năm đề thi tốt nghiệp thường ra dưới dạng vẽ biểu đồ hoặc phân tích số liệu thống kê nên ở phần này rất nhiều thí sinh tập trung vào rèn luyên các kĩ năng về vẽ biểu đồ và phân tích các số liệu thống kế. Bài thi Địa có 10 điểm thì 3 điểm thuộc về phần vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ. Đây là dạng bài tập không hề khó.
Do đó, việc dành trọn số điểm là hoàn toàn có thể thực hiện được,” Giáp thừa nhận.
Bàn luận sôi nổi với nhóm bạn cùng lớp, em Phạm Thị Hà, học sinh trường Việt Đức nhìn nhận, với các bạn học khối A, đề Địa năm nay hoàn toàn mang lại điểm số trung bình qua các câu hỏi lý thuyết rành mạch và nằm trong kiến thức lớp 12.
Tuy nhiên, cô gái học trường Việt Đức cũng đánh giá, để đạt điểm 9, 10 môn Địa là rất khó do đề trải dài trong cả chương trình học lớp 12 đồng thời giữa các câu hỏi cũng phải chú ý phân tích và giải thích các mối quan hệ địa lí nhất là mối quan hệ tự nhiên, kinh tế – xã hội.
“Chỉ thí sinh học theo khối C và học chuyên sâu mới có thể ‘ẵm’ trọn vẹn số điểm vì biết cách liên hệ, vận dụng để trả lời các câu hỏi qua việc hệ thống hóa thành các sơ đồ, các bảng kiến thức do các nội dung trong sách giáo khoa thường được trình bày lặp đi, lặp lại ở nhiều bài khác nhau,” Hà cho hay.
Tại câu cuối cùng phân ban chương trình học, theo cách phân tích của Hà, câu hỏi này chính là phân loại thí sinh từ điểm khá lên giỏi.
Chiều nay, các em thi tiếp môn sinh học, theo hình thức thi trắc nghiệm./.
Qua nhận định của nhiều thí sinh, câu 3 trong đề thi về vấn đề quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong vấn đề giải quyết biển đảo là sự kiện "nóng," thu hút được sự quan tâm của các bạn trẻ đồng thời cũng là điểm nhấn của đề thi năm nay.
Câu 3 như sau: "Việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển, đảo có ý nghĩa như thế nào?".
“Hầu hết các thí sinh chủ yếu tập trung dồn hết sức vào những câu trên, do đó, thời gian làm câu này sẽ còn rất ít. Hơn nữa, đây là một câu hỏi có tính phân hóa thí sinh rất rõ ràng. Do đó, các bạn dù có nêu được những ý chính nhưng cũng cần có sự phân tích, liên hệ mới có thể đạt được điểm số cao,” em Phạm Thị Hà, học sinh trường Việt Đức bày tỏ quan điểm.
Nhiều thí sinh tỏ ra khá thích thú với câu hỏi này và cũng cho biết các thầy cô trong trường cũng cho học sinh ôn luyện những dạng câu hỏi tương tự, do năm trước, đề Địa cũng ra câu hỏi về vấn đề biển Đông.
“Sự kiện biển, đảo luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt trên các phương tiện truyền thông. Học sinh chúng em ngoài việc nắm kiến thức trên lớp cũng phải theo dõi khá sát sao những diễn biễn này để có thêm thông tin bao quát để làm bài,” là suy nghĩ chung của nhiều thí sinh.
Cầm tấm đề trên tay, Hoài Giang, học sinh trường Trung học phổ thông Việt Đức cho rằng, cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Địa lý năm học này không có sự khác biệt nhiều so với năm học trước. Đề Địa sáng nay chủ yếu tập trung vào địa lý vùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, địa lý các ngành kinh tế, vùng kinh tế.
Theo Hoài Giang, đề Địa năm nay bám sát nội dung chương trình học trong nhà trường. Các câu hỏi đều rõ ràng và không quá lắt léo. Vì thế, đa phần các thí sinh đều vượt qua môn thi sáng nay không mấy khó khăn.
“Đề Địa lý khá ‘thoáng’ đối với các sĩ tử. Các câu hỏi lý thuyết phần lớn là những nội dung được các thầy cô trong trường ‘khoanh vùng’ ôn luyện. Chỉ cần học sinh biết cách chia nhỏ các vấn đề thì hoàn toàn có thể đạt điểm khá,” Hoài Giang chia sẻ.
Tuy nhiên, Hoài Giang cũng đánh giá, đề Địa bao giờ cũng chia thành rất nhiều các câu hỏi nhỏ nên thí sinh không nên quá tập trung vào một ý mà cần có sự phân bổ thời gian để hoàn thành bài thi khi chỉ có 90 phút làm bài.
“Thí sinh nên ôn phần địa lý dân cư phần này chỉ có ba bài nhưng được 1,5 điểm trong khi đó phần địa lý tự nhiên cũng có số điểm tương đương nhưng có tới 15 bài. Vì vậy, ở phần này, các bạn nên tập trung ôn theo các vấn đề lớn như địa hình vùng miền để vẫn có thể đạt được điểm ở câu hỏi này,” Hoàng Giang phân tích.
Cũng chung quan điểm đó, bạn Nguyễn Trọng Giáp, học sinh trường Marie Curie cũng tỏ ra lạc quan về kết quả thi môn Địa.
“Với sự trợ giúp của Atlat, vận dụng các kĩ năng địa lý đã giúp em giảm bớt khoảng 50% việc học thuộc lòng một cách máy móc, không có hiệu quả. Việc sử dụng Atlat thường xuyên không chỉ giúp ghi nhớ, khắc sâu kiến thức mà còn củng cố kĩ năng sử dụng Atlat để tập trung kiến thức làm tốt bài thi,” Giáp chia sẻ.
Theo Giáp, ở trên lớp, thí sinh đã được thầy cô rèn luyện kĩ năng phân tích và xử lí thông tin dựa vào Atlat địa lý Việt Nam. Các bài thực hành vẽ biểu đồ như biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường, biểu đồ miền đã được tập trung ôn luyện kỹ càng để từ đó có cơ sở phân tích bảng số liệu, nhận xét mối liên hệ giữa các số liệu liên quan đến nhau.
“Ở câu hỏi thứ 3 trong nhiều năm đề thi tốt nghiệp thường ra dưới dạng vẽ biểu đồ hoặc phân tích số liệu thống kê nên ở phần này rất nhiều thí sinh tập trung vào rèn luyên các kĩ năng về vẽ biểu đồ và phân tích các số liệu thống kế. Bài thi Địa có 10 điểm thì 3 điểm thuộc về phần vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ. Đây là dạng bài tập không hề khó.
Do đó, việc dành trọn số điểm là hoàn toàn có thể thực hiện được,” Giáp thừa nhận.
Bàn luận sôi nổi với nhóm bạn cùng lớp, em Phạm Thị Hà, học sinh trường Việt Đức nhìn nhận, với các bạn học khối A, đề Địa năm nay hoàn toàn mang lại điểm số trung bình qua các câu hỏi lý thuyết rành mạch và nằm trong kiến thức lớp 12.
Tuy nhiên, cô gái học trường Việt Đức cũng đánh giá, để đạt điểm 9, 10 môn Địa là rất khó do đề trải dài trong cả chương trình học lớp 12 đồng thời giữa các câu hỏi cũng phải chú ý phân tích và giải thích các mối quan hệ địa lí nhất là mối quan hệ tự nhiên, kinh tế – xã hội.
“Chỉ thí sinh học theo khối C và học chuyên sâu mới có thể ‘ẵm’ trọn vẹn số điểm vì biết cách liên hệ, vận dụng để trả lời các câu hỏi qua việc hệ thống hóa thành các sơ đồ, các bảng kiến thức do các nội dung trong sách giáo khoa thường được trình bày lặp đi, lặp lại ở nhiều bài khác nhau,” Hà cho hay.
Tại câu cuối cùng phân ban chương trình học, theo cách phân tích của Hà, câu hỏi này chính là phân loại thí sinh từ điểm khá lên giỏi.
Chiều nay, các em thi tiếp môn sinh học, theo hình thức thi trắc nghiệm./.
Nhóm PV (Vietnam+)