“Trừ môn ngoại ngữ, các môn đều có hai phần cho thí sinh lựa chọn. Trong các đề thi, số câu hỏi đánh giá khả năng vận dụng kiến thức chiếm ít nhất là 50%,” ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo nói về cấu trúc đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay tại cuộc họp báo định kỳ của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra chiều nay, ngày 7/4.
Theo ông Nghĩa, cấu trúc đề thi cơ bản giống năm 2010. Với 50% đề theo hướng vận dụng kiến thức, đề thi tiếp tục có kết cấu mở, nhằm chống tình trạng học sinh học vẹt.
Nội dung kiến thức sẽ đi sát chương trình lớp 12. Bộ tiếp tục giữ hình thức tổ chức thi cụm và chấm chéo.
Cùng trao đổi về vấn đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông, ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học phổ thông cho biết, Bộ đã có văn bản yêu cầu các sở trực thuộc chỉ đạo các trường hoàn thành chương trình đúng kế hoạch và không được cắt xén, đồng thời triển khai giải pháp ôn tập tốt. Có thể phân loại từng đối tượng học sinh theo lực học, ôn tập theo nhóm, tập trung giúp các học sinh yếu kém nắm bắt được kiến thức cơ bản.
Xung quanh vấn đề thi thử, một hình thức ôn luyện được rất nhiều trường áp dụng hiện nay, ông Chuẩn cho rằng đây là quyền chủ động của các trường, Bộ không chỉ đạo cũng không can thiệp, tuy nhiên, nên có sự đồng thuận của học sinh và phụ huynh. “Thi thử cũng có nhiều lợi ích như giúp học sinh rèn luyện tâm lý, giúp giáo viên biết kiến thức học sinh tới đâu để có hướng ôn tập phù hợp. Tuy nhiên, các trường cũng không nên thi thử quá nhiều vì sẽ gây áp lực cho học sinh, gây tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc,” ông Chuẩn nói./.
Theo ông Nghĩa, cấu trúc đề thi cơ bản giống năm 2010. Với 50% đề theo hướng vận dụng kiến thức, đề thi tiếp tục có kết cấu mở, nhằm chống tình trạng học sinh học vẹt.
Nội dung kiến thức sẽ đi sát chương trình lớp 12. Bộ tiếp tục giữ hình thức tổ chức thi cụm và chấm chéo.
Cùng trao đổi về vấn đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông, ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học phổ thông cho biết, Bộ đã có văn bản yêu cầu các sở trực thuộc chỉ đạo các trường hoàn thành chương trình đúng kế hoạch và không được cắt xén, đồng thời triển khai giải pháp ôn tập tốt. Có thể phân loại từng đối tượng học sinh theo lực học, ôn tập theo nhóm, tập trung giúp các học sinh yếu kém nắm bắt được kiến thức cơ bản.
Xung quanh vấn đề thi thử, một hình thức ôn luyện được rất nhiều trường áp dụng hiện nay, ông Chuẩn cho rằng đây là quyền chủ động của các trường, Bộ không chỉ đạo cũng không can thiệp, tuy nhiên, nên có sự đồng thuận của học sinh và phụ huynh. “Thi thử cũng có nhiều lợi ích như giúp học sinh rèn luyện tâm lý, giúp giáo viên biết kiến thức học sinh tới đâu để có hướng ôn tập phù hợp. Tuy nhiên, các trường cũng không nên thi thử quá nhiều vì sẽ gây áp lực cho học sinh, gây tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc,” ông Chuẩn nói./.
Phạm Mai (Vietnam+)