Đến năm 2025, doanh thu bán hàng tạp hóa qua kênh thương mại điện tử ở Indonesia sẽ đạt 6 tỷ USD

JAKARTA, INDONESIA – Media OutReach – Ngày 16 tháng 2 năm 2021 – Theo nghiên cứu của Công ty Tư vấn L.E.K. Consulting,, thị trường hàng tạp hóa bán qua kênh thương mại điện tử của Indonesia đang có bước ngoặt về động lực thâm nhập, với doanh thu ước đạt từ 5 đến 6 tỷ USD […]

JAKARTA, INDONESIA – Media OutReach – Ngày 16 tháng 2 năm 2021 – Theo nghiên cứu của Công ty Tư vấn L.E.K. Consulting,, thị trường hàng tạp hóa bán qua kênh thương mại điện tử của Indonesia đang có bước ngoặt về động lực thâm nhập, với doanh thu ước đạt từ 5 đến 6 tỷ USD vào năm 2025. Đại dịch COVID-19 có thể là chất xúc tác dẫn đến một bước thay đổi trong việc thâm nhập hàng tạp hóa qua kênh thương mại điện tử của Indonesia.

Trong bối cảnh xu hướng bán hàng trực tuyến đang phát triển trên thị trường, đại dịch COVID-19 có khả năng đã thúc đẩy việc áp dụng cửa hàng tạp hóa trực tuyến tăng gấp 2-3 lần vào năm 2020. Với hơn 65% dân số dưới 44 tuổi và dân số thành thị ở Indonesia thể hiện hành vi mua hàng khá bốc đồng, nhân khẩu học khách hàng thuận lợi là yếu tố đóng góp quan trọng vào sự thành công của việc thâm nhập cửa hàng tạp hóa điện tử.

Báo cáo của L.E.K. Consulting nghiên cứu sâu hơn về nhân khẩu học của khách hàng, giải thích rằng, hơn 65% người mua chọn sự tiện lợi – một đặc điểm nổi bật của cửa hàng tạp hóa điện tử. Hỗ trợ kỹ thuật số cũng là động lực cơ bản cho sự tăng trưởng của mảng này, vì 96% dân số Indonesia có điện thoại di động và 76% có thể truy cập Internet.

Ông Manas Tamotia, Trưởng Bộ phận công nghệ tại L.E.K Consulting Văn phòng Đông Nam Á cho biết: “Theo quan sát tại các thị trường châu Á khác như Trung Quốc và Hàn Quốc, những người mua sắm trẻ tuổi có xu hướng mua hàng trực tuyến nhiều hơn và với việc cải thiện khả năng truy cập Internet và hỗ trợ kỹ thuật số, kiểu người tiêu dùng hiểu biết này đã thúc đẩy nhu cầu đối với hàng tạp hóa trực tuyến. Những thị trường này đã đạt đến số lượng lớn, với mức thâm nhập từ 5% trở lên. Với những xu hướng tương tự được quan sát thấy trong nền kinh tế năng động của Indonesia, thị trường tạp hóa qua kênh thương mại điện tử sẵn sàng phát triển nhanh hơn nữa do đại dịch COVID-19”.

Hơn nữa, tỷ lệ thâm nhập của kênh thương mại điện tử ở Indonesia đạt 6% vào năm 2019, so với dưới 1% trong năm 2014. Về phía nguồn cung, một loạt các công ty và mô hình đã xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Thông qua mô hình ngoại tuyến tới trực tuyến (offline-to-online), mô hình thị trường trực tuyến và mô hình tổng hợp, những cái tên nổi bật như Carrefour, Alfaonline.com, happyfresh… đã kích thích nhu cầu.

Nghiên cứu của L.E.K. Consulting, một công ty tư vấn tầm cỡ toàn cầu chỉ ra rằng, kênh bán lẻ hiện đại mới ra đời ở Indonesia so với các thị trường khác, tuy nhiên, đây là một lĩnh vực trị giá 20 tỷ USD với khoảng 9 tỷ USD được chi tiêu ở các siêu thị. Đại dịch COVID-19 bùng phát góp phần thúc đẩy các lĩnh vực trên toàn cầu bước vào kỷ nguyên kỹ thuật số, nên rất có thể các cửa hàng tạp hóa điện tử sẽ chiếm nhiều thị phần hơn trên thị trường trong những năm tới, do sự phổ biến của công nghệ và thương mại điện tử.

Hãy nhấn vào đây để có bản báo cáo đầy đủ.

Tin cùng chuyên mục