Mục tiêu mà đại hội lần thứ IV của Hiệp hội Dệt may Việt Nam đặt ra trong 5 năm tới là đưa kim ngạch xuất khẩu dệt may lên 20 tỷ USD, vượt 2 tỷ USD so với chỉ tiêu được giao.
Đặc biệt, việc tái cơ cấu về phương thức kinh doanh trong ngành may xuất khẩu cũng sẽ theo hướng chuyển dần từ phương thức gia công sang bán sản phẩm với thiết kế của chính các doanh nghiệp trong nước.
Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam đã chia sẻ như vậy trước thềm đại hội Hiệp hội Dệt may Việt Nam lần thứ tư, nhiệm kỳ 2011-2015 sẽ diễn ra vào ngày 18/11, tại Hà Nội.
Mặc dù chịu tác động nghiêm trọng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam năm 2009 vẫn đạt 9,065 tỷ USD và cả năm 2010 có thể đạt con số 11 tỷ USD.
Tuy nhiên, so với Nghị quyết đại hội nhiệm kỳ III, giai đoạn 2005-2010 đề ra thì kế hoạch xuất khẩu của ngành dệt may đã bị chậm lại một năm, tức là kim ngạch xuất khẩu năm 2009 phải đạt 10,5 tỷ USD và 11,5 tỷ USD trong 2010.
Theo ông Ân, việc tái cơ cấu đẳng cấp về sản phẩm của ngành may xuất khẩu sẽ đi vào hướng chất lượng cao, chứ không làm những sản phẩm cấp thấp.
Còn tại thị trường nội địa, mỗi một đơn vị sản xuất sẽ tiếp tục phong cách và tính chuyên biệt của các sản phẩm, từ đó có thể chiếm lĩnh những mảng thị phần là thế mạnh. Trong đó việc tăng năng lực cạnh tranh và lập sơ đồ phát triển ngành may tại các địa phương được đặc biệt chú trọng.
Để làm tốt điều này, Tập đoàn Dệt may cũng chú trong đào tạo nguồn nhân lực cấp trung và cấp cao về công nghệ quản lý sản xuất, thiết kế thời trang và về tiếp thị thời trang.
Chủ trương của Tập đoàn là chỉ đạo các đơn vị thành viên phải nhân đôi nguồn nhân lực để phục vụ kế hoạch phát triển, đồng thời giải quyết được quan hệ lao động là bài toán sống còn của ngành dệt may Việt Nam.
“Hiện Tập đoàn Dệt may đã nghiên cứu và xây dựng sơ đồ phát triển ngành may tại các địa phương tùy vào nguồn lao động và điều kiện về giao thông vận tải để có hướng phát triển dài hơi cho toàn ngành,” ông Ân cho biết
Ngoài ra, việc phát triển ngành dệt, sẽ tập trung vào một số khu công nghiệp có xử lý môi trường đồng thời kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước vào ngành dệt.
Nhiệm kỳ IV đánh dấu giai đoạn phát triển mới của toàn ngành dệt may Việt Nam, với những thuận lợi cả về thị trường và cơ hội giảm thuế từ các hiệp định tự do như TPP và FTA mang lại.
Mục tiêu mà đại hội nhiệm kỳ IV của Hiệp hội Dệt may Việt Nam hướng tới cũng bao gồm việc đưa ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn và xuất khẩu; thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội và nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc khu vực và quốc tế./.
Đặc biệt, việc tái cơ cấu về phương thức kinh doanh trong ngành may xuất khẩu cũng sẽ theo hướng chuyển dần từ phương thức gia công sang bán sản phẩm với thiết kế của chính các doanh nghiệp trong nước.
Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam đã chia sẻ như vậy trước thềm đại hội Hiệp hội Dệt may Việt Nam lần thứ tư, nhiệm kỳ 2011-2015 sẽ diễn ra vào ngày 18/11, tại Hà Nội.
Mặc dù chịu tác động nghiêm trọng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam năm 2009 vẫn đạt 9,065 tỷ USD và cả năm 2010 có thể đạt con số 11 tỷ USD.
Tuy nhiên, so với Nghị quyết đại hội nhiệm kỳ III, giai đoạn 2005-2010 đề ra thì kế hoạch xuất khẩu của ngành dệt may đã bị chậm lại một năm, tức là kim ngạch xuất khẩu năm 2009 phải đạt 10,5 tỷ USD và 11,5 tỷ USD trong 2010.
Theo ông Ân, việc tái cơ cấu đẳng cấp về sản phẩm của ngành may xuất khẩu sẽ đi vào hướng chất lượng cao, chứ không làm những sản phẩm cấp thấp.
Còn tại thị trường nội địa, mỗi một đơn vị sản xuất sẽ tiếp tục phong cách và tính chuyên biệt của các sản phẩm, từ đó có thể chiếm lĩnh những mảng thị phần là thế mạnh. Trong đó việc tăng năng lực cạnh tranh và lập sơ đồ phát triển ngành may tại các địa phương được đặc biệt chú trọng.
Để làm tốt điều này, Tập đoàn Dệt may cũng chú trong đào tạo nguồn nhân lực cấp trung và cấp cao về công nghệ quản lý sản xuất, thiết kế thời trang và về tiếp thị thời trang.
Chủ trương của Tập đoàn là chỉ đạo các đơn vị thành viên phải nhân đôi nguồn nhân lực để phục vụ kế hoạch phát triển, đồng thời giải quyết được quan hệ lao động là bài toán sống còn của ngành dệt may Việt Nam.
“Hiện Tập đoàn Dệt may đã nghiên cứu và xây dựng sơ đồ phát triển ngành may tại các địa phương tùy vào nguồn lao động và điều kiện về giao thông vận tải để có hướng phát triển dài hơi cho toàn ngành,” ông Ân cho biết
Ngoài ra, việc phát triển ngành dệt, sẽ tập trung vào một số khu công nghiệp có xử lý môi trường đồng thời kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước vào ngành dệt.
Nhiệm kỳ IV đánh dấu giai đoạn phát triển mới của toàn ngành dệt may Việt Nam, với những thuận lợi cả về thị trường và cơ hội giảm thuế từ các hiệp định tự do như TPP và FTA mang lại.
Mục tiêu mà đại hội nhiệm kỳ IV của Hiệp hội Dệt may Việt Nam hướng tới cũng bao gồm việc đưa ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn và xuất khẩu; thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội và nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc khu vực và quốc tế./.
Đức Duy (Vietnam+)