Dịch sởi là bài học cho mỗi người dân

"Dịch sởi là bài học nâng cao hiểu biết y tế của người dân"

Phóng viên TTXVN tại Geneva đã có buổi trao đổi với tiến sỹ sinh học Hoàng Văn Khẩn về dịch bệnh sởi, vỗn dễ lan rộng trong mùa Đông-Xuân.
"Dịch sởi là bài học nâng cao hiểu biết y tế của người dân" ảnh 1Tiến sỹ sinh học Hoàng Văn Khẩn. (Ảnh: Tố Uyên/Vietnam+)

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, Việt Nam phải đương đầu với nhiều căn bệnh nhiệt đới, trong đó có dịch sởi. Hiện nay đang là mùa Đông-Xuân, điều kiện thời tiết thuận lợi cho virus sởi lưu hành và gây bệnh trên diện rộng.

Phóng viên TTXVN tại Geneva đã có buổi trao đổi với tiến sỹ sinh học Hoàng Văn Khẩn - từng tham gia dạy và nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm trong lĩnh vực y khoa của Thụy Sĩ - về dịch bệnh này.

Tiến sỹ Khẩn cho biết sởi là do loại virus thuộc dòng RNA, phát triển nhanh và chết cũng nhanh (chỉ khoảng ở nhiệt độ 50-60 độ C).

Lây nhanh ở chỗ đông người

Cũng giống như virus cúm, virus sởi lây lan rất nhanh vì nó phát tán trong không khí và truyền qua đường hô hấp, đặc biệt ở những chỗ tập trung đông người như siêu thị, bệnh viện, trường học...

Những trường hợp chưa miễn dịch với sởi, đặc biệt là những trẻ nhỏ không được bú mẹ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

Tuy nhiên, có thể hiểu rằng sởi vừa là bệnh vừa không phải là bệnh. Đối với những người có sức đề kháng bình thường, virus sởi cũng như virus cúm sẽ tự đào thải qua hệ tiêu hóa, bài tiết mà không cần phải sử dụng đến thuốc.

Bệnh sởi chỉ trở nên nguy hiểm khi bị biến chứng do sức đề kháng kém, dẫn đến bị nhiễm thêm những bệnh khác ở môi trường bên ngoài, ví dụ như lây chéo tại bệnh viện.

Khi xuất hiện các triệu chứng của sởi cũng là lúc hệ miễn dịch đang tìm cách tiêu diệt virus lây nhiễm.

Điều quan trọng lúc này là cần nhanh chóng đẩy virus ra ngoài theo hệ bài tiết, có nghĩa là cần tăng cường các đồ ăn nhẹ, giúp dễ tiêu, uống nhiều nước, đặc biệt là nước chanh có chút mật ong.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh không những không có hiệu quả mà còn gây tác động phụ, tiêu diệt những vi khuẩn có lợi cho hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa trong đường ruột.

Trong dân gian Việt Nam có nhiều bài thuốc y học cổ truyền có khả năng phòng, chữa bệnh đáng quý.

Tiến sỹ Khẩn cho rằng các nhà khoa học Việt Nam cần sáng suốt để nhìn trong thực tế cuộc sống vì chỉ có thực tế cuộc sống mới đưa ra được những bài giải đúng đắn nhất.

Bị tấn công nếu sức đề kháng kém

Tại Thụy Sĩ, để phòng và chữa các bệnh thường gặp như cảm cúm, dị ứng phấn hoa... người ta có thể sử dụng Lactisol dạng dung dịch được chế biến từ thành phần sữa nhỏ (petit-lait) của loại bò sữa nuôi không sử dụng hóa chất, được lên men nhiều lần nữa.

Theo tiến sỹ Khẩn, những bài thuốc từ tự nhiên, hay những dạng lên men tự nhiên (như làm nước mắm nguyên chất, nuôi dấm gạo...) nên được nghiên cứu, ứng dụng nhiều hơn trong y học.

Tiến sỹ Khẩn cho rằng dịch sởi hiện nay chính là bài học để nâng cao trình độ hiểu biết về y tế của mỗi một người dân để họ có thể trở thành một "bác sỹ" trong gia đình chính mình. Cần tăng cường sức khỏe và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Virus sởi chỉ có thể tấn công ở những người có sức đề kháng kém, chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày không hợp lý làm yếu đi hệ thống miễn dịch tự nhiên trong mỗi một người. Virus này cũng sẽ bị tiêu diệt nhanh nếu như mỗi người đều có biện pháp phòng tránh.

Tại mỗi gia đình, việc giữ vệ sinh giúp nhà cửa thông thoáng là rất quan trọng, nhất là khi trong gia đình có người bị mắc sởi.

Đối với trẻ nhỏ, trong giai đoạn có dịch cũng không nên vội đi tiêm phòng khi mà sức đề kháng của trẻ chưa được tăng cường.

Tránh đến bệnh viện, nhất là những bệnh viện quá tải, trừ trường hợp bệnh kéo dài không thuyên giảm./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục