Chiến lược quân sự mới

Điểm chính trong chiến lược quốc phòng mới của Mỹ

Tổng thống Barack Obama hôm 5/1 đã công bố một chiến lược quốc phòng mới theo hướng "thon gọn" hơn, trong đó kêu gọi việc tạo ra một đạo quân công nghệ cao, giảm số lương bộ binh.

Chiến lược sửa đổi này dự kiến sẽ định hình các ưu tiên về ngân sách, trong bối cảnh Lầu Năm Góc đang chuẩn bị cắt giảm 487 tỷ USD từ các kế hoạch chi tiêu đã vạch ra từ nay cho tới thập kỷ tiếp theo. Đây là một trong những điểm đáng chú ý của "chiến lược quốc phòng đã qua đánh giá lại" này.
Tổng thống Barack Obama hôm 5/1 đã công bố một chiến lược quốc phòng mới theo hướng "thon gọn" hơn, trong đó kêu gọi việc tạo ra một đạo quân công nghệ cao, giảm số lương bộ binh.

Chiến lược sửa đổi này dự kiến sẽ định hình các ưu tiên về ngân sách, trong bối cảnh Lầu Năm Góc đang chuẩn bị cắt giảm 487 tỷ USD từ các kế hoạch chi tiêu đã vạch ra từ nay cho tới thập kỷ tiếp theo.

Đây là một trong những điểm đáng chú ý của "chiến lược quốc phòng đã qua đánh giá lại" này.

Thu hẹp quy mô các lực lượng mặt đất

Sau 10 năm phát động các hoạt động chống phiến loạn ở Afghanistan và Iraq, chiến lược mới kêu gọi việc chấm dứt cho các nhiệm vụ xây dựng đất nước quy mô lớn, đồng thời cắt giảm kích cỡ của Lục quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ.

Lục quân sẽ cắt giảm số lượng từ 565.000 lính chiến đấu thường trực xuống còn 520.000 sau năm 2014, và nhiều nhà phân tích nói rằng con số có thể tụt xuống dưới ngưỡng  500.000.

Lính thủy đánh bộ, vốn đã tăng lên 202.000 quân, đã có kế hoạch giảm xuống 186.000 lính, nhưng có thể sẽ phải giảm hơn.

Chiến lược mới kêu gọi việc giảm sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Âu, nơi có 43.000 lính đang đồn trú, chủ yếu là ở Đức, nói rằng các lực lượng này sẽ "biến đổi," dù rằng không chi tiết nào được công bố.

Giới chức quốc phòng nói rằng ít nhất một sư đoàn chiến đấu của Lục quân với khoảng 3.500 lính sẽ bị cắt giảm tại châu Âu.

Tác động của chiến lược mới có thể đưa các lực lượng mặt đất của Mỹ về bằng với mức trước các cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001, khi lục quân có 482.000 lính và lính thủy đánh bộ có 173.000 quân nhân.

Quân đội Mỹ có tổng cộng 1,4 triệu nam và nữ quân nhân, so với con số 2,3 triệu của Trung Quốc và 1,1 triệu của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Châu Á-Thái Bình Dương trở thành ưu tiên số một

Với việc Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh quân sự và kinh tế, quân đội Mỹ có kế hoạch tăng cường sự hiện diện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương để đảm bảo" sự tự do lưu thông của hoạt động thương mại," gồm tại khu vực Biển Đông.

Việc nhấn mạnh vào Thái Bình Dương có nghĩa đầu tư vào hải quân và không quân, cũng như các vũ khí dựa vào mạng Internet và vũ khí vũ trụ, trong đó Lầu Năm Góc đang nghiên cứu cách chống lại các tên lửa diệt hạm của Trung Quốc và những vũ khí khác có thể đe dọa tầm hoạt động của các tàu sân bay nước này.

Kết quả là ngân sách quốc phòng sẽ tăng cường chảy vào máy bay không người lái, máy bay tàng hình trước rađa như loại chiến đấu cơ F-35 và các chương trình gây nghẽn điện tử, trong khi Mỹ tăng cường mối quan hệ qan ninh với các đồng minh chủ chốt như Indonesia.

Giảm kho vũ khí hạt nhân

"Ta hoàn toàn có thể đạt được các mục tiêu răn đe với một lực lượng hạt nhân nhỏ hơn" - tài liệu chiến lược của Lầu Năm Góc nói.

Lầu Năm Góc hiện chưa công bố bất kỳ chi tiết nào của việc cắt giảm kho vũ khí hạt nhân, nhưng một số nhà lập pháp đã đề xuất việc giảm bớt số lượng 14 tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân hiện nay.

Chấm dứt học thuyết hai chiến tranh

Chiến lược mới đã bỏ hẳn học thuyết gây nhiều tranh cãi về việc chuẩn bị chiến đấu hai cuộc chiến cùng một lúc.

Thay vì thế, Mỹ có thể phát động một cuộc chiến quy mô lớn ở một khu vực, trong khi tiến hành một hành động kiềm chế ở một nơi khác.

Quân đội sẽ "có thể ngăn chặn việc những kẻ gây hấn ở khu vực thứ hai, nhân cơ hội Mỹ đang tham chiến tại một vùng nào đó, đạt được các mục tiêu riêng - hoặc khiến nó đạt được với phí tổn khó chấp nhận," tài liệu nói.

Một ngân sách quốc phòng khó sánh

Bất chấp những cuộc bàn thảo liên quan tới việc cắt giảm chi tiêu và sức ép ngân sách, chi tiêu quân sự Mỹ sẽ tiếp tục tăng và ngân sách của Lầu Năm Góc sẽ còn cao hơn trong những năm cuối Tổng thống George W. Bush nắm quyền.

Obama chỉ ra rằng ngân sách quốc phòng Mỹ sẽ vẫn "lớn hơn gần 10 nước cộng lại."

Nếu trừ đi chi phí chiến tranh ở Afghanistan, ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2012 là gần 530 tỷ USD, đại diện cho 40% chi tiêu quân sự thế giới.

Để so sánh, ngân sách quốc phòng Trung Quốc trong năm 2011 đã tăng 12,7% và theo nguồn chính thức đã đạt mốc 91,5 tỷ USD./.

Gia Bảo (AFP/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục