Điểm mặt 6 “báu vật” Mỹ thu được từ phátxít Đức sau Thế chiến II

Điểm mặt 6 “báu vật” Mỹ thu được từ tay phátxít Đức sau Thế chiến II

Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, Mỹ là nước đã giành được rất nhiều công nghệ đỉnh cao khiến giới khoa học của phe Đồng minh đã “mướt mồ hôi” để chạy theo của phátxít Đức.

Nước Đức thời Chiến tranh Thế giới thứ II nắm trong tay nhiều công nghệ quan trọng. Họ đã cho ra đời chiếc máy bay ném bom đầu tiên dùng động cơ phản lực, phát triển chiếc máy bay trực thăng đầu tiên, chế ra tên lửa hành trình.

Có thể nói, giới khoa học của phe Đồng minh đã “mướt mồ hôi” để chạy theo và lấp đầy khoảng trống với trình độ công nghệ nước Đức thời đó.

Vì thế bất kỳ lúc nào có cơ hội, họ liền đánh cắp các công nghệ đỉnh cao của Đức. Đặc biệt, Mỹ là một trong những nước "chôm chỉa" được nhiều công nghệ của phátxít Đức.

1. Binh chủng lính dù

Điểm mặt 6 “báu vật” Mỹ thu được từ tay phátxít Đức sau Thế chiến II ảnh 1

Đức là nước đầu tiên tiến hành đổ bộ đường không trong chiến đấu và đã áp dụng chiến thuật này khi xâm lược nhiều quốc gia châu Âu. Normandy, Đan Mạch, Pháp, Hà Lan đều nhanh chóng sụp đổ khi nhiều đơn vị nhỏ lính dù Đức chiếm các cơ sở hạ tầng quan trọng hoặc phá hủy hệ thống phòng thủ của đối phương trước khi cánh quân chính đổ tới.

Nhưng trong trận chiến Crete, tình báo Anh đã xác định được vị trí chính xác mà lính Đức sẽ nhảy dù xuống nên đã khiến lực lượng này chịu thiệt hại lớn.

Thất bại khiến Adolf Hitler ngừng các hoạt động nhảy dù quy mô lớn. Nhưng Anh và Mỹ lại rất ấn tượng với khả năng của lính dù trong việc hoàn thành nhiệm vụ, bất chấp việc chịu thiệt hại.

Quân Đồng minh lập tức tăng cường thành lập và huấn luyện các đơn vị lính dù. Những người lính dù mà họ huấn luyện đã góp phần quyết định vào sự thành công của quân Đồng minh khi tấn công Sicily và Normandy.

2. Máy bay lên thẳng

Điểm mặt 6 “báu vật” Mỹ thu được từ tay phátxít Đức sau Thế chiến II ảnh 2Trực thăng cánh quạt đảo chiều (Synchropter) Fleittner Fl 282.

Trực thăng cánh quạt đảo chiều (Synchropter) Fleittner Fl 282 là mẫu đặc biệt do Đức chế tạo ra. Chiếc trực thăng này có 2 bộ cánh quạt, xoay ngược chiều nhau.

Sau khi thu được mẫu Fleittner Fl 282, người Mỹ đã sao chép công nghệ và cho ra đời chiếc trực thăng HH-43, được hải quân, lính thủy đánh bộ và không quân Mỹ sử dụng nhiều trong những năm 1950-1970.

Không chỉ thu được chiếc trực thăng, người Mỹ còn bắt cả cha đẻ của nó là Anton Flettner trong chiến dịch Paperclip (kẹp giấy).

3. Máy bay phản lực

Điểm mặt 6 “báu vật” Mỹ thu được từ tay phátxít Đức sau Thế chiến II ảnh 3Máy bay phản lực Messerschmitt Me 262.

Messerschmitt Me 262 là chiếc máy bay phản lực đầu tiên được sử dụng trong chiến đấu và nó rất hiệu quả trong việc chống lại đội hình máy bay ném bom của quân Đồng minh.

Cả Mỹ và Liên Xô đều đã thu giữ những chiếc Me 262 khi họ chiếm các vùng đất của Đức và nhanh chóng sao chép công nghệ này.

Khi các máy bay F-86 Sabre của Mỹ đối mặt với những chiếc MiG-15 của Liên Xô ở Triều Tiên, đó đã là cuộc chiến giữa các hậu duệ của Me 262.

Tương tự, việc Mỹ thu được máy bay ném bom dùng động cơ phản lực Arado Ar 234 của Đức đã mở đường để nước này sản xuất các máy bay B-45 và B-47, dựa trên công nghệ sao chép.

4. Tên lửa hành trình

Điểm mặt 6 “báu vật” Mỹ thu được từ tay phátxít Đức sau Thế chiến II ảnh 4Tên lửa hành trình V-1 của Đức.

Tháng 6/1944, những quả bom bay V-1 bắt đầu rơi xuống London, Anh. Tên lửa V-1 không chính xác, nhưng gây ra các tác động tinh thần lớn với người Anh.

Mỹ muốn có phiên bản bom bay giống thế để chuẩn bị cho cuộc tấn công vào đại lục Nhật Bản nên đã thu hồi xác bom bay để nghiên cứu. Tới tháng 9, Mỹ đã thử thành công JB-2 Loon, món vũ khí gần như giống y hệt V-1.

JB-2 không bao giờ được sử dụng do Mỹ đã ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. Công nghệ từ V-1 sau đó đã xuất hiện trên tên lửa MGM-1 Matador.

5. Ma túy đá methamphetamine

Điểm mặt 6 “báu vật” Mỹ thu được từ tay phátxít Đức sau Thế chiến II ảnh 5

Methaphetamine hay meth được một nhà hóa học Nhật Bản phát minh vào năm 1893. Tuy nhiên, chất này lại được Đức sử dụng lần đầu trong chiến tranh, dưới thời Thế chiến thứ II.

Tin tức về việc một loại thuốc “thần kỳ”, có thể giúp các phi công và người lính lái xe tăng luôn tỉnh táo đã lan tới tai phe Đồng minh và họ cũng muốn dùng chúng.

Tuy nhiên hoạt động thử nghiệm thuốc này lên lính Đồng minh đã thất bại thảm hại. Các phi công không còn được dùng ma túy. Chỉ có lính bộ binh vẫn dùng chúng vì được cho là có thể chống mệt mỏi.


6. Công nghệ tên lửa

Điểm mặt 6 “báu vật” Mỹ thu được từ tay phátxít Đức sau Thế chiến II ảnh 6Tên lửa V-2.

Các nhà khoa học mà Liên Xô và Mỹ bắt được từ Đức vào cuối Thế chiến II và sau chiến tranh đã giúp thúc đẩy mạnh chương trình nghiên cứu tên lửa của họ.

Đầu tiên, cả Mỹ và Liên Xô đều thử chế tạo phiên bản tên lửa V-2 của họ, trước khi tiến xa hơn, bắt đầu đọ sức trong cuộc đua vào không gian.

Các tên lửa V-2 và cha đẻ ra chúng mà Mỹ thu được đã mở đường để nhiều chương trình tên lửa quan trọng của nước này ra đời, từ Redstone tới Saturn và Apollo.

Tên lửa Saturn, được sử dụng trong chương trình Apollo, cũng là quả tên lửa duy nhất đưa người ra khỏi quỹ đạo thấp của Trái đất./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục