Bộ phim “8 ½” của đạo diễn, nhà biên kịch nổi tiếng người Italy Federico Fellini là một bộ phim phản ánh toàn bộ đời sống tinh thần của người nghệ sỹ, chúng được bắt nguồn từ những vấn đề mang tính xã hội về con người.
Trong “8 ½,” có đến bốn thế giới khác nhau cùng tồn tại: thế giới thực tại, thế giới hồi ức, thế giới tưởng tượng, thế giới giấc mơ. Điều đáng nói là, bằng các cú cắt dựng đột ngột từ trạng thái nọ sang trạng thái kia của nhân vật Fellini đã trộn lẫn đến mức xóa nhòa ranh giới giữa các thế giới ấy.
Ý tưởng thú vị về một bộ phim nói về sự trắc trở và khủng hoảng trong chính quá trình tạo ra bộ phim đó ăn khớp một cách kỳ lạ với cấu trúc phi Hollywood, phi lý tính của "8 ½ ."
Bộ phim không cố gắng đưa ra bất cứ lời giải đáp nào cho lộ trình đi đến thành công của một người đạo diễn. Nó chỉ dựng lên thế giới riêng tư của một nghệ sỹ. Ẩn đằng sau đó là đời sống tinh thần phức tạp, đa chiều, biến hóa khôn lường của một con người thời hiện đại - thời mà con người và những gì nó làm ra đều không thể yên ổn sống trong một hệ quy chiếu, một góc nhìn, một chiều kích đơn lẻ được nữa.
"8 ½" rất gần gũi với những bức tranh lập thể của Picasso, với kịch phi lý của Samuel Beckett, với hình dung của Freud và Jung về những gì ẩn chứa bên trong một con người...
Câu chuyện kể về một đạo diễn nổi tiếng người Italy tên là Guido Anselmi (Marcello Mastroianni). Anh đang phải đối mặt với những trở ngại trong công việc của một đạo diễn. Thế giới của Guido là thế giới của hiện thực, tưởng tượng, tuổi thơ (ký ức) và những giấc mơ. Tất cả hòa quyện, đan cài vào nhau tạo nên một thế giới bao quanh nhân vật chính: sự hoàn trộn giữa ý thức và thế giới tiềm thức.
Thế giới của Guido còn là thế giới của người nổi tiếng: những diễn viên ngôi sao, nhà phê bình có tên tuổi, những nhà sản xuất… Họ được đặt trong những bữa tiệc sang trọng, những buổi khiêu vũ tràn ngập ánh sáng và âm nhạc. Trong những đại cảnh, Fellini thường sử dụng toàn cảnh để thâu tóm toàn bộ thế giới của con người đầy xa hoa, đầy sự giải trí nhưng dường như họ đều rất cô đơn.
Thế giới của hiện thực và tiềm thức là hai thế giới cùng tồn tại song song và đóng vai trò bổ sung cho nhau trong thế giới của đạo diễn Guido. Anh vừa là con người của công chúng, vừa là con người của những suy tư, chiêm nghiệm cá nhân.
Bộ phim một mặt đã mở ra cho chúng ta thấy một thế giới kỳ diệu của điện ảnh, nơi mọi điều đều có thể hòa lẫn vào nhau theo một cách thức khéo léo, mặt khác, nó cũng cho thấy trí tuệ tuyệt vời của một đạo diễn bậc thầy người Italy. Tuyệt phẩm điện ảnh của Federico Fellini đã gây cảm hứng cho rất nhiều nhà biên kịch, đạo diễn của cả sân khấu lẫn điện ảnh.
Vở kịch lấy ý tưởng từ bộ phim này có tên "Nine" đã đoạt rất nhiều giải Tony (sân khấu) và được trình diễn trên sân khấu Broadway từ năm 1982. Năm 2003, vở diễn cũng được biên soạn lại và tiếp tục gặt hái thành công.
Năm 2009, bộ phim nhạc kịch dựa theo vở kịch “Nine” tiếp tục được Hollywood dàn dựng cho màn ảnh rộng với dàn diễn viên sáng giá, trong đó có 6 ngôi sao từng đoạt Oscar là Daniel Day Lewis, Nicole Kidman, Penelope Cruz, Marion Contilard, Judi Dench… nhưng không được đánh giá cao./.
Trong “8 ½,” có đến bốn thế giới khác nhau cùng tồn tại: thế giới thực tại, thế giới hồi ức, thế giới tưởng tượng, thế giới giấc mơ. Điều đáng nói là, bằng các cú cắt dựng đột ngột từ trạng thái nọ sang trạng thái kia của nhân vật Fellini đã trộn lẫn đến mức xóa nhòa ranh giới giữa các thế giới ấy.
Ý tưởng thú vị về một bộ phim nói về sự trắc trở và khủng hoảng trong chính quá trình tạo ra bộ phim đó ăn khớp một cách kỳ lạ với cấu trúc phi Hollywood, phi lý tính của "8 ½ ."
Bộ phim không cố gắng đưa ra bất cứ lời giải đáp nào cho lộ trình đi đến thành công của một người đạo diễn. Nó chỉ dựng lên thế giới riêng tư của một nghệ sỹ. Ẩn đằng sau đó là đời sống tinh thần phức tạp, đa chiều, biến hóa khôn lường của một con người thời hiện đại - thời mà con người và những gì nó làm ra đều không thể yên ổn sống trong một hệ quy chiếu, một góc nhìn, một chiều kích đơn lẻ được nữa.
"8 ½" rất gần gũi với những bức tranh lập thể của Picasso, với kịch phi lý của Samuel Beckett, với hình dung của Freud và Jung về những gì ẩn chứa bên trong một con người...
Câu chuyện kể về một đạo diễn nổi tiếng người Italy tên là Guido Anselmi (Marcello Mastroianni). Anh đang phải đối mặt với những trở ngại trong công việc của một đạo diễn. Thế giới của Guido là thế giới của hiện thực, tưởng tượng, tuổi thơ (ký ức) và những giấc mơ. Tất cả hòa quyện, đan cài vào nhau tạo nên một thế giới bao quanh nhân vật chính: sự hoàn trộn giữa ý thức và thế giới tiềm thức.
Thế giới của Guido còn là thế giới của người nổi tiếng: những diễn viên ngôi sao, nhà phê bình có tên tuổi, những nhà sản xuất… Họ được đặt trong những bữa tiệc sang trọng, những buổi khiêu vũ tràn ngập ánh sáng và âm nhạc. Trong những đại cảnh, Fellini thường sử dụng toàn cảnh để thâu tóm toàn bộ thế giới của con người đầy xa hoa, đầy sự giải trí nhưng dường như họ đều rất cô đơn.
Thế giới của hiện thực và tiềm thức là hai thế giới cùng tồn tại song song và đóng vai trò bổ sung cho nhau trong thế giới của đạo diễn Guido. Anh vừa là con người của công chúng, vừa là con người của những suy tư, chiêm nghiệm cá nhân.
Bộ phim một mặt đã mở ra cho chúng ta thấy một thế giới kỳ diệu của điện ảnh, nơi mọi điều đều có thể hòa lẫn vào nhau theo một cách thức khéo léo, mặt khác, nó cũng cho thấy trí tuệ tuyệt vời của một đạo diễn bậc thầy người Italy. Tuyệt phẩm điện ảnh của Federico Fellini đã gây cảm hứng cho rất nhiều nhà biên kịch, đạo diễn của cả sân khấu lẫn điện ảnh.
Vở kịch lấy ý tưởng từ bộ phim này có tên "Nine" đã đoạt rất nhiều giải Tony (sân khấu) và được trình diễn trên sân khấu Broadway từ năm 1982. Năm 2003, vở diễn cũng được biên soạn lại và tiếp tục gặt hái thành công.
Năm 2009, bộ phim nhạc kịch dựa theo vở kịch “Nine” tiếp tục được Hollywood dàn dựng cho màn ảnh rộng với dàn diễn viên sáng giá, trong đó có 6 ngôi sao từng đoạt Oscar là Daniel Day Lewis, Nicole Kidman, Penelope Cruz, Marion Contilard, Judi Dench… nhưng không được đánh giá cao./.
Đạo diễn: Federico Fellini Diễn viên: Marcello Mastroianni, Anouk Aimee, Claudia Cardinale... Giải thưởng: 5 đề cử Oscar và đạt 2 giải: Phim nói tiếng nước ngoài và Trang phục xuất sắc nhất (1964) cùng nhiều giải thưởng và đề cử quan trọng khác. |
(TTVH& Đàn ông/Vietnam+)