Hết thời "siêu lợi nhuận?"

Điểm trông giữ xe "siêu lợi nhuận" sắp hết thời?

Việc xóa sổ hàng trăm điểm giữ xe ở nội thành Hà Nội đang đặt dấu chấm hết cho cái nghề siêu lợi nhuận đã tồn tại hàng chục năm nay.
Trong vòng một tháng, hàng trăm điểm trông giữ xebị xóa sổ trên địa bàn 9 quận nội thành của Hà Nội.

Tới đây sẽ còn thêm nhiều tuyến phố cũng được đưa vào "tầm ngắm" cấm trônggiữ phương tiện để trả lại hè đường phục vụ nhu cầu giao thông.

Nhiều chủ trônggiữ thấp thỏm lo bị rút giấy phép nhưng cũng không ít người phấp phỏng hy vọngđược cấp phép tại những khu vực giáp ranh khu vực cấm.

Sức hấp dẫn quá lớn

Không phải ngẫu nhiên mà các điểm trông giữ xe kiểu "cọc sắt + dâythừng" mọc lên như nấm sau mưa trên địa bàn Hà Nội. Hàng chục năm nay, dịch vụtrông giữ xe trên vỉa hè, lòng đường đã trở thành một nghề siêu lợi nhuận.

Các bãi trông giữ xe được cấp phép thường xuyên quá tải, dẫn đến xuất hiệnnhiều điểm trông giữ xe tự phát. Xung quanh các khu vực như cổng bệnh viện, khuphố cổ..., nhiều hộ dân tận dụng ngõ ngách để chăng dây, tự ý làm bãi trông giữxe.

Một đoạn ngõ chỉ rộng khoảng 1m dài vài chục mét cũng có thể đem lại hàngtriệu đồng mỗi ngày, nhất là vào các dịp lễ tết. Nhiều đơn vị, cá nhân bất chấpquy định, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, trông giữ quá phạm vi cho phép, thu phígấp 5-10 lần phí quy định, chấp nhận phạt rồi lại tiếp tục tái phạm.

Một ví dụ điển hình được nhắc đến nhiều lần là Công ty Trách nhiệm hữu hạnDịch vụ Hạnh Ly, môt trong năm doanh nghiệp tham gia "khoán quản" ở quận HoànKiếm có tới 40 điểm trông giữ xe.

Với số thuế mà công ty này phải nộp trong năm 2010 là 57.062.000 đồng thuếthì tính trung bình mỗi ngày chỉ phải nộp trên 100.000 đồng, bằng 20 lượt gửixe, thậm chí chỉ 5 lượt gửi xe nếu rơi vào ngày lễ tết.

Ngoài thuế cộng với sốphí chỉ vài chục ngàn một tháng đối với các khu vực trung tâm so với lợi nhuậnthu được thì các bãi trông giữ xe này quả là có sức hấp dẫn quá lớn.

Tình trạng vi phạm của các điểm trông giữ xe không phải các cơ quan chứcnăng, cấp chính quyền, lực lượng chức năng không biết, không ra quân kiểm tra,xử phạt nhưng số cơ sở vi phạm bị xử lý cũng chỉ như muối bỏ bể, dẹp chỗ nọ lạiphát sinh chỗ kia, phạt rồi tái phạm.

Xử lý thiếu kiên quyết, chế tài xử phạtquá nhẹ dẫn đến tình trạng các điểm trông giữ vi phạm "nhờn thuốc" vì sức hấpdẫn của những khoản lợi nhuận tiền tỷ.

Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Hoàng Giáp đã từng vídịch vụ trông giữ xe trên địa bàn Hà Nội như "chăng dây gặt lúa trời". Theo ôngGiáp, các vi phạm chủ yếu xảy ra ở bãi trông giữ xe nhỏ lẻ do Ủy ban Nhân dâncác quận, huyện cấp phép.

Vì vậy, lực lượng chức năng của quận phải kiểm tra xử lý thường xuyên mớicó thể khắc phục được tình trạng vi phạm, chứ không thể phó mặc hết cho lựclượng liên ngành. Hiện nay, lực lượng chức năng đã áp dụng mức phạt lên tới25.000.000 đồng cho một lần vi phạm, sẽ đủ sức để răn đe.

Bãi đỗ xe hiện đại mỏi mắt chờ nhà đầu tư

Mặc dù trông giữ xe là nghề siêu lợi nhuận nhưng các nhà đầu tư lạiquá thờ ơ trước lời kêu gọi đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe.

Vấn đề mấu chốt ở đâylà sự thiếu công bằng trong triển khai dịch vụ trông giữ nếu vẫn song song tồntại mô hình trông giữ xe "cọc sắt + dây thừng."

Một bên không cần bỏ vốn cũng thu được bạc tỷ, một bên lại phải bỏ ra hàngchục tỷ vốn ban đầu nhưng việc thu hồi vốn cũng chỉ thông qua thu phí trông giữhàng tháng.

Do khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư nên hàng chục dự án bãi đỗ xe đãđược thành phố quy hoạch đến nay vẫn dậm chân tại chỗ hoặc bị biến tướng thànhcao ốc, nhà hàng.

Ngay cả 4 dự án lắp ghép cao tầng mang tính cấp bách gồm TrầnNhật Duật, Phùng Hưng (Hoàn Kiếm), Nguyễn Công Hoan (Ba Đình), bờ sông Tô Lịch(Hoàng Mai) đến nay vẫn chưa làm xong thủ tục.

Với tổng vốn đầu tư khoảng 20 tỷ đồng cho một bãi đỗ xe chứa được 200 xeôtô (bãi Nguyễn Công Hoan) trong khi nhà đầu tư phải tự bỏ vốn hoặc đi vay vàthu hồi vốn bằng mức phí hiện nay thì việc nhà đầu tư thờ ơ cũng là điều dễhiểu.

Chính vì thế, từ trước tới nay, các điểm trông giữ xe "cọc sắt + dâythừng" vẫn chiếm ưu thế trên địa bàn Hà Nội, cứ chỗ nào mọc lên chung cư, caoốc, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, dịch vụ hành chính công... lànơi đó có điểm trông giữ xe.

Hàng ngàn điểm trông giữ xe đã mọc lên để đáp ứng nhu cầu gửi xe củakhoảng 400.000 ôtô và 3,5 triệu xe máy của người dân Thủ đô, chưa kể lượng kháchvãng lai cũng chiếm con số đáng kể.

Cơ chế thúc đẩy dự án

Lời giải cho vấn đề xây dựng các bãi đỗ xe trên địa bàn Hà Nội hiện naychính là cơ chế thu hút đầu tư. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà NộiNguyễn Văn Khôi cho biết tuần qua, thành phố đã họp với các sở ngành chức năng,chính quyền quận, huyện xung quanh việc xây dựng cơ chế đặc thù đối với các dựán xây dựng các bãi đỗ xe, sẽ báo cáo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố trongtháng 4 tới để sớm ban hành.

Trong số 33 dự án giao thông tĩnh đã xác định đến nay đã giao chủ đầu tưtriển khai 3 dự án tại các khu đô thị. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố đã giaoSở Kế hoạch đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Ủy ban Nhân dâncác quận và các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ đầu tư 33 điểm, bãi đỗ xe,bến xe tĩnh đã giao chủ đầu tư còn lại.

Trong năm 2012 tập trung điểm 4 dự án bãi đỗ xe cao tầng trên phố NguyễnCông Trứ (xong trong quý 2); Nguyễn Đình Chiểu - Trần Nhân Tông (xong trong quý3) và 2 bãi đỗ trên phố trên đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật.

Đối với nhà đầu tư, cụ thể là Công ty Khai thác điểm đỗ xe, Ủy ban Nhândân thành phố cũng đã chấp thuận nguyên tắc cho Công ty vay vốn từ quỹ Đầu tưphát triển thành phố để thực hiện dự án. Dự kiến nguồn kinh phí đầu tư cho mỗiđiểm đỗ xe khoảng 20 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu cho khoảng 200 chiếc ôtô.

Về phía Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết cũng sẽbáo cáo Chính phủ, kiến nghị phải chuyển phí thành giá, để phù hợp với chấtlượng dịch vụ trông giữ xe. Đây chính là những tín hiệu tốt lành để thu hút cácnhà đầu tư xây dựng bãi đỗ xe trên địa bàn Thủ đô.

Sắp hết thời hay là hoán vị?

Tuy đã có nhiều tín hiệu khởi sắc nhưng việc chấm dứt mô hình "cọc sắt+ dây thừng" trong dịch vụ trông giữ xe bằng các bãi trông giữ xe hiện đại trênđịa bàn Hà Nội chắc phải còn lâu mới trở thành hiện thực.

Một số chuyên gia, nhà quản lý phân tích, muốn người đầu tư bỏ vốn phải cócơ chế về phí đầu tư và giá dịch vụ nhưng nếu giá trông giữ bị đẩy lên cao ngườidân lại không chấp nhận vì vượt quá khả năng chi trả. Đây là một bài toán khóđang làm đau đầu các cơ quan chức năng.

Thêm vào đó, cùng với việc xóa sổ các điểm trông giữ xe tại 262 tuyến phốchính cũng sẽ có hàng trăm điểm trông giữ mới được cấp phép và các điểm trônggiữ xe "cọc sắt + dây thừng" lại tiếp tục tồn tại và phát triển.

Nhiều người e ngại, nếu không thực hiện nghiêm túc từ khâu cấp phép đếnquản lý, kiểm tra, xử lý thì những tồn tại lâu nay trong dịch vụ trông giữ xevẫn không thay đổi và đây chỉ là sự hoán đổi lợi ích từ chỗ nọ sang chỗ kia, từtúi người nọ sang túi người kia.

Để tránh tình trạng tái lấn chiếm trông giữ phương tiện ở những tuyến phốcấm, thành phố đã giao cho Sở Giao thông Vận tải và các quận khẩn trương quyhoạch các điểm giao thông tĩnh trên địa bàn, tận dụng mọi quỹ đất, kể cả các khuđất chưa xây dựng, các dự án chậm tiến độ để tận dụng làm các điểm trông giữ xetạm, kịp thời giải quyết nhu cầu cho người dân trên địa bàn trong khi chờ các dựán xây dựng bãi đỗ xe hoàn thành./.

Tuyết Mai (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất thu phí 6 tuyến đường cao tốc

Đề xuất thu phí 6 tuyến đường cao tốc

Cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất lên Bộ Giao thông Vận tải về việc thu phí đường bộ 6 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư đã hoàn thành đưa vào khai thác.