Diễn đàn khu vực ASEAN: Thách thức và kỳ vọng

Thách thức thực sự liên quan Diễn đàn khu vực ASEAN không phải là làm thế nào để chuyển từ giai đoạn một sang giai đoạn hai, mà là làm thế nào để củng cố việc xây dựng lòng tin, quy mô của diễn đàn.
Diễn đàn khu vực ASEAN: Thách thức và kỳ vọng ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: asean-agrifood.org)

Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)- với số lượng thành viên lên đến 27 và không dễ khi đối thoại- đã nhiều lần bị coi là thất thế. Một số lời nhận xét đã đúng. Nhưng cũng phải nói rằng những kỳ vọng về thể chế khu vực này ngay từ đầu đã không thực tế.

Hơn nữa, trong bối cảnh tình hình khu vực châu Á phức tạp và căng thẳng như hiện nay, có nhiều lý do chính đáng để thừa nhận giá trị của ARF- bao gồm giá trị của diễn đàn này đối với Australia- và để tìm cách củng cố hiệu quả của diễn đàn.

Theo bài viết đăng ngày 29/3 trên trang mạng lowyinstitute.org, ARF, với cuộc họp đầu tiên diễn ra năm 1994, là tiến trình đa phương đầu tiên tại Đông Á, được hình thành để giải quyết vấn đề an ninh khu vực.

Trong quá trình thành lập diễn đàn, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nắm bắt các cơ hội và đương đầu với những thách thức thời hậu Chiến tranh Lạnh.

Sau vài năm thảo luận và đàm phán, ARF đã được tổ chức để chú trọng tới vai trò ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao, và bao gồm cả những người chơi chính từ cả hai bên trong thời kỳ Bức màn Sắt.

Ngay khi thành lập, tổ chức này đã tiến hành nghiên cứu các nguyên tắc làm "kim chỉ nam" cho hoạt động của diễn đàn.

Tuy nhiên, Văn bản Khái niệm này chỉ là tham vọng. Mặc dù nhấn mạnh đến sự rộng lớn của Đông Á và nhiều vấn đề chưa được giải quyết, bao gồm tranh chấp lãnh thổ và truyền thống yếu kém trong giải quyết những vấn đề tập thể, tài liệu này bày tỏ sự tin tưởng rằng ARF có thể vượt qua những khó khăn đó để xây dựng lòng tin, sự tín nhiệm và bắt đầu ngăn chặn các cuộc xung đột (ngoại giao phòng ngừa) và kết thúc các cuộc xung đột (giải pháp xung đột).

Vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, đã có đánh giá tác động cho rằng thế giới đang trải qua không chỉ một cuộc toàn cầu hóa về kinh tế và viễn thông mà còn cả sự hội tụ về phối cảnh chính trị và xã hội (như kiểu "hồi kết của lịch sử").

Tiến trình đối thoại và thảo luận- rất cần thiết để xây dựng lòng tin - dường như ít thách thức hơn so với ngày nay, khi bất đồng sâu sắc trong hệ thống giá trị và xã hội cũng như lợi ích đang trở nên quá rõ ràng.

Hệ quả của việc tập trung mạnh mẽ vào tầm nhìn 3 giai đoạn của ARF (xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa, và giải pháp xung đột) và sự thất bại trong việc đẩy mạnh cơ chế này đã tạo ra xu hướng coi nhẹ cả khó khăn cũng như tầm quan trọng liên tục của giai đoạn đầu.

Riêng với ASEAN, việc mang nhiều nước xích lại gần nhau- không chỉ Trung Quốc và Mỹ, mà còn Triều Tiên và Pakistan cũng như Ấn Độ- là một thành tựu ý nghĩa.

Phạm trù “diễn đàn” của Diễn đàn khu vực ASEAN tạo ra cơ hội để thảo luận về một loạt vấn đề khu vực, và để lắng nghe nhiều quan điểm khác nhau về những vấn đề đó.

[Những bước tiến dài của ASEAN và lộ trình cho giai đoạn tiếp theo]

Trong các cuộc họp chính thức và nhiều cuộc họp bên lề, thường là song phương, các bộ trưởng ngoại giao được biết thêm về đối tác, như khi tham dự Hội nghị quan chức cấp cao (SOM) và Các cuộc họp giữa kỳ (ISMs)- gần đây thường tập trung vào những vấn đề an ninh cụ thể mà khu vực quan tâm.

Kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy lợi ích của các diễn đàn quốc tế. Một cuộc chiến tranh ở quy mô thế giới hay khu vực có thể bùng phát từ nhiều phía- như tác phẩm lớn của Christopher Clark về Chiến tranh thế giới thứ nhất, The Sleepwalker (tạm dịch Kẻ mộng du), đã nhắc nhở chúng ta.

Ngoại trưởng Anh Edward Grey và những người đồng cấp của ông ở khắp châu Âu đã không thể đánh giá được cách thức các lực lượng và lối tư duy khác nhau có thể tương tác để tạo ra cuộc xung đột tổng thể- và có thể thu lợi khi tham gia vào một tiến trình kiểu ARF. 

Một số hội nghị ARF có thể buồn tẻ. Các hội nghị duy trì tầm nhìn về một loạt thách thức an ninh, đồng thời xây dựng hệ thống cảnh báo sớm để phòng trường hợp những thách thức này làm gia tăng căng thẳng giữa các cường quốc.

Trên thực tế, ASEAN đang trong tư thế “cầm lái” diễn đàn này, có lợi thế rõ ràng, trong đó có lợi cho cả Australia. Nếu ASEAN không “cầm lái” thì ai có thể làm việc này?

Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đôi khi có thể thất vọng vì chính sách ngoại giao của ASEAN, song họ đều đã tuyên bố ủng hộ vai trò trung tâm này của ASEAN.

Điều đó không chỉ giúp khu vực này tránh được những tranh chấp trực tiếp giữa các nước lớn hơn nói trên, mà vai trò lãnh đạo của các nước Đông Nam Á đã cho thấy khả năng duy trì “khoảng cách” giữa các cường quốc đang tranh chấp.

Do sự kình địch gia tăng trong bối cảnh hiện nay ở khu vực châu Á - với cuộc đấu tranh liên quan đến quyền lực và những giá trị cũng như lợi ích- thách thức thực sự liên quan đến ARF có lẽ không phải là làm thế nào để chuyển từ giai đoạn một sang giai đoạn hai, mà là làm thế nào để củng cố việc xây dựng lòng tin, quy mô của diễn đàn.

Dưới đây là một số gợi ý: 

Đầu tiên, sự mất cân bằng đã gia tăng giữa các diễn đàn quan chức cấp cao và bộ trưởng (SOM và ISM) của ARF, sau đó hợp nhất các nguồn lực quan trọng của Ban thư ký ASEAN và của quốc gia. Có lẽ sẽ là hợp lý nếu tìm cách nâng cao vai trò của các bộ trưởng thông qua việc giám sát mạnh mẽ hơn công việc của họ. 

Thứ hai, ARF có thể sử dụng tốt hơn mạng lưới cộng đồng “Track II,” có thể ủy thác một số nghiên cứu và thảo luận chung hiện đang được tiến hành thông qua ISMs. 

Cuối cùng, có thể cân nhắc cách phối hợp ARF tốt nhất với các yếu tố khác trong kiến trúc khu vực của ASEAN. Trong năm 2005, ASEAN bổ sung ARF một diễn đàn lãnh đạo (nguyên thủ quốc gia), Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS); Sau đó Diễn đàn bộ trưởng quốc phòng (ADMM +) đã được triển khai vào năm 2010.

Khi những căng thẳng và thách thức đối với trật tự khu vực đã gia tăng trong những thập kỷ gần đây, sự phối hợp đó được coi như một khát vọng bản năng để thúc đẩy ARF, EAS và ADMM trở thành bộ ba của quá trình củng cố sự liên kết và hỗ trợ lẫn nhau.

Tập trung vào các nhiệm vụ xây dựng lòng tin không có nghĩa là bỏ qua tiềm năng vốn có của ARF đối với ngoại giao phòng ngừa và giải quyết xung đột.

Các cuộc họp kín của các bộ trưởng ngoại giao đã được chứng minh là quá trình giải quyết linh hoạt vấn đề ở nhiều nơi trên thế giới. Làm cho ARF đi đúng hướng là vấn đề cấp bách.

Cho phép tập hợp các quốc gia vừa và nhỏ để quản lý một chức năng khu vực quan trọng là điều bất biến.

Nếu các tiến trình ASEAN không đáp ứng được yêu cầu, những nước khác sẽ tìm cách can thiệp - và điều đó có thể làm gia tăng cạnh tranh thay vì điều tiết các mối quan hệ thù địch đầy nguy hiểm. Cấu trúc ASEAN vẫn là triển vọng tốt nhất cho Australia./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục