Diễn đàn Kiến trúc sư châu Á lần thứ 16 (Forum ARCASIA 16) với chủ đề "Đô thị châu Á thế kỷ XXI" đã khai mạc sáng 18/8 tại Đà Nẵng.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dự và phát biểu tại phiên khai mạc. Tham dự Diễn đàn có lãnh đạo thành phố Đà Nẵng; Chủ tịch Hội Kiến trúc sư quốc tế (UIA); Chủ tịch Hội Kiến trúc sư châu Á (ARCASIA); 200 đại biểu quốc tế đến từ các nước thành viên Hội đồng, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới cùng trên 500 đại biểu Việt Nam là kiến trúc sư của các tỉnh, thành phố trên cả nước cùng nhiều quan chức cấp cao của các bộ, ngành Trung ương.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, đô thị và đô thị hóa là quy luật phát triển tất yếu của nhân loại.
Các đô thị không chỉ là những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục mà còn là không gian phát triển, sáng tạo những ý tưởng, nơi lưu giữ tri thức, thông tin, nơi tập trung sản phẩm vật chất và tinh thần tinh túy, tuyệt vời nhất của nhân loại. Tuy nhiên, sự phát triển của đô thị trong thế kỷ XXI cũng đặt ra nhiều thách thức mang tính toàn cầu về kinh tế, văn hóa, dân số, năng lượng, lương thực và đặc biệt là những thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu...
Ở Việt Nam, cùng với quá trình phát triển kinh tế, các đô thị đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong đời sống kinh tế-văn hóa-xã hội của đất nước. Nhiều đô thị không chỉ là những trung tâm hành chính của các vùng, miền mà còn có không gian đô thị được tổ chức tốt, nổi tiếng về sự cổ kính với những đường nét kiến trúc độc đáo và hàm chứa trong nó bản sắc văn hoá riêng biệt, nét sống thanh lịch, độc đáo.
Sau 25 năm thực hiện chính sách đổi mới, hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển đất nước, tiềm lực kinh tế được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao. Những năm gần đây tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra ngày càng nhanh hơn, diện mạo và chất lượng đô thị Việt Nam được cải thiện.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có tốc độ đô thị hóa cao nhất Đông Nam Á. Năm 1986, tỷ lệ dân cư sống tại đô thị ở Việt Nam là 19% (khoảng 11,8 triệu người), đến năm 2010 đã tăng lên 30,5% (khoảng 26,3 triệu người).
Các đô thị có xu hướng liên kết để mở rộng phạm vi hoạt động, giải quyết những vấn đề về kinh tế-xã hội mà trước hết là đẩy mạnh các hoạt động thương mại, dịch vụ, bảo vệ môi trường, cung ứng dịch vụ công.
Tuy nhiên, cũng như nhiều nước đang phát triển, đô thị Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như dân số đô thị tăng nhanh, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn; hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, dịch vụ y tế, giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu; môi trường ô nhiễm…và cả những vấn đề chung của toàn cầu là biến đổi khí hậu.
Nhận thức được vấn đề trên, Chính phủ Việt Nam đã chủ trương phát triển kinh tế bền vững, gắn tăng trưởng với bảo vệ và gìn giữ môi trường. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt định hướng phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 với mục tiêu chiến lược là “Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo mô hình mạng lưới đô thị; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có mối quan hệ và vị thế xứng đáng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế, xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc.”
Forum ARCASIA là diễn đàn khoa học, mang tính chất mở về một chủ đề nhất định đã được các Hội thành viên Hội Kiến trúc sư Châu Á nhất trí thông qua từ trước. Diễn đàn ARCASIA là cơ hội để đông đảo Kiến trúc sư đến từ nhiều quốc gia trên thế giới cùng chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm trong thiết kế kiến trúc và đô thị nhằm hướng tới những sáng tạo mới.
Châu Á là một lục địa đa dạng về văn hóa, khí hậu và địa hình cảnh quan thiên nhiên. Bước vào thế kỷ XXI, các đô thị châu Á biến đổi rất nhanh trên nhiều phương diện, trở thành trung tâm tăng trưởng kinh tế hiệu suất cao, nhưng đồng thời những giá trị kiến trúc và văn hoá đô thị truyền thống có nguy cơ bị mai một.
Rõ ràng các đô thị châu Á đang đứng trước những cơ hội to lớn, những thách thức không nhỏ mà trong quá trình toàn cầu hóa mang lại cùng những cảnh báo không mấy lạc quan của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Làm thế nào để các đô thị châu Á, nhất là ở những nước phát triển sau, trong đó có Việt Nam, hội nhập, phát triển hiện đại mà vẫn phát huy được những giá trị văn hóa kiến trúc và đô thị địa phương phong phú, để đô thị mãi là môi trường sống tốt. Đó là những vấn đề được giới kiến trúc sư trên thế giới quan tâm và cũng là chủ đề chính của Diễn đàn ARCASIA 16.
Diễn đàn ARCASIA 16 được tổ chức thành 3 phiên họp, mỗi phiên bàn đến một chủ đề cụ thể. Phiên thứ nhất, những vấn đề chung về lý luận và thực tiễn phát triển kiến trúc và đô thị châu Á được đề cấp dưới chủ đề "Toàn cầu hóa và sự phát triển đô thị ở châu Á;" trong đó một số vấn đề chính được các diễn giả nêu lên là thách thức của toàn cầu hoá, của biến đổi khí hậu đối với phát triển đô thị và trong hành nghề kiến trúc ở châu Á.
Phiên thứ hai tập trung bàn về "Xu hướng phát triển kiến trúc đô thị hiện đại châu Á" trong đó Kỹ thuật và Công nghệ tiên tiến kết hợp với Văn hoá được nhìn nhận là bí quyết thành công trong phát triển kinh tế- xã hội cũng như trong sáng tạo kiến trúc đô thị có bản sắc. Phiên thứ ba đi sâu vào các vấn đề "Bản sắc kiến trúc đô thị hiện đại ở châu Á" hay nói cách khác, đó chính là vấn đề văn hoá kiến trúc hiện đại châu Á.
Trước đó, từ ngày 13-17/8 cũng tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị Hội đồng Kiến trúc sư châu Á lần thứ 32 với các nội dung Hội đồng Giám khảo chấm Giải thưởng Kiến trúc ARCASIA, năm nay có 131 đồ án của các nước tham dự.
Hội nghị tiến hành các phiên họp của các Tiểu ban thuộc Hội đồng Hành nghề Kiến trúc sư; Đào tạo Kiến trúc sư; Kiến trúc xanh và gặp gỡ các cựu lãnh đạo các Hội Kiến trúc sư các nước. Họp Hội đồng ARCASIA lần thứ 32 gồm Chủ tịch Hội Kiến trúc sư các nước thành viên để xem xét, đánh giá tình hình kiến trúc trong khu vực; Các hoạt động nghề nghiệp cùng công tác tổ chức của Hội đồng.
Hội đồng ARCASIA thường họp mỗi năm một lần và luân phiên giữa các nước trong Hội đồng. Trong các kỳ họp Hội đồng đều tổ chức kèm theo các diễn đàn hay Hội thảo chuyên đề để các nhà khoa học, các chuyên gia, các kiến trúc sư nổi tiếng tọa đàm, trao đổi, chia sẻ những vấn đề liên quan đén kiến trúc và quy hoạch của mỗi nước và châu Á.
Từ khi thành lập đến nay, Hội đồng đã họp được 31 phiên và năm nay, phiên họp thứ 32 của Hội đồng lần đầu tiên do Hội Kiến trúc sư Việt Nam đăng cai./.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dự và phát biểu tại phiên khai mạc. Tham dự Diễn đàn có lãnh đạo thành phố Đà Nẵng; Chủ tịch Hội Kiến trúc sư quốc tế (UIA); Chủ tịch Hội Kiến trúc sư châu Á (ARCASIA); 200 đại biểu quốc tế đến từ các nước thành viên Hội đồng, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới cùng trên 500 đại biểu Việt Nam là kiến trúc sư của các tỉnh, thành phố trên cả nước cùng nhiều quan chức cấp cao của các bộ, ngành Trung ương.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, đô thị và đô thị hóa là quy luật phát triển tất yếu của nhân loại.
Các đô thị không chỉ là những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục mà còn là không gian phát triển, sáng tạo những ý tưởng, nơi lưu giữ tri thức, thông tin, nơi tập trung sản phẩm vật chất và tinh thần tinh túy, tuyệt vời nhất của nhân loại. Tuy nhiên, sự phát triển của đô thị trong thế kỷ XXI cũng đặt ra nhiều thách thức mang tính toàn cầu về kinh tế, văn hóa, dân số, năng lượng, lương thực và đặc biệt là những thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu...
Ở Việt Nam, cùng với quá trình phát triển kinh tế, các đô thị đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong đời sống kinh tế-văn hóa-xã hội của đất nước. Nhiều đô thị không chỉ là những trung tâm hành chính của các vùng, miền mà còn có không gian đô thị được tổ chức tốt, nổi tiếng về sự cổ kính với những đường nét kiến trúc độc đáo và hàm chứa trong nó bản sắc văn hoá riêng biệt, nét sống thanh lịch, độc đáo.
Sau 25 năm thực hiện chính sách đổi mới, hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển đất nước, tiềm lực kinh tế được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao. Những năm gần đây tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra ngày càng nhanh hơn, diện mạo và chất lượng đô thị Việt Nam được cải thiện.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có tốc độ đô thị hóa cao nhất Đông Nam Á. Năm 1986, tỷ lệ dân cư sống tại đô thị ở Việt Nam là 19% (khoảng 11,8 triệu người), đến năm 2010 đã tăng lên 30,5% (khoảng 26,3 triệu người).
Các đô thị có xu hướng liên kết để mở rộng phạm vi hoạt động, giải quyết những vấn đề về kinh tế-xã hội mà trước hết là đẩy mạnh các hoạt động thương mại, dịch vụ, bảo vệ môi trường, cung ứng dịch vụ công.
Tuy nhiên, cũng như nhiều nước đang phát triển, đô thị Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như dân số đô thị tăng nhanh, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn; hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, dịch vụ y tế, giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu; môi trường ô nhiễm…và cả những vấn đề chung của toàn cầu là biến đổi khí hậu.
Nhận thức được vấn đề trên, Chính phủ Việt Nam đã chủ trương phát triển kinh tế bền vững, gắn tăng trưởng với bảo vệ và gìn giữ môi trường. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt định hướng phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 với mục tiêu chiến lược là “Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo mô hình mạng lưới đô thị; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có mối quan hệ và vị thế xứng đáng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế, xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc.”
Forum ARCASIA là diễn đàn khoa học, mang tính chất mở về một chủ đề nhất định đã được các Hội thành viên Hội Kiến trúc sư Châu Á nhất trí thông qua từ trước. Diễn đàn ARCASIA là cơ hội để đông đảo Kiến trúc sư đến từ nhiều quốc gia trên thế giới cùng chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm trong thiết kế kiến trúc và đô thị nhằm hướng tới những sáng tạo mới.
Châu Á là một lục địa đa dạng về văn hóa, khí hậu và địa hình cảnh quan thiên nhiên. Bước vào thế kỷ XXI, các đô thị châu Á biến đổi rất nhanh trên nhiều phương diện, trở thành trung tâm tăng trưởng kinh tế hiệu suất cao, nhưng đồng thời những giá trị kiến trúc và văn hoá đô thị truyền thống có nguy cơ bị mai một.
Rõ ràng các đô thị châu Á đang đứng trước những cơ hội to lớn, những thách thức không nhỏ mà trong quá trình toàn cầu hóa mang lại cùng những cảnh báo không mấy lạc quan của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Làm thế nào để các đô thị châu Á, nhất là ở những nước phát triển sau, trong đó có Việt Nam, hội nhập, phát triển hiện đại mà vẫn phát huy được những giá trị văn hóa kiến trúc và đô thị địa phương phong phú, để đô thị mãi là môi trường sống tốt. Đó là những vấn đề được giới kiến trúc sư trên thế giới quan tâm và cũng là chủ đề chính của Diễn đàn ARCASIA 16.
Diễn đàn ARCASIA 16 được tổ chức thành 3 phiên họp, mỗi phiên bàn đến một chủ đề cụ thể. Phiên thứ nhất, những vấn đề chung về lý luận và thực tiễn phát triển kiến trúc và đô thị châu Á được đề cấp dưới chủ đề "Toàn cầu hóa và sự phát triển đô thị ở châu Á;" trong đó một số vấn đề chính được các diễn giả nêu lên là thách thức của toàn cầu hoá, của biến đổi khí hậu đối với phát triển đô thị và trong hành nghề kiến trúc ở châu Á.
Phiên thứ hai tập trung bàn về "Xu hướng phát triển kiến trúc đô thị hiện đại châu Á" trong đó Kỹ thuật và Công nghệ tiên tiến kết hợp với Văn hoá được nhìn nhận là bí quyết thành công trong phát triển kinh tế- xã hội cũng như trong sáng tạo kiến trúc đô thị có bản sắc. Phiên thứ ba đi sâu vào các vấn đề "Bản sắc kiến trúc đô thị hiện đại ở châu Á" hay nói cách khác, đó chính là vấn đề văn hoá kiến trúc hiện đại châu Á.
Trước đó, từ ngày 13-17/8 cũng tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị Hội đồng Kiến trúc sư châu Á lần thứ 32 với các nội dung Hội đồng Giám khảo chấm Giải thưởng Kiến trúc ARCASIA, năm nay có 131 đồ án của các nước tham dự.
Hội nghị tiến hành các phiên họp của các Tiểu ban thuộc Hội đồng Hành nghề Kiến trúc sư; Đào tạo Kiến trúc sư; Kiến trúc xanh và gặp gỡ các cựu lãnh đạo các Hội Kiến trúc sư các nước. Họp Hội đồng ARCASIA lần thứ 32 gồm Chủ tịch Hội Kiến trúc sư các nước thành viên để xem xét, đánh giá tình hình kiến trúc trong khu vực; Các hoạt động nghề nghiệp cùng công tác tổ chức của Hội đồng.
Hội đồng ARCASIA thường họp mỗi năm một lần và luân phiên giữa các nước trong Hội đồng. Trong các kỳ họp Hội đồng đều tổ chức kèm theo các diễn đàn hay Hội thảo chuyên đề để các nhà khoa học, các chuyên gia, các kiến trúc sư nổi tiếng tọa đàm, trao đổi, chia sẻ những vấn đề liên quan đén kiến trúc và quy hoạch của mỗi nước và châu Á.
Từ khi thành lập đến nay, Hội đồng đã họp được 31 phiên và năm nay, phiên họp thứ 32 của Hội đồng lần đầu tiên do Hội Kiến trúc sư Việt Nam đăng cai./.
Văn Sơn (TTXVN/Vietnam+)