Từ ngày 4-5/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) phối hợp tổ chức Diễn đàn ngân hàng Đông Nam Á 2012 (ASEAN Banker Forum 2012) với chủ đề “Ngân hàng bán lẻ: Xây dựng lợi thế cạnh tranh giúp gắn kết và duy trì khách hàng."
Với mục đích tạo ra một diễn đàn trao đổi có tính tương tác cao cho các ngân hàng thương mại, các chuyên gia ngân hàng, chuyên gia công nghệ và chuyên gia tư vấn giải pháp cùng tham gia thảo luận và đánh giá cơ hội phát triển của ngân hàng bán lẻ Việt Nam. Đồng thời, diễn đàn cũng là nơi để các chuyên gia ngân hàng Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung có dịp gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm, hướng đến sự phát triển của ngành ngân hàng trên toàn khu vực.
Tại diễn đàn, các chuyên gia đã trình bày, thảo luận các chuyên đề: Phân tích môi trường cạnh tranh và chiến lược phát triển bền vững cho ngành ngân hàng trong giai đoạn 2013- 2015; Xây dựng niềm tin khách hàng thông qua các giải pháp quản trị, quản lý rủi ro và bảo mật thông tin và nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua các giải pháp thanh toán, kênh dịch vụ hiện đại và tăng cường chất lượng dịch vụ.
Nhiều chuyên gia cho rằng những năm gần đây, trước tốc độ tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu chững lại và áp lực cạnh tranh ngày cáng khốc liệt, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã trải qua giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ, hầu hết các ngân hàng đều chuyển hướng chiến lược sang chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng.
Doanh thu đến từ mảng dịch vụ hiện chiếm 20-30% tổng doanh thu của ngành ngân hàng trong khi năm ngoái con số này là 15-20%. Áp lực cạnh tranh khiến các ngân hàng tăng cường đầu tư về công nghệ ngân hàng nhằm mở rộng mạng lưới kênh phân phối và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Bên cạnh đó, với tỷ lệ gần 40% người dân sử dụng Internet thường xuyên, trên 3,5 triệu người dùng di động và 15,5 triệu thuê bao cố định, Việt Nam được xem là thị trường có tiềm năng lớn cho việc phát triển dịch vụ tài chính công nghệ cao. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức khi khách hàng đặt nhiều kỳ vọng hơn vào chất lượng dịch vụ.
Thách thức trên đòi hỏi nỗ lực mạnh mẽ từ phía ngân hàng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng, quản lý rủi ro, gia tăng các tính năng cho sản phẩm và dịch vụ thông qua các phương thức thanh toán tiện lợi, kênh dịch vụ đa dạng, hiện đại và dịch vụ chất lượng cao.
Nắm bắt xu hướng phát triển của ngành ngân hàng, Diễn đàn ngân hàng Đông Nam Á 2012 tập trung thảo luận,trao đổi vào chủ đề chính “Ngân hàng bán lẻ: Xây dựng lợi thế cạnh tranh giúp gắn kết và duy trì khách hàng. Các chuyên gia đã trao đổi tập trung vào các vấn đề liên quan đến xây dựng lợi thế cạnh tranh và chiến lược phát triển bền vững cho ngành ngân hàng thông qua việc tạo dựng niềm tin cho khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng giá trị sản phẩm dịch vụ và đảm bảo chất lượng dịch vụ ngân hàng.
Trong khuôn khổ ASEAN Banker Forum 2012, Ban tổ chức sẽ trao Giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu lần đầu tiên được khởi xướng và tổ chức nhằm tìm kiếm và tôn vinh vai trò ngân hàng và những nhà cung cấp giải pháp công nghệ cho ngành ngân hàng trong sự phát triển của nền kinh tế tài chính nói riêng và của cộng đồng nói chung./.
Với mục đích tạo ra một diễn đàn trao đổi có tính tương tác cao cho các ngân hàng thương mại, các chuyên gia ngân hàng, chuyên gia công nghệ và chuyên gia tư vấn giải pháp cùng tham gia thảo luận và đánh giá cơ hội phát triển của ngân hàng bán lẻ Việt Nam. Đồng thời, diễn đàn cũng là nơi để các chuyên gia ngân hàng Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung có dịp gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm, hướng đến sự phát triển của ngành ngân hàng trên toàn khu vực.
Tại diễn đàn, các chuyên gia đã trình bày, thảo luận các chuyên đề: Phân tích môi trường cạnh tranh và chiến lược phát triển bền vững cho ngành ngân hàng trong giai đoạn 2013- 2015; Xây dựng niềm tin khách hàng thông qua các giải pháp quản trị, quản lý rủi ro và bảo mật thông tin và nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua các giải pháp thanh toán, kênh dịch vụ hiện đại và tăng cường chất lượng dịch vụ.
Nhiều chuyên gia cho rằng những năm gần đây, trước tốc độ tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu chững lại và áp lực cạnh tranh ngày cáng khốc liệt, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã trải qua giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ, hầu hết các ngân hàng đều chuyển hướng chiến lược sang chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng.
Doanh thu đến từ mảng dịch vụ hiện chiếm 20-30% tổng doanh thu của ngành ngân hàng trong khi năm ngoái con số này là 15-20%. Áp lực cạnh tranh khiến các ngân hàng tăng cường đầu tư về công nghệ ngân hàng nhằm mở rộng mạng lưới kênh phân phối và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Bên cạnh đó, với tỷ lệ gần 40% người dân sử dụng Internet thường xuyên, trên 3,5 triệu người dùng di động và 15,5 triệu thuê bao cố định, Việt Nam được xem là thị trường có tiềm năng lớn cho việc phát triển dịch vụ tài chính công nghệ cao. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức khi khách hàng đặt nhiều kỳ vọng hơn vào chất lượng dịch vụ.
Thách thức trên đòi hỏi nỗ lực mạnh mẽ từ phía ngân hàng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng, quản lý rủi ro, gia tăng các tính năng cho sản phẩm và dịch vụ thông qua các phương thức thanh toán tiện lợi, kênh dịch vụ đa dạng, hiện đại và dịch vụ chất lượng cao.
Nắm bắt xu hướng phát triển của ngành ngân hàng, Diễn đàn ngân hàng Đông Nam Á 2012 tập trung thảo luận,trao đổi vào chủ đề chính “Ngân hàng bán lẻ: Xây dựng lợi thế cạnh tranh giúp gắn kết và duy trì khách hàng. Các chuyên gia đã trao đổi tập trung vào các vấn đề liên quan đến xây dựng lợi thế cạnh tranh và chiến lược phát triển bền vững cho ngành ngân hàng thông qua việc tạo dựng niềm tin cho khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng giá trị sản phẩm dịch vụ và đảm bảo chất lượng dịch vụ ngân hàng.
Trong khuôn khổ ASEAN Banker Forum 2012, Ban tổ chức sẽ trao Giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu lần đầu tiên được khởi xướng và tổ chức nhằm tìm kiếm và tôn vinh vai trò ngân hàng và những nhà cung cấp giải pháp công nghệ cho ngành ngân hàng trong sự phát triển của nền kinh tế tài chính nói riêng và của cộng đồng nói chung./.
Hoàng Hải (Vietnam+)