Sau 10 năm thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, đã có hàng trăm ngàn hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo không có nhà ở, không có hoặc thiếu đất sản xuất được hưởng lợi. Đời sống của các hộ dân tộc thiểu số nghèo bước đầu đã được ổn định.
Ngày 25/1, tại diễn đàn chính sách quản lý và sử dụng đất đai vùng đồng bào dân tộc thiểu số do Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc Chính phủ và Liên hợp quốc tại Việt Nam phối hợp tổ chức ở Hà Nội, ông Danh Út, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho biết thêm trong giai đoạn 2002-2011, Chính phủ đã tích cực triển khai, ban hành các quyết định, cơ chế đầu tư, cân đối nguồn lực để tập trung giải quyết vấn đề đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ đời sống, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số có đời sống khó khăn.
Đến tháng 6/2012, hầu hết các địa phương đã hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015. Đã có 42 tỉnh, thành phố gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để thẩm định, 34 tỉnh đã thẩm định xong, trình Hội đồng nhân dân tỉnh, trước khi trình Chính phủ xem xét.
Hiện các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã được cấp hơn 1,7 triệu giấy chứng nhận đất ở (94.000 ha), trên 2,3 triệu giấy chứng nhận đất nông nghiệp (1,6 triệu ha) và hơn 1 triệu giấy chứng nhận đất lâm nghiệp (4,2 triệu ha).
Công tác quy hoạch dân cư, sản xuất được quan tâm, gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Mô hình làng thanh niên lập nghiệp bước đầu đạt kết quả, nhất là các mục tiêu, chỉ tiêu về đời sống, sản xuất, hình thành một số mô hình hiệu quả về quy hoạch dân cư, sản xuất.
Các hộ dân tộc thiểu số được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất với diện tích khá cao, được hướng dẫn sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm, tiếp cận khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ thực vật, thú y... Năng suất cây trồng, vật nuôi và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp đã được cải thiện khá rõ.
Công tác giáo dục, y tế, chăm sóc, sức khỏe, các sinh hoạt văn hóa, hoạt động cộng đồng, bảo đảm trật tự an ninh... được quan tâm.
Cũng theo đánh giá của Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách, đầu tư nhiều nguồn lực, thời gian nhưng đến nay vẫn còn trên 300.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu và không có đất ở, đất sản xuất, gần bằng số hộ cần đầu tư của giai đoạn khởi đầu chính sách (2002-2008).
Đề xuất một số kiến nghị về chính sách quản lý và sử dụng đất đai vùng dân tộc thiểu số, các đại biểu tham dự diễn đàn thống nhất cho rằng Chính phủ tiếp tục thực hiện các chính sách này trong giai đoạn 2013- 2015, nghiên cứu sửa đổi, thống nhất một số định mức hỗ trợ, suất đầu tư, bố trí đủ vốn từ ngân sách Trung ương, chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn... để hoàn thành kế hoạch đã phê duyệt về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo.
Trong giai đoạn 2013-2020, Chính phủ tiếp tục có chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, văn hóa, tiếp cận với kiến thức khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách sản xuất hiệu quả có việc làm và thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tại địa phương; phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo đảm không gian sinh tồn của cộng đồng các dân tộc thiểu số, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống đoàn kết các dân tộc.
Các cơ quan hữu quan tiến hành rà soát, đánh giá toàn bộ các chính sách đang đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, trong đó có chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất; nghiên cứu xây dựng một chính sách tổng thể, đồng bộ giải quyết mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.
Các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Luật đất đai và các chính sách pháp luật liên quan, thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án trên địa bàn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Các cơ quan chức năng vùng đồng bào dân tộc thiểu số tích cực nghiên cứu các giải pháp phù hợp để giải quyết khó khăn về đất ở, đất sản xuất cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn..../.
Ngày 25/1, tại diễn đàn chính sách quản lý và sử dụng đất đai vùng đồng bào dân tộc thiểu số do Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc Chính phủ và Liên hợp quốc tại Việt Nam phối hợp tổ chức ở Hà Nội, ông Danh Út, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho biết thêm trong giai đoạn 2002-2011, Chính phủ đã tích cực triển khai, ban hành các quyết định, cơ chế đầu tư, cân đối nguồn lực để tập trung giải quyết vấn đề đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ đời sống, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số có đời sống khó khăn.
Đến tháng 6/2012, hầu hết các địa phương đã hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015. Đã có 42 tỉnh, thành phố gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để thẩm định, 34 tỉnh đã thẩm định xong, trình Hội đồng nhân dân tỉnh, trước khi trình Chính phủ xem xét.
Hiện các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã được cấp hơn 1,7 triệu giấy chứng nhận đất ở (94.000 ha), trên 2,3 triệu giấy chứng nhận đất nông nghiệp (1,6 triệu ha) và hơn 1 triệu giấy chứng nhận đất lâm nghiệp (4,2 triệu ha).
Công tác quy hoạch dân cư, sản xuất được quan tâm, gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Mô hình làng thanh niên lập nghiệp bước đầu đạt kết quả, nhất là các mục tiêu, chỉ tiêu về đời sống, sản xuất, hình thành một số mô hình hiệu quả về quy hoạch dân cư, sản xuất.
Các hộ dân tộc thiểu số được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất với diện tích khá cao, được hướng dẫn sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm, tiếp cận khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ thực vật, thú y... Năng suất cây trồng, vật nuôi và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp đã được cải thiện khá rõ.
Công tác giáo dục, y tế, chăm sóc, sức khỏe, các sinh hoạt văn hóa, hoạt động cộng đồng, bảo đảm trật tự an ninh... được quan tâm.
Cũng theo đánh giá của Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách, đầu tư nhiều nguồn lực, thời gian nhưng đến nay vẫn còn trên 300.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu và không có đất ở, đất sản xuất, gần bằng số hộ cần đầu tư của giai đoạn khởi đầu chính sách (2002-2008).
Đề xuất một số kiến nghị về chính sách quản lý và sử dụng đất đai vùng dân tộc thiểu số, các đại biểu tham dự diễn đàn thống nhất cho rằng Chính phủ tiếp tục thực hiện các chính sách này trong giai đoạn 2013- 2015, nghiên cứu sửa đổi, thống nhất một số định mức hỗ trợ, suất đầu tư, bố trí đủ vốn từ ngân sách Trung ương, chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn... để hoàn thành kế hoạch đã phê duyệt về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo.
Trong giai đoạn 2013-2020, Chính phủ tiếp tục có chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, văn hóa, tiếp cận với kiến thức khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách sản xuất hiệu quả có việc làm và thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tại địa phương; phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo đảm không gian sinh tồn của cộng đồng các dân tộc thiểu số, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống đoàn kết các dân tộc.
Các cơ quan hữu quan tiến hành rà soát, đánh giá toàn bộ các chính sách đang đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, trong đó có chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất; nghiên cứu xây dựng một chính sách tổng thể, đồng bộ giải quyết mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.
Các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Luật đất đai và các chính sách pháp luật liên quan, thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án trên địa bàn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Các cơ quan chức năng vùng đồng bào dân tộc thiểu số tích cực nghiên cứu các giải pháp phù hợp để giải quyết khó khăn về đất ở, đất sản xuất cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn..../.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN)