Tiến sĩ Dương Đức Thủy, chuyên gia điền kinh của Tổng cục Thể dục Thể thao cho biết đến thời điểm này, các tuyển thủ điền kinh quốc gia đã đi được già nửa chặng đường chuẩn bị cho Đại hội thể thao châu Á (ASIAD) lần thứ 16 tại Quảng Châu-Trung Quốc vào tháng 11 tới.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Dương Đức Thủy cũng nhấn mạnh việc điền kinh Việt Nam không hề "ém quân" để giữ bí mật trước ASIAD.
Những năm qua, ở hệ thống giải thưởng lớn Grand Prix, giải Các ngôi sao châu Á, thậm chí là giải điền kinh vô địch châu Á, điền kinh Việt Nam đã có huy chương. "Tuy nhiên, tại đấu trường ASIAD, chúng ta chưa có huy chương nào. Đây vừa là niềm mơ ước, vừa là mục tiêu phấn đấu của tôi cũng như những người đang làm chuyên ngành về điền kinh," ông Thủy nói.
- Tại giải điền kinh Các ngôi sao châu Á ở Ấn Độ cuối tháng 7 vừa qua, hai vận động viên điền kinh thuộc loại top của Thể thao Việt Nam là Vũ Thị Hương (nội dung 100 mét); Trương Thanh Hằng (nội dung 800 mét và 1.500 mét) không tham dự. Có phải điền kinh Việt Nam đang "ém quân" để giữ bí mật, chuẩn bị cho ASIAD không, thưa ông?
Ông Dương Đức Thủy: Hoàn toàn không phải như vậy. Trong nhiều năm qua, khi tham dự những giải đấu lớn như vô địch Châu Á, vô địch Đông Nam Á, Grand Prix, Asian Indoor Games..., chúng ta đều tung vào cuộc những vận động viên có phong độ tốt nhất vào thời điểm đó.
Việc lựa chọn vận động viên tham dự giải điền kinh Các ngôi sao Châu Á phụ thuộc vào tiểu ban kỹ thuật của Hiệp hội điền kinh Châu Á. Sau khi nhận được bản danh sách đăng ký vận động viên, Hiệp hội điền kinh Châu Á đã trả lời: Việt Nam được chọn 2 vận động viên là Nguyễn Thị Bắc ở nội dung 400 mét rào và Nguyễn Văn Hùng ở nội dung nhảy 3 bước.
Do vậy, hai vận động viên Vũ Thị Hương và Trương Thanh Hằng không nằm trong danh sách được lựa chọn.
- Qua theo dõi giải điền kinh Các ngôi sao Châu Á, ông có phát hiện được gương mặt vận động viên nào sẽ là trở ngại chính cho Vũ Thị Hương và Trương Thanh Hằng ở ASIAD 16?
Ông Dương Đức Thủy: Grand Prix, Các ngôi sao Châu Á là những giải đỉnh cao, ban tổ chức sẽ chi tiền để mời đích danh vận động viên tham gia thi đấu. Nếu không thể tham dự giải vì nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì vận động viên có quyền đệ đơn từ chối.
Như vậy, có thể xảy ra khả năng một số quốc gia có nền điền kinh mạnh của khu vực và châu lục đã từ chối tham gia những giải đấu kể trên để tập trung đầu tư cho vận động viên tập luyện hoặc tham dự những giải đấu khác phù hợp hơn với kế hoạch huấn luyện của họ.
Qua theo dõi giải Các ngôi sao châu Á, tôi thấy nổi lên một số gương mặt đang có được phong độ tốt là Guzel Khubbieva của Uzbekistan hay như Wada Maki của Nhật Bản. Họ tuy lớn tuổi nhưng lại có được kinh nghiệm thi đấu lâu năm.
Vũ Thị Hương của chúng ta cũng đã cọ xát với Guzel Khubbieva không dưới 5 lần trong một số giải đấu gần đây, đặc biệt là ở Asian Indoor Games III tại Việt Nam vào năm 2009. Giải đấu này Hương chạy rất tốt, nhưng ở giải Grand Prix sau đó, Hương thi đấu không thành công lắm vì em không duy trì được sức bền phong độ.
Tuy Guzel Khubbieva vẫn có thể duy trì được phong độ của mình trong thời gian khá dài nhưng không đáng lo bằng việc hiện giờ đang nổi lên một vận động viên trẻ của Nhật Bản đã từng có cơ hội cọ xát với Vũ Thị Hương ở giải vô địch điền kinh châu Á năm 2009 tại Quảng Châu (Trung Quốc).
Trong bảng xếp hạng của Hiệp hội điền kinh Châu Á cho đến ngày 25/7/2010, vận động viên của Nhật Bản là Chisato Fukushima đang duy trì được thành tích ấn tượng với 11 giây 21 ở cự ly 100 mét lập tại Hiroshima vào ngày 29/4. Sau đó, chưa đầy một tuần, vào ngày 3/5, cũng vẫn là Chisato Fukushima lại tiếp tục xác lập thêm thành tích ở cự ly 200 mét với thời gian 22 giây 89 ở đường chạy Fukuroi.
Nói như vậy không phải là điền kinh Việt Nam không có hy vọng gì, bởi lẽ trong thi đấu thể thao, ngoài yếu tố may mắn thì thành tích còn phụ thuộc chủ yếu vào điểm rơi phong độ của vận động viên.
Đối với Trương Thanh Hằng ở cự ly chạy trung bình 800 mét; 1.500 mét, hiện tại trên thế giới và châu lục đã xuất hiện những vận động viên đang có phong độ rất cao ở hai nội dung này.
Trương Thanh Hằng, với thành tích tốt nhất lập được ở SEA Games 25 tại Lào cự ly 1.500 mét là 4 phút 18 giây, nếu so sánh với vận động viên đứng thứ nhất ở giải điền kinh Các ngôi sao Châu Á là Paulose Sinimole của Ấn Độ (4 phút 19 giây) thì thành tích của Hằng vẫn hơn, cho dù chỉ là hơn một tích tắc.
Ở nội dung 800 mét, phía trước Hằng có một vận động viên của Ấn Độ là Tintu Luka (2 phút 01 giây 24). Bên cạnh đó, Paulose Sinimol của Indonesia (2 phút 04 giây 58) và Jinnouchi Ayako đến từ Nhật Bản (2 phút 05 giây 51) cũng đều rất mạnh ở nội dung này.
Vì vậy, Trương Thanh Hằng đang phải thực hiện một giáo án luyện tập cực kỳ ráo riết để có được phong độ thi đấu tốt nhất trước khi đến Quảng Châu.
- Ông có thể cho biết, hướng tới ASIAD thì Vũ Thị Hương và Trương Thanh Hằng được chuẩn bị như thế nào?
Ông Dương Đức Thủy: Các em đang tập luyện tích cực. Gia đình và cơ quan thường xuyên sát cánh bên họ. Cả Hằng và Hương đang trải qua những bài tập chuyên môn cần thiết trên nền tảng thể lực ổn định.
Theo tôi, vận động viên cần duy trì niềm khát khao chiến thắng để vươn tới những thành công mới trong tương lai. Bên cạnh đó, có được những bài tập chuyên môn tốt, hợp lý, dưới sự hướng dẫn của những huấn luyện viên giỏi và chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ giúp các tuyển thủ tạo thêm sự hưng phấn, giúp các em trau dồi kỹ năng trên đường đua. Điều quan trọng là mỗi vận động viên phải tự thân vận động, không ngừng nỗ lực vươn lên để vượt qua chính mình.
Nhân đây, tôi muốn nhấn mạnh rằng, ngoài Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng là những gương mặt nổi bật của điền kinh Việt Nam thì Vũ Văn Huyện với thành tích huy chương đồng nội dung 10 môn phối hợp tại Asian Indoor Games III năm 2009 cũng đang là một ẩn số bí mật.
Những tuyển thủ điền kinh quốc gia được lựa chọn đi ASIAD không chỉ là những vận động viên đỉnh cao như Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng, Vũ Văn Huyện mà còn là sự góp sức của một số gương mặt mới. Sau ASIAD 16 ở Quảng Châu (Trung Quốc) sẽ là SEA Games năm 2011, tiếp theo đó là Olympic London 2012, tôi tin những gương mặt trẻ ấy sẽ tiếp bước thành công của đàn anh, đàn chị trong tương lai.
Xin cảm ơn ông./.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Dương Đức Thủy cũng nhấn mạnh việc điền kinh Việt Nam không hề "ém quân" để giữ bí mật trước ASIAD.
Những năm qua, ở hệ thống giải thưởng lớn Grand Prix, giải Các ngôi sao châu Á, thậm chí là giải điền kinh vô địch châu Á, điền kinh Việt Nam đã có huy chương. "Tuy nhiên, tại đấu trường ASIAD, chúng ta chưa có huy chương nào. Đây vừa là niềm mơ ước, vừa là mục tiêu phấn đấu của tôi cũng như những người đang làm chuyên ngành về điền kinh," ông Thủy nói.
- Tại giải điền kinh Các ngôi sao châu Á ở Ấn Độ cuối tháng 7 vừa qua, hai vận động viên điền kinh thuộc loại top của Thể thao Việt Nam là Vũ Thị Hương (nội dung 100 mét); Trương Thanh Hằng (nội dung 800 mét và 1.500 mét) không tham dự. Có phải điền kinh Việt Nam đang "ém quân" để giữ bí mật, chuẩn bị cho ASIAD không, thưa ông?
Ông Dương Đức Thủy: Hoàn toàn không phải như vậy. Trong nhiều năm qua, khi tham dự những giải đấu lớn như vô địch Châu Á, vô địch Đông Nam Á, Grand Prix, Asian Indoor Games..., chúng ta đều tung vào cuộc những vận động viên có phong độ tốt nhất vào thời điểm đó.
Việc lựa chọn vận động viên tham dự giải điền kinh Các ngôi sao Châu Á phụ thuộc vào tiểu ban kỹ thuật của Hiệp hội điền kinh Châu Á. Sau khi nhận được bản danh sách đăng ký vận động viên, Hiệp hội điền kinh Châu Á đã trả lời: Việt Nam được chọn 2 vận động viên là Nguyễn Thị Bắc ở nội dung 400 mét rào và Nguyễn Văn Hùng ở nội dung nhảy 3 bước.
Do vậy, hai vận động viên Vũ Thị Hương và Trương Thanh Hằng không nằm trong danh sách được lựa chọn.
- Qua theo dõi giải điền kinh Các ngôi sao Châu Á, ông có phát hiện được gương mặt vận động viên nào sẽ là trở ngại chính cho Vũ Thị Hương và Trương Thanh Hằng ở ASIAD 16?
Ông Dương Đức Thủy: Grand Prix, Các ngôi sao Châu Á là những giải đỉnh cao, ban tổ chức sẽ chi tiền để mời đích danh vận động viên tham gia thi đấu. Nếu không thể tham dự giải vì nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì vận động viên có quyền đệ đơn từ chối.
Như vậy, có thể xảy ra khả năng một số quốc gia có nền điền kinh mạnh của khu vực và châu lục đã từ chối tham gia những giải đấu kể trên để tập trung đầu tư cho vận động viên tập luyện hoặc tham dự những giải đấu khác phù hợp hơn với kế hoạch huấn luyện của họ.
Qua theo dõi giải Các ngôi sao châu Á, tôi thấy nổi lên một số gương mặt đang có được phong độ tốt là Guzel Khubbieva của Uzbekistan hay như Wada Maki của Nhật Bản. Họ tuy lớn tuổi nhưng lại có được kinh nghiệm thi đấu lâu năm.
Vũ Thị Hương của chúng ta cũng đã cọ xát với Guzel Khubbieva không dưới 5 lần trong một số giải đấu gần đây, đặc biệt là ở Asian Indoor Games III tại Việt Nam vào năm 2009. Giải đấu này Hương chạy rất tốt, nhưng ở giải Grand Prix sau đó, Hương thi đấu không thành công lắm vì em không duy trì được sức bền phong độ.
Tuy Guzel Khubbieva vẫn có thể duy trì được phong độ của mình trong thời gian khá dài nhưng không đáng lo bằng việc hiện giờ đang nổi lên một vận động viên trẻ của Nhật Bản đã từng có cơ hội cọ xát với Vũ Thị Hương ở giải vô địch điền kinh châu Á năm 2009 tại Quảng Châu (Trung Quốc).
Trong bảng xếp hạng của Hiệp hội điền kinh Châu Á cho đến ngày 25/7/2010, vận động viên của Nhật Bản là Chisato Fukushima đang duy trì được thành tích ấn tượng với 11 giây 21 ở cự ly 100 mét lập tại Hiroshima vào ngày 29/4. Sau đó, chưa đầy một tuần, vào ngày 3/5, cũng vẫn là Chisato Fukushima lại tiếp tục xác lập thêm thành tích ở cự ly 200 mét với thời gian 22 giây 89 ở đường chạy Fukuroi.
Nói như vậy không phải là điền kinh Việt Nam không có hy vọng gì, bởi lẽ trong thi đấu thể thao, ngoài yếu tố may mắn thì thành tích còn phụ thuộc chủ yếu vào điểm rơi phong độ của vận động viên.
Đối với Trương Thanh Hằng ở cự ly chạy trung bình 800 mét; 1.500 mét, hiện tại trên thế giới và châu lục đã xuất hiện những vận động viên đang có phong độ rất cao ở hai nội dung này.
Trương Thanh Hằng, với thành tích tốt nhất lập được ở SEA Games 25 tại Lào cự ly 1.500 mét là 4 phút 18 giây, nếu so sánh với vận động viên đứng thứ nhất ở giải điền kinh Các ngôi sao Châu Á là Paulose Sinimole của Ấn Độ (4 phút 19 giây) thì thành tích của Hằng vẫn hơn, cho dù chỉ là hơn một tích tắc.
Ở nội dung 800 mét, phía trước Hằng có một vận động viên của Ấn Độ là Tintu Luka (2 phút 01 giây 24). Bên cạnh đó, Paulose Sinimol của Indonesia (2 phút 04 giây 58) và Jinnouchi Ayako đến từ Nhật Bản (2 phút 05 giây 51) cũng đều rất mạnh ở nội dung này.
Vì vậy, Trương Thanh Hằng đang phải thực hiện một giáo án luyện tập cực kỳ ráo riết để có được phong độ thi đấu tốt nhất trước khi đến Quảng Châu.
- Ông có thể cho biết, hướng tới ASIAD thì Vũ Thị Hương và Trương Thanh Hằng được chuẩn bị như thế nào?
Ông Dương Đức Thủy: Các em đang tập luyện tích cực. Gia đình và cơ quan thường xuyên sát cánh bên họ. Cả Hằng và Hương đang trải qua những bài tập chuyên môn cần thiết trên nền tảng thể lực ổn định.
Theo tôi, vận động viên cần duy trì niềm khát khao chiến thắng để vươn tới những thành công mới trong tương lai. Bên cạnh đó, có được những bài tập chuyên môn tốt, hợp lý, dưới sự hướng dẫn của những huấn luyện viên giỏi và chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ giúp các tuyển thủ tạo thêm sự hưng phấn, giúp các em trau dồi kỹ năng trên đường đua. Điều quan trọng là mỗi vận động viên phải tự thân vận động, không ngừng nỗ lực vươn lên để vượt qua chính mình.
Nhân đây, tôi muốn nhấn mạnh rằng, ngoài Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng là những gương mặt nổi bật của điền kinh Việt Nam thì Vũ Văn Huyện với thành tích huy chương đồng nội dung 10 môn phối hợp tại Asian Indoor Games III năm 2009 cũng đang là một ẩn số bí mật.
Những tuyển thủ điền kinh quốc gia được lựa chọn đi ASIAD không chỉ là những vận động viên đỉnh cao như Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng, Vũ Văn Huyện mà còn là sự góp sức của một số gương mặt mới. Sau ASIAD 16 ở Quảng Châu (Trung Quốc) sẽ là SEA Games năm 2011, tiếp theo đó là Olympic London 2012, tôi tin những gương mặt trẻ ấy sẽ tiếp bước thành công của đàn anh, đàn chị trong tương lai.
Xin cảm ơn ông./.
Vũ Minh (Vietnam+)