Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, ngày 15/12/2010, Tổ chức Xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Moody’s Investors Service (Moody’s) đã công bố hạ xếp hạng một số ngân hàng của Việt Nam trong đó có BIDV.
Công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm BIDV tại thời điểm này về cơ bản vẫn đạt trần xếp hạng quốc gia với triển vọng chung là ổn định, xếp hạng năng lực tài chính độc lập vẫn giữ nguyên ở mức E+, cụ thể: Xếp hạng tiền gửi nội tệ B1; xếp hạng tiền gửi ngoại tệ B2; xếp hạng nhà phát hành B1; triển vọng trong thời gian tới là ổn định.
Moody’s đánh giá cao BIDV với thế mạnh là ngân hàng thương mại Nhà nước có quy mô tổng tài sản lớn thứ 2, chiếm 10,2% thị phần tính theo tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đồng thời, Moody’s tin rằng khả năng hỗ trợ của Chính phủ với BIDV là rất cao.
Một đại diện của BIDV khẳng định việc công bố kết quả xếp hạng của Moody’s không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của BIDV nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung.
BIDV là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên thuê Moody’s đánh giá xếp hạng trong hơn 5 năm qua. Ngoài Moody’s, BIDV cũng đã thuê Standard & Poor's xếp hạng BIDV từ năm 2010.
Cùng với BIDV, Moody's cũng hạ xếp hạng tín nhiệm tiền gửi ngoại tệ từ mức B1 xuống B2 đối với 5 ngân hàng khác của Việt Nam, bao gồm: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế (VIB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương (Techcombank).
Không bình luận về kết quả xếp hạng, đại diện một trong 6 ngân hàng giải thích rằng việc hạ định mức tín nhiệm các ngân hàng chủ yếu xuất phát từ việc hạ định mức tín nhiệm trái phiếu Chính phủ Việt Nam từ mức Ba3 xuống B1; liên quan đến rủi ro gia tăng về cán cân thanh toán, lạm phát tăng tốc và gánh nặng nợ nần tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin)./.
Công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm BIDV tại thời điểm này về cơ bản vẫn đạt trần xếp hạng quốc gia với triển vọng chung là ổn định, xếp hạng năng lực tài chính độc lập vẫn giữ nguyên ở mức E+, cụ thể: Xếp hạng tiền gửi nội tệ B1; xếp hạng tiền gửi ngoại tệ B2; xếp hạng nhà phát hành B1; triển vọng trong thời gian tới là ổn định.
Moody’s đánh giá cao BIDV với thế mạnh là ngân hàng thương mại Nhà nước có quy mô tổng tài sản lớn thứ 2, chiếm 10,2% thị phần tính theo tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đồng thời, Moody’s tin rằng khả năng hỗ trợ của Chính phủ với BIDV là rất cao.
Một đại diện của BIDV khẳng định việc công bố kết quả xếp hạng của Moody’s không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của BIDV nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung.
BIDV là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên thuê Moody’s đánh giá xếp hạng trong hơn 5 năm qua. Ngoài Moody’s, BIDV cũng đã thuê Standard & Poor's xếp hạng BIDV từ năm 2010.
Cùng với BIDV, Moody's cũng hạ xếp hạng tín nhiệm tiền gửi ngoại tệ từ mức B1 xuống B2 đối với 5 ngân hàng khác của Việt Nam, bao gồm: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế (VIB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương (Techcombank).
Không bình luận về kết quả xếp hạng, đại diện một trong 6 ngân hàng giải thích rằng việc hạ định mức tín nhiệm các ngân hàng chủ yếu xuất phát từ việc hạ định mức tín nhiệm trái phiếu Chính phủ Việt Nam từ mức Ba3 xuống B1; liên quan đến rủi ro gia tăng về cán cân thanh toán, lạm phát tăng tốc và gánh nặng nợ nần tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin)./.
Minh Thúy (Vietnam+)