Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa có quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án Trần Lệ Thủy, nguyên là cán bộ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Đông Đô, Hà Nội, cùng các đồng phạm bị truy tố về các tội “tham ô tài sản”, “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Hồ sơ vụ án được tòa trả cho Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội để điều tra bổ sung thêm 8 nội dung quan trọng.
Vụ án xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến tháng 4/2008, khi đó Trần Lệ Thủy được giao nhiệm vụ là thủ quỹ của Quỹ tiết kiệm số 1 Ngân hàng BIDV Thái Bình (từ 2003 đến tháng 7/2007), và giao dịch viên phòng dịch vụ khách hàng Ngân hàng BIDV Đông Đô (từ tháng 8/2004 đến tháng 4/2008).
Lợi dụng nhiệm vụ được giao, Thủy đã cấu kết với người thân trong gia đình, bạn bè và một số cán bộ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (viết tắt là VCB) chi nhánh Thành Công (Hà Nội) để sửa chữa, xác nhận khống số dư trên giấy chứng nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của Ngân hàng VCB Thái Bình và Ngân hàng VCB chi nhánh Thành Công.
Sau đó, đem thế chấp tại Quỹ tiết kiệm số 1 Ngân hàng BIDV Thái Bình (để chiếm đoạt hơn 29 tỷ đồng) và Ngân hàng BIDV chi nhánh Đông Đô (để chiếm đoạt 174 tỷ đồng).
Tổng cộng, Thủy và đồng bọn đã chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng của 2 ngân hàng này. Toàn bộ số tiền chiếm đoạt được, Thủy đem đầu tư vào chứng khoán, bất động sản và chi tiêu cá nhân.
Với trách nhiệm là người được giao trực tiếp quản lý tài sản cầm cố là các giấy tờ có giá tại Quỹ tiết kiệm số 1, Thủy đã cùng với Trần Chí Dân và Trần Thị Huyền bàn bạc, sửa chữa, tráo đổi, làm giả Giấy chứng nhận tiền gửi và Giấy tờ giải chấp để tham ô, chiếm đoạt của Ngân hàng BIDV Thái Bình hơn 29 tỷ đồng.
Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã thu hồi trao trả cho Ngân hàng BIDV Thái Bình được 4 tỷ đồng. Thủy, Huyền và Dân phải chịu trách nhiệm hình sự về toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt trên.
Ngoài ra, Thủy còn rủ rê, lôi kéo, chỉ đạo và trực tiếp cùng Trần Chí Dân, Nguyễn Thị Thu - Phó trưởng phòng giao dịch I Ngân hàng VCB Thành Công, Hà Nội, Thái Thị Yên, Ngô Thị Thanh Huyền thực hiện các hành vi vi phạm như sửa chữa, làm giả giấy chứng nhận tiền gửi, xác nhận khống 8 giấy xác minh kiêm phong tỏa giấy tờ có giá... để gửi làm thủ tục vay tổng cộng 260 tỷ đồng tại Ngân hàng BIDV Đông Đô.
Thủy và đồng phạm mới thanh toán trả tiền gốc vay được 85,9 tỷ đồng, còn lại 174 tỷ đồng hiện vẫn chiếm đoạt.
Trong số 8 nội dung yêu cầu điều tra bổ sung, tòa đã đề nghị xử lý về hình sự đối với giám đốc, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp của BIDV Đông Đô trong thời gian đương chức để xảy ra hậu quả này.
Theo tòa: “Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, số tiền bị chiếm đoạt tại BIDV Đông Đô là quá lớn. Với vai trò là người đứng đầu cơ quan, với chức năng và nhiệm vụ đã được giao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đề nghị xử lý về hình sự đối với giám đốc, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp của BIDV Đông Đô trong thời gian đương chức để xảy ra hậu quả này theo Điều 285-BLHS.”
Tòa cũng yêu cầu các cơ quan tố tụng xử lý đối với Phó giám đốc VCB Thành Công phụ trách Phòng Giao dịch 1 và giám đốc theo quy định của pháp luật, xử lý các đối tưọng liên quan khi điều tra xác định có hành vi gian dối trong việc thế chấp tài sản.
Liên quan tới 51 quyển sổ tiết kiệm được VCB Thành Công phong tỏa để cho BIDV Đông Đô nhận tài sản thế chấp rồi cho vay, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đề nghị thu giữ 28 quyển hiện chưa được thu giữ trong số 51 quyển này, đồng thời gửi đi giám định để xác định xem những sổ này có bị sửa số dư hay không, là sổ thật hay sổ giả./.
Hồ sơ vụ án được tòa trả cho Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội để điều tra bổ sung thêm 8 nội dung quan trọng.
Vụ án xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến tháng 4/2008, khi đó Trần Lệ Thủy được giao nhiệm vụ là thủ quỹ của Quỹ tiết kiệm số 1 Ngân hàng BIDV Thái Bình (từ 2003 đến tháng 7/2007), và giao dịch viên phòng dịch vụ khách hàng Ngân hàng BIDV Đông Đô (từ tháng 8/2004 đến tháng 4/2008).
Lợi dụng nhiệm vụ được giao, Thủy đã cấu kết với người thân trong gia đình, bạn bè và một số cán bộ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (viết tắt là VCB) chi nhánh Thành Công (Hà Nội) để sửa chữa, xác nhận khống số dư trên giấy chứng nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của Ngân hàng VCB Thái Bình và Ngân hàng VCB chi nhánh Thành Công.
Sau đó, đem thế chấp tại Quỹ tiết kiệm số 1 Ngân hàng BIDV Thái Bình (để chiếm đoạt hơn 29 tỷ đồng) và Ngân hàng BIDV chi nhánh Đông Đô (để chiếm đoạt 174 tỷ đồng).
Tổng cộng, Thủy và đồng bọn đã chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng của 2 ngân hàng này. Toàn bộ số tiền chiếm đoạt được, Thủy đem đầu tư vào chứng khoán, bất động sản và chi tiêu cá nhân.
Với trách nhiệm là người được giao trực tiếp quản lý tài sản cầm cố là các giấy tờ có giá tại Quỹ tiết kiệm số 1, Thủy đã cùng với Trần Chí Dân và Trần Thị Huyền bàn bạc, sửa chữa, tráo đổi, làm giả Giấy chứng nhận tiền gửi và Giấy tờ giải chấp để tham ô, chiếm đoạt của Ngân hàng BIDV Thái Bình hơn 29 tỷ đồng.
Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã thu hồi trao trả cho Ngân hàng BIDV Thái Bình được 4 tỷ đồng. Thủy, Huyền và Dân phải chịu trách nhiệm hình sự về toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt trên.
Ngoài ra, Thủy còn rủ rê, lôi kéo, chỉ đạo và trực tiếp cùng Trần Chí Dân, Nguyễn Thị Thu - Phó trưởng phòng giao dịch I Ngân hàng VCB Thành Công, Hà Nội, Thái Thị Yên, Ngô Thị Thanh Huyền thực hiện các hành vi vi phạm như sửa chữa, làm giả giấy chứng nhận tiền gửi, xác nhận khống 8 giấy xác minh kiêm phong tỏa giấy tờ có giá... để gửi làm thủ tục vay tổng cộng 260 tỷ đồng tại Ngân hàng BIDV Đông Đô.
Thủy và đồng phạm mới thanh toán trả tiền gốc vay được 85,9 tỷ đồng, còn lại 174 tỷ đồng hiện vẫn chiếm đoạt.
Trong số 8 nội dung yêu cầu điều tra bổ sung, tòa đã đề nghị xử lý về hình sự đối với giám đốc, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp của BIDV Đông Đô trong thời gian đương chức để xảy ra hậu quả này.
Theo tòa: “Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, số tiền bị chiếm đoạt tại BIDV Đông Đô là quá lớn. Với vai trò là người đứng đầu cơ quan, với chức năng và nhiệm vụ đã được giao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đề nghị xử lý về hình sự đối với giám đốc, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp của BIDV Đông Đô trong thời gian đương chức để xảy ra hậu quả này theo Điều 285-BLHS.”
Tòa cũng yêu cầu các cơ quan tố tụng xử lý đối với Phó giám đốc VCB Thành Công phụ trách Phòng Giao dịch 1 và giám đốc theo quy định của pháp luật, xử lý các đối tưọng liên quan khi điều tra xác định có hành vi gian dối trong việc thế chấp tài sản.
Liên quan tới 51 quyển sổ tiết kiệm được VCB Thành Công phong tỏa để cho BIDV Đông Đô nhận tài sản thế chấp rồi cho vay, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đề nghị thu giữ 28 quyển hiện chưa được thu giữ trong số 51 quyển này, đồng thời gửi đi giám định để xác định xem những sổ này có bị sửa số dư hay không, là sổ thật hay sổ giả./.
Kim Anh (Vietnam+)