Tham luận về định hướng phát triển cho du lịch biển Quảng Ninh tại Diễn đàn du lịch Liên khu vực Đông Á 2010 đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu nước ngoài.
Trong khuôn khổ Diễn đàn du lịch Liên khu vực Đông Á (EATOF), ngày 14/9, tại Khu du lịch quốc tế Tuần Châu (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), Ban tổ chức EATOF đã tổ chức hội thảo chuyên đề du lịch với sự tham gia của sáu nước thành viên EATOF là Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Philippines, Mông Cổ và Việt Nam.
Tại hội thảo, đại diện cho du lịch Việt Nam, phó giáo sư, tiến sỹ Trần Thị Minh Hòa - Chủ nhiệm Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tham luận về định hướng phát triển cho du lịch biển Quảng Ninh.
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, một địa danh giàu tiềm năng du lịch, nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh.
Quảng Ninh cũng là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản thế giới về giá trị thẩm mỹ và địa chất địa mạo. Nhiều danh thắng cảnh quan, di tích lịch sử như Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, đền Cửa Ông... rất thuận lợi cho phát triển du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh....
Nếu như năm 2000, lượng khách du lịch đến Quảng Ninh mới chỉ đạt trên 500.000 lượt khách, bằng 25,4% so với lượng khách của cả nước thì đến năm 2009, Quảng Ninh đã đón trên 2,7 triệu lượt khách, bằng 71,9% lượng khách du lịch so với cả nước.
Tốc độ tăng trung bình của khách du lịch đến Quảng Ninh là 14,4%/năm. Tốc độ tăng trưởng trung bình của doanh thu du lịch là 37%/năm. Số lượng phòng năm 2008 của Quảng Ninh đạt trên 12.000 phòng, công suất sử dụng đạt trên 48%.
Các đại biểu cũng đóng góp ý kiến để phát triển du lịch Quảng Ninh trong thời gian tới như cần quy hoạch phát triển du lịch chuyên biệt thành khu cao cấp và đại chúng; Dự án đầu tư năng lượng sạch; Thị trường khách; Phát triển các sản phẩm du lịch; Đầu tư phát triển nguồn nhân lực...
Cũng tại hội thảo, tiến sỹ Milagros C. Espina, Trường Đại học San Jose-Recoletos/Speechcom International, Cebu, Philippine đã tham luận về trách nhiệm quản lý môi trường, đó là Chiến thắng rác thải (WOW), một chương trình quản lý quản lý chất thải và các nguồn tài nguyên.
Theo tiến sỹ, ngành du lịch với một môi trường sạch đẹp nhờ có sự quản lý và xử lý rác hợp lý sẽ thu hút tốt và nhiều hơn lượng khách du lịch đến với địa phương.
Thành công của chiến thắng rác thải sẽ khuyến khích các hành động tương tự trong EATOF, giảm thiểu sự đe dọa của biến đổi khí hậu.
Cũng theo tiến sỹ Milagros C. Espina thì các thành viên trong EATOF cần trao đổi thông tin giữa các nền văn hóa về những sáng kiến như chiến thắng rác thải..
EATOF phải đưa ra một lập trường hoặc chính sách mạnh mẽ và toàn diện về bảo vệ môi trường đối phó lại vấn đề thay đổi khí hậu. Và đối với các nạn nhân của thảm họa gây ra bởi sự nóng lên toàn cầu, EATOF phải phát triển một chương trình nhận thức để hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên và các liên kết.
Tại hội thảo, các đại biểu còn nghe và thảo luận về các tham luận như: Phát triển du lịch nông thôn tại tỉnh Yogyakarta (Indonesia); Giáo dục du lịch ở Mông Cổ trong mối tương quan với sự thay đổi nhân khẩu học; Nâng cao vị thế sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững - trường hợp nghiên cứu: Công viên quốc gia Bái Tử Long; Tính khả thi về sự phối hợp giữa giáo dục và du lịch; Du lịch dưới lòng đại dương - một sự thay đổi mới trong phát triển du lịch mạo hiểm ở Sarawak (Malaysia).../.
Trong khuôn khổ Diễn đàn du lịch Liên khu vực Đông Á (EATOF), ngày 14/9, tại Khu du lịch quốc tế Tuần Châu (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), Ban tổ chức EATOF đã tổ chức hội thảo chuyên đề du lịch với sự tham gia của sáu nước thành viên EATOF là Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Philippines, Mông Cổ và Việt Nam.
Tại hội thảo, đại diện cho du lịch Việt Nam, phó giáo sư, tiến sỹ Trần Thị Minh Hòa - Chủ nhiệm Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tham luận về định hướng phát triển cho du lịch biển Quảng Ninh.
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, một địa danh giàu tiềm năng du lịch, nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh.
Quảng Ninh cũng là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản thế giới về giá trị thẩm mỹ và địa chất địa mạo. Nhiều danh thắng cảnh quan, di tích lịch sử như Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, đền Cửa Ông... rất thuận lợi cho phát triển du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh....
Nếu như năm 2000, lượng khách du lịch đến Quảng Ninh mới chỉ đạt trên 500.000 lượt khách, bằng 25,4% so với lượng khách của cả nước thì đến năm 2009, Quảng Ninh đã đón trên 2,7 triệu lượt khách, bằng 71,9% lượng khách du lịch so với cả nước.
Tốc độ tăng trung bình của khách du lịch đến Quảng Ninh là 14,4%/năm. Tốc độ tăng trưởng trung bình của doanh thu du lịch là 37%/năm. Số lượng phòng năm 2008 của Quảng Ninh đạt trên 12.000 phòng, công suất sử dụng đạt trên 48%.
Các đại biểu cũng đóng góp ý kiến để phát triển du lịch Quảng Ninh trong thời gian tới như cần quy hoạch phát triển du lịch chuyên biệt thành khu cao cấp và đại chúng; Dự án đầu tư năng lượng sạch; Thị trường khách; Phát triển các sản phẩm du lịch; Đầu tư phát triển nguồn nhân lực...
Cũng tại hội thảo, tiến sỹ Milagros C. Espina, Trường Đại học San Jose-Recoletos/Speechcom International, Cebu, Philippine đã tham luận về trách nhiệm quản lý môi trường, đó là Chiến thắng rác thải (WOW), một chương trình quản lý quản lý chất thải và các nguồn tài nguyên.
Theo tiến sỹ, ngành du lịch với một môi trường sạch đẹp nhờ có sự quản lý và xử lý rác hợp lý sẽ thu hút tốt và nhiều hơn lượng khách du lịch đến với địa phương.
Thành công của chiến thắng rác thải sẽ khuyến khích các hành động tương tự trong EATOF, giảm thiểu sự đe dọa của biến đổi khí hậu.
Cũng theo tiến sỹ Milagros C. Espina thì các thành viên trong EATOF cần trao đổi thông tin giữa các nền văn hóa về những sáng kiến như chiến thắng rác thải..
EATOF phải đưa ra một lập trường hoặc chính sách mạnh mẽ và toàn diện về bảo vệ môi trường đối phó lại vấn đề thay đổi khí hậu. Và đối với các nạn nhân của thảm họa gây ra bởi sự nóng lên toàn cầu, EATOF phải phát triển một chương trình nhận thức để hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên và các liên kết.
Tại hội thảo, các đại biểu còn nghe và thảo luận về các tham luận như: Phát triển du lịch nông thôn tại tỉnh Yogyakarta (Indonesia); Giáo dục du lịch ở Mông Cổ trong mối tương quan với sự thay đổi nhân khẩu học; Nâng cao vị thế sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững - trường hợp nghiên cứu: Công viên quốc gia Bái Tử Long; Tính khả thi về sự phối hợp giữa giáo dục và du lịch; Du lịch dưới lòng đại dương - một sự thay đổi mới trong phát triển du lịch mạo hiểm ở Sarawak (Malaysia).../.
Mạnh Tú (TTXVN/Vietnam+)