Tham gia ý kiến về việc ngừng cấp phép vận tải cho các tàu mang quốc tịch nước ngoài vận chuyển hàng hóa bằng container tuyến nội địa, Hiệp hội gỗ lâm sản Việt Nam (Vietfores) kiến nghị Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chưa nên đề xuất tàu biển Việt Nam thay thế tàu biển nước ngoài vận chuyển hàng hóa nội địa vào thời điểm này.
Theo Vietfores, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam đang thực hiện phương thức bán các sản phẩm gỗ xuất khẩu theo giá FOB, nghĩa là các sản phẩm gỗ sau khi được đối tác nước ngoài mua đã kiểm tra, nghiệm thu, hàng sẽ được chuyển lên tàu biển tại cảng biển Việt Nam chạy theo tuyến Hải Phòng-Đà Nẵng-Quy Nhơn-Thành phố Hồ Chí Minh. Lịch trình từ các cảng biển Việt Nam đi đến các nước nhập khẩu sẽ do đối tác nước ngoài chịu trách nhiệm.
Phương thức bán hàng này đã được thực hiện nhiều năm và các bên bán mua hàng là những đối tác truyền thống, tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu bán hàng cho các đối tác nước ngoài.
Báo cáo của Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định cho thấy hiện nay các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu Bình Định đang sử dụng toàn bộ đội tàu nước ngoài gồm 9 chiếc chạy tuyến Hải Phòng-Đà Nẵng-Quy Nhơn-Thành phố Hồ Chí Minh theo lịch trình luân phiên hai tuần/tháng. Đội tàu này sẽ vận chuyển hàng hóa đến các cảng trung chuyển trước khi được xếp hàng lên tàu mẹ đưa sang thị trường xuất khẩu chính là EU, Hoa Kỳ...
Nếu dừng cấp phép cho các tàu mang quốc tịch nước ngoài vận chuyển container trên tuyến nội địa Việt Nam, chắc chắn đội tàu biển Việt Nam không có đủ năng lực đáp ứng và thay thế hoàn toàn đội tàu này.
Các doanh nghiệp lo ngại tình trạng hàng hóa bị ách tắc, ứ đọng tại cảng Quy Nhơn và nhiều cảng khác sẽ xảy ra thường xuyên, làm gia tăng chi phí.
Ngoài ra, theo Vietfores, trong khi đội tàu biển nước ngoài hoạt động có hệ thống quản lý điều hành tốt, tối ưu hóa thông tin về khách hàng, hàng hóa, đội tàu biển Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và nhất là không có mối quan hệ chặt chẽ với tàu mẹ vận chuyển sản phẩm xuất khẩu, cũng như nguyên liệu nhập khẩu trên các tuyến vận tải đường biển quốc tế.
Do vậy, giá cước của đội tàu biển Việt Nam cao hơn 50% so với giá cước của đội tàu biển nước ngoài. Đồng thời, chất lượng dịch vụ vận chuyển container và các dịch hỗ trợ của đội tàu biển Việt Nam còn thấp, khó đáp ứng kịp thời tiến độ giao nhận hàng hóa./.
Theo Vietfores, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam đang thực hiện phương thức bán các sản phẩm gỗ xuất khẩu theo giá FOB, nghĩa là các sản phẩm gỗ sau khi được đối tác nước ngoài mua đã kiểm tra, nghiệm thu, hàng sẽ được chuyển lên tàu biển tại cảng biển Việt Nam chạy theo tuyến Hải Phòng-Đà Nẵng-Quy Nhơn-Thành phố Hồ Chí Minh. Lịch trình từ các cảng biển Việt Nam đi đến các nước nhập khẩu sẽ do đối tác nước ngoài chịu trách nhiệm.
Phương thức bán hàng này đã được thực hiện nhiều năm và các bên bán mua hàng là những đối tác truyền thống, tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu bán hàng cho các đối tác nước ngoài.
Báo cáo của Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định cho thấy hiện nay các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu Bình Định đang sử dụng toàn bộ đội tàu nước ngoài gồm 9 chiếc chạy tuyến Hải Phòng-Đà Nẵng-Quy Nhơn-Thành phố Hồ Chí Minh theo lịch trình luân phiên hai tuần/tháng. Đội tàu này sẽ vận chuyển hàng hóa đến các cảng trung chuyển trước khi được xếp hàng lên tàu mẹ đưa sang thị trường xuất khẩu chính là EU, Hoa Kỳ...
Nếu dừng cấp phép cho các tàu mang quốc tịch nước ngoài vận chuyển container trên tuyến nội địa Việt Nam, chắc chắn đội tàu biển Việt Nam không có đủ năng lực đáp ứng và thay thế hoàn toàn đội tàu này.
Các doanh nghiệp lo ngại tình trạng hàng hóa bị ách tắc, ứ đọng tại cảng Quy Nhơn và nhiều cảng khác sẽ xảy ra thường xuyên, làm gia tăng chi phí.
Ngoài ra, theo Vietfores, trong khi đội tàu biển nước ngoài hoạt động có hệ thống quản lý điều hành tốt, tối ưu hóa thông tin về khách hàng, hàng hóa, đội tàu biển Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và nhất là không có mối quan hệ chặt chẽ với tàu mẹ vận chuyển sản phẩm xuất khẩu, cũng như nguyên liệu nhập khẩu trên các tuyến vận tải đường biển quốc tế.
Do vậy, giá cước của đội tàu biển Việt Nam cao hơn 50% so với giá cước của đội tàu biển nước ngoài. Đồng thời, chất lượng dịch vụ vận chuyển container và các dịch hỗ trợ của đội tàu biển Việt Nam còn thấp, khó đáp ứng kịp thời tiến độ giao nhận hàng hóa./.
Liên Phương (TTXVN)