Đồng yen tăng giá mạnh đang dội gáo nước lạnh vào các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Nhật Bản như các hãng điện tử, xe ô tô. Nhiều doanh nghiệp đã dự kiến tỷ giá đến tháng 3 năm 2013 là 1USD=80 yen và 1 Euro = 105 yen.
Tuy nhiên, đồng yen đã tăng giá nhiều hơn, đặc biệt là tỷ giá với đồng Euro đã tăng hơn 10 yen so với dự tính.
Nếu tình trạng này tiếp tục, các doanh nghiệp xuất khẩu Nhật Bản không tránh khỏi tổn thất lớn về lợi nhuận.
Một lãnh đạo của tập đoàn Sony bi quan nói rằng “khó có thể giảm nguy cơ tỷ giá với đồng Euro”. Do các doanh nghiệp Nhật Bản ở châu Á đã xây dựng kế hoạch nhập khẩu linh kiện dựa trên đồng USD, nên biến động tỷ giá của đồng yen đối với đồng USD không ảnh hưởng đến thành tích của các doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, ở khu vực đồng Euro hầu như không có doanh nghiệp sản xuất linh kiện, nên không có cách nào tránh được rủi ro tỷ giá. Nếu tình trạng tỷ giá yen/Euro hiện nay tiếp diễn, lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ mất 60 tỷ yen/năm.
Đối mặt với đồng yen tăng giá mạnh, có các doanh nghiệp Nhật Bản đã bắt đầu xem xét lại tỷ giá dự kiến.
Công ty Nihon Densan đã điều chỉnh tỷ giá dự kiến sau tháng 7 ở mức 1 USD = 78 yen và 1 Euro = 95 yen (mức dự kiến hiện nay là 80 và 105 yen).
Đồng yen tăng giá như hiện nay cũng nằm ngoài dự đoán của các hãng xe ô tô Nhật Bản. Họ đã dự kiến sẽ khôi phục được thành tích doanh nghiệp, trong đó Toyota dự kiến sẽ có mức lãi 1.000 tỷ yen lần đầu tiên trong vòng 5 năm qua.
Tuy nhiên, nếu đồng yen tiếp tục tăng giá sau khi tiền trợ cấp cho các dòng xe thân thiện với môi trường bị cắt vào tháng 8 tới, thì ngoài việc tiêu thụ trong nước giảm, kim ngạch xuất khẩu cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu trong nửa cuối năm tài chính 2012 (từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau).
Có khả năng các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ phải xem xét điều chỉnh lại dự báo kết quả kinh doanh trong quý từ tháng 4-6/2012.
Mặt khác, các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu được coi là có lợi khi đồng yen tăng giá. Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp hóa dầu Nhật Bản Kobayashi đã than thở rằng việc nhập khẩu các sản phẩm hóa dầu tăng mạnh theo hướng không ngừng và nếu các sản phẩm nhập khẩu từ châu Á mạnh lên, chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến thị trường trong nước.
Tập đoàn thép Nhật Bản cũng cho rằng nếu tình hình thị trường tiếp tục xấu đi sẽ không lường hết được những bất lợi. Do đó, các công ty Nhật Bản đang tăng cường cảnh giác trước xu hướng đồng yen tăng giá./.
Tuy nhiên, đồng yen đã tăng giá nhiều hơn, đặc biệt là tỷ giá với đồng Euro đã tăng hơn 10 yen so với dự tính.
Nếu tình trạng này tiếp tục, các doanh nghiệp xuất khẩu Nhật Bản không tránh khỏi tổn thất lớn về lợi nhuận.
Một lãnh đạo của tập đoàn Sony bi quan nói rằng “khó có thể giảm nguy cơ tỷ giá với đồng Euro”. Do các doanh nghiệp Nhật Bản ở châu Á đã xây dựng kế hoạch nhập khẩu linh kiện dựa trên đồng USD, nên biến động tỷ giá của đồng yen đối với đồng USD không ảnh hưởng đến thành tích của các doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, ở khu vực đồng Euro hầu như không có doanh nghiệp sản xuất linh kiện, nên không có cách nào tránh được rủi ro tỷ giá. Nếu tình trạng tỷ giá yen/Euro hiện nay tiếp diễn, lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ mất 60 tỷ yen/năm.
Đối mặt với đồng yen tăng giá mạnh, có các doanh nghiệp Nhật Bản đã bắt đầu xem xét lại tỷ giá dự kiến.
Công ty Nihon Densan đã điều chỉnh tỷ giá dự kiến sau tháng 7 ở mức 1 USD = 78 yen và 1 Euro = 95 yen (mức dự kiến hiện nay là 80 và 105 yen).
Đồng yen tăng giá như hiện nay cũng nằm ngoài dự đoán của các hãng xe ô tô Nhật Bản. Họ đã dự kiến sẽ khôi phục được thành tích doanh nghiệp, trong đó Toyota dự kiến sẽ có mức lãi 1.000 tỷ yen lần đầu tiên trong vòng 5 năm qua.
Tuy nhiên, nếu đồng yen tiếp tục tăng giá sau khi tiền trợ cấp cho các dòng xe thân thiện với môi trường bị cắt vào tháng 8 tới, thì ngoài việc tiêu thụ trong nước giảm, kim ngạch xuất khẩu cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu trong nửa cuối năm tài chính 2012 (từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau).
Có khả năng các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ phải xem xét điều chỉnh lại dự báo kết quả kinh doanh trong quý từ tháng 4-6/2012.
Mặt khác, các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu được coi là có lợi khi đồng yen tăng giá. Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp hóa dầu Nhật Bản Kobayashi đã than thở rằng việc nhập khẩu các sản phẩm hóa dầu tăng mạnh theo hướng không ngừng và nếu các sản phẩm nhập khẩu từ châu Á mạnh lên, chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến thị trường trong nước.
Tập đoàn thép Nhật Bản cũng cho rằng nếu tình hình thị trường tiếp tục xấu đi sẽ không lường hết được những bất lợi. Do đó, các công ty Nhật Bản đang tăng cường cảnh giác trước xu hướng đồng yen tăng giá./.
Minh Sơn/Tokyo (Vietnam+)